Trang chủ Lớp 9 SGK Toán 9 - Cùng khám phá Chương 1. Phương trình quy về phương trình bậc nhất một ẩn. Phương trình và hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn Giải mục 4 trang 14, 15, 16 Toán 9 Cùng khám phá tập 1: Cộng từng vế hai phương trình \(\left( {1′} \right)\) và (2) ta được phương trình nào?...

Giải mục 4 trang 14, 15, 16 Toán 9 Cùng khám phá tập 1: Cộng từng vế hai phương trình \(\left( {1′} \right)\) và (2) ta được phương trình nào?...

Lời Giải HĐ6, LT7, VD mục 4 trang 14, 15, 16 SGK Toán 9 tập 1 - Cùng khám phá Bài 2. Phương trình và hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn. Xét hệ phương trình: \(\left\{ \begin{array}{l}2x - y = 1\, \, \, \, \, \, \left( 1 \right)\\x + 3y = 4. \, \, \, \, \, \left( 2 \right)\end{array} \right. \)a) Viết phương trình \(\left( {1'} \right)\) thu được khi nhân hai vế của phương trình (1) với 3... Cộng từng vế hai phương trình \(\left( {1′} \right)\) và (2) ta được phương trình nào?

Câu hỏi:

Hoạt động6

Trả lời câu hỏi Hoạt động 6 trang 14

Xét hệ phương trình:

\(\left\{ \begin{array}{l}2x - y = 1\,\,\,\,\,\,\left( 1 \right)\\x + 3y = 4.\,\,\,\,\,\left( 2 \right)\end{array} \right.\)

a) Viết phương trình \(\left( {1′} \right)\) thu được khi nhân hai vế của phương trình (1) với 3.

b) Cộng từng vế hai phương trình \(\left( {1′} \right)\) và (2) ta được phương trình nào?

c) Giải phương trình thu được trong câu b để tìm giá trị của ẩn \(x\).

d) Thay giá trị của \(x\) tìm được trong câu c vào phương trình (1) hoặc (2) để tìm giá trị của \(y\). Kiểm tra xem cặp \(\left( {x;y} \right)\) vừa tìm được có phải là nghiệm của hệ phương trình đã cho không.

Hướng dẫn giải :

Thực hiện từng bước của yêu cầu bài toán để giải hệ phương trình.

Lời giải chi tiết :

a) Nhân hai vế của phương trình (1) với 3 ta được: \(6x - 3y = 3\,\,\,\,\left( {1′} \right)\).

b) Cộng từng vế hai phương trình \(\left( {1′} \right)\) và (2) ta được phương trình: \(7x = 7\).

c) Giải phương trình thu được trong câu b ta được: \(x = 1\).

d) Thay giá trị \(x = 1\) vào phương trình (2) ta được:

\(1 + 3y = 4\) hay \(y = 1\)

Vì \(\left\{ \begin{array}{l}2.1 - 1 = 1\\1 + 3.1 = 4\end{array} \right.\) nên cặp số \(\left( {1;1} \right)\) là nghiệm của hệ phương trình đã cho.


Câu hỏi:

Luyện tập7

Trả lời câu hỏi Luyện tập 7 trang 16

Giải các hệ phương trình sau:

a) \(\left\{ \begin{array}{l}5x + 4y = 9\\3x + 7y = 10;\end{array} \right.\)

b) \(\left\{ \begin{array}{l}2x - 3y = 11\\ - 4x + 6y = 8;\end{array} \right.\)

c) \(\left\{ \begin{array}{l}3x - 9y = 15\\ - 2x + 6y = - 10.\end{array} \right.\)

Hướng dẫn giải :

Dùng các bước của giải hệ phương trình bằng phương pháp cộng đại số để giải hệ phương trình.

Lời giải chi tiết :

a) Nhân hai vế của phương trình thứ nhất với 3 và hai vế của phương trình thứ hai với 5, ta thu được hệ sau: \(\left\{ \begin{array}{l}15x + 12y = 27\\15x + 35y = 50\end{array} \right.\).

Trừ từng vế hai phương trình của hệ trên ta được:

\(\begin{array}{l}23y = 23\\\,\,\,\,\,y = 1.\end{array}\)

Thay \(y = 1\) vào phương trình \(5x + 4y = 9\), ta có:

\(\begin{array}{l}5x + 4.1 = 9\\\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,5x = 5\\\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,x = 1.\end{array}\)

Vậy hệ đã cho có nghiệm duy nhất là \(\left( {1;1} \right)\).

b) Chia hai vế của phương trình thứ hai cho \( - 2\), ta thu được hệ sau: \(\left\{ \begin{array}{l}2x - 3y = 11\\2x - 3y = 4\end{array} \right.\).

Do \(11 \ne 4\) nên hệ phương trình đã cho vô nghiệm.

c) Chia hai vế của phương trình thứ nhất cho 3 và hai vế của phương trình thứ hai cho \( - 2\), ta thu được hệ sau: \(\left\{ \begin{array}{l}x - 3y = 5\\x - 3y = 5\end{array} \right.\).

Vậy hệ phương trình đã cho có vô số nghiệm.


Câu hỏi:

Vận dụng

Trả lời câu hỏi Vận dụng trang 16

Trả lời câu hỏi nêu trong phần Khởi động.

Hướng dẫn giải :

Giải hệ phương trình lập được để trả lời bài toán.

Lời giải chi tiết :

Ở phần hoạt động 3, ta đã lập được hệ phương trình từ phần khởi động là \(\left\{ \begin{array}{l}x + y = 45\\12x + 4y = 420\end{array} \right.\).

Nhân hai vế của phương trình thứ nhất với 4 ta được hệ phương trình sau: \(\left\{ \begin{array}{l}4x + 4y = 180\\12x + 4y = 420\end{array} \right.\).

Trừ từng vế hai phương trình của hệ trên, ta được:

\(\begin{array}{l}8x = 240\\\,\,x = 30\end{array}\).

Thay \(x = 30\) vào phương trình \(x + y = 45\), ta có:

\(\begin{array}{l}30 + y = 45\\\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,y = 15\end{array}\).

Vậy cô Dung cần thực hiện bài thể dục nhịp điệu 30 phút và bài thể dục giãn cơ 15 phút để đạt được mục tiêu.

Dụng cụ học tập

Để học tốt môn Toán, chúng ta cần có sách giáo khoa, vở bài tập, bút chì, bút mực, thước kẻ, compa, máy tính cầm tay và giấy nháp.

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Sách Giáo Khoa: Cùng khám phá

Đọc sách

Bạn có biết?

Toán học, được ví như "ngôn ngữ của vũ trụ", không chỉ là môn học về số và hình học. Đó là lĩnh vực nghiên cứu trừu tượng về các cấu trúc, không gian và phép biến đổi, góp phần quan trọng vào việc giải mã các hiện tượng tự nhiên và phát triển công nghệ.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự Lớp 9

Lớp 9 - Năm cuối cấp trung học cơ sở, chuẩn bị cho kỳ thi quan trọng. Những áp lực sẽ lớn nhưng hãy tin tưởng vào khả năng của bản thân và nỗ lực hết mình!

- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

Nguồn : Sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK