Trang chủ Lớp 10 SGK Địa lí lớp 10 - Kết nối tri thức Chương 5: Thủy quyển Câu hỏi mục 2e trang 40 Địa lý 10: Đọc thông tin trong mục a, hãy phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chế độ nước sông...

Câu hỏi mục 2e trang 40 Địa lý 10: Đọc thông tin trong mục a, hãy phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chế độ nước sông...

Đọc thông tin trong mục a (Các nhân tố ảnh hưởng đến chế độ nước sông). Vận dụng kiến thức giải Câu hỏi mục 2e trang 40 SGK Địa lí 10 - Bài 11. Thủy quyển - nước trên lục địa.

Đọc thông tin trong mục a, hãy phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chế độ nước sông.

Phương pháp giải :

Đọc thông tin trong mục a (Các nhân tố ảnh hưởng đến chế độ nước sông).

Lời giải chi tiết:

Các nhân tố ảnh hưởng đến chế độ nước sông:

- Nguồn cấp nước (2 nguồn chính: nước ngầm và nước trên mặt):

+ Nước ngầm: điều tiết nước trong năm.

+ Nước trên mặt (nước mưa, băng tuyết tan): biến động theo mùa => ảnh hưởng lớn đến chế độ nước sông.

Ví dụ: Vào các tháng mưa nhiều hay đầu mùa xuân (băng tuyết tan) sông được cung cấp nhiều nước (lưu lượng nước sông vượt qua giá trị lưu lượng trung bình năm) => mùa lũ; ngược lại, các tháng mưa ít => mùa khô.

- Đặc điểm bề mặt lưu vực:

+ Địa hình:

Độ dốc địa hình làm tăng cường độ tập trung lũ.

Sườn đón gió thường có lượng nước cấp trên mặt dồi dào hơn sườn khuất gió.

+ Hồ đầm và thực vật: điều tiết dòng chảy (làm giảm lũ).

+ Sự phân bố và số lượng phụ lưu, chi lưu:

Nếu các phụ lưu tập trung trên 1 đoạn sông ngắn => dễ xảy ra lũ chồng lũ.

Nếu các phụ lưu phân bố đều theo chiều dài dòng chính => lũ kéo dài nhưng không quá cao.

Sông nhiều chi lưu => nước lũ thoát nhanh, chế độ nước sông bớt phức tạp.

Dựa vào thông tin trong mục b, hãy phân biệt các loại hồ theo nguồn gốc hình thành.

Phương pháp giải :

Đọc thông tin trong mục b (Hồ), chú ý nguồn gốc hình thành.

Lời giải chi tiết:

Các loại hồ theo nguồn gốc hình thành (5 loại):

- Hồ núi lửa: nguồn gốc từ hoạt động của núi lửa.

Ví dụ: Hồ núi lửa Qui-lo-toa (Ê-cu-a-đo)

image

- Hồ kiến tạo: hình thành tại các nơi sụt lún, nứt vỡ trên mặt đất do các mảng kiến tạo di chuyển.

Ví dụ: Hồ Bai-can (Liên bang Nga)

image

- Hồ móng ngựa: hình thành tại các khúc sông bị tách ra khỏi sông chính, sau khi chyển dòng.

Ví dụ: Hồ Tây (Hà Nội)

image

- Hồ băng hà: hình thành ở các hố lõm do các khối đá được sông băng cổ mang theo bào mòn mặt đất bên dưới.

Ví dụ: Hệ thống Ngũ Hồ (Biên giới Hoa Kỳ và Ca-na-đa)

image

- Hồ nhân tạo: do con người tạo nên.

Ví dụ: Hồ thủy điện Hòa Bình (Hòa Bình)

image

Đọc thông tin trong mục c, hãy trình bày đặc điểm chủ yếu của nước băng tuyết.

Phương pháp giải :

Đọc thông tin trong mục c (Nước băng tuyết).

Lời giải chi tiết:

Đặc điểm chủ yếu của nước băng tuyết:

- Tồn tại dưới dạng sông băng.

- Phổ biến ở vùng hàn đới, ôn đới và trên các vùng núi cao.

Đọc thông tin trong mục d, hãy trình bày đặc điểm chủ yếu của nước ngầm.

Phương pháp giải :

Đọc thông tin trong mục d(Nước ngầm).

Lời giải chi tiết:

Đặc điểm điểm chủ yếu của nước ngầm:

- Tồn tại ở dưới bề mặt đất, do nước trên mặt (nước mưa, băng tuyết tan, sông, hồ) thấm xuống.

- Mực nước và lượng nước ngầm phụ thuộc vào nguồn cung cấp nước, đặc điểm địa hình, khả năng thấm nước của đất đá, mức độ bốc hơi và lớp phủ thực vật.

- Thành phần và hàm lượng chất khoáng trong nước ngầm thay đổi theo khu vực và tính chất đất đá.

- Vai trò quan trọng với tự nhiên, kinh tế - xã hội.

- Hiện nay, nước ngầm đang bị suy giảm và một số nơi bị ô nhiễm.

Dựa vào thông tin trong mục e, hãy nêu các giải pháp để bảo vệ nguồn nước ngọt.

Phương pháp giải :

Đọc thông tin trong mục e (Các giải pháp để bảo vệ nguồn nước ngọt).

Lời giải chi tiết:

Các giải pháp để bảo vệ nguồn nước ngọt:

- Sử dụng nguồn nước ngọt một cách hiệu quả, tiết kiệm và tránh lãng phí.

- Giữ sạch nguồn nước, tránh ô nhiễm nguồn nước ngọt.

- Phân phối lại nguồn nước ngọt trên thế giới.

Dụng cụ học tập

Chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, bản đồ, quả địa cầu và sách tham khảo về địa lý.

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Sách Giáo Khoa: Kết nối tri thức với cuộc sống

- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).

Đọc sách

Bạn có biết?

Địa lý học nghiên cứu về các vùng đất, địa hình, dân cư và các hiện tượng tự nhiên. Môn học này giúp chúng ta hiểu rõ hơn về môi trường sống của mình và những yếu tố ảnh hưởng đến cuộc sống con người, từ đó bảo vệ và phát triển bền vững.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự Lớp 10

Lớp 10 - Năm đầu tiên ở cấp trung học phổ thông, bước vào một môi trường mới với nhiều bạn bè từ khắp nơi. Hãy tận hưởng thời gian này và bắt đầu định hướng tương lai cho mình!

- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

Nguồn : Sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK