Giải câu hỏi mục 1 trang 45
Dựa vào hình 14.1 và thông tin trong mục 1, hãy:
- Trình bày khái niệm về đất.
- Nêu sự khác nhau giữa lớp vỏ phong hóa và đất.
Đọc thông tin trong mục 1 (Khái niệm về đất và vỏ phong hóa) và quan sát hình 14.1.
- Đất là lớp vật chất mỏng bao phủ bề mặt các lục địa và đảo, được tạo thành do quá trình phong hóa các loại đá.
- Khác nhau giữa lớp vỏ phong hóa và đất:
+ Đất: tạo thành do quá trình phong hóa các loại đá; gồm tầng chứa mùn và tầng tích tụ.
+ Vỏ phong hóa: tạo thành bởi sự phong hóa của đá gốc; bao gồm cả đất (tầng chứa mùn, tầng tích tụ) và tầng đá mẹ.
Giải câu hỏi mục 1 trang 46
Dựa vào thông và hình 14.2 trong mục 2, hãy trình bày các nhân tố hình thành đất.
Đọc thông tin trong mục 2 (Các nhân tố hình thành đất) và quan sát các hình 14.2.
Các nhân tố hình thành đất (5 nhân tố):
- Đá mẹ: Đặc tính của đá mẹ (màu sắc, cấu tạo, thành phần khoáng) tác động đến tính chất lí, hóa của đất.
- Khí hậu: Vai trò quan trọng trong quá trình hình thành đất.
+ Tác động đến sự phát triển của các nhân tố khác như đá mẹ, địa hình, sinh vật.
+ Nhiệt độ và lượng mưa tác động mạnh đến quá trình phong hóa đá và hình thành đất.
- Địa hình: Tác động chủ yếu đến sự phân bố nhiệt độ, độ ẩm và tích tụ vật liệu => Ảnh hưởng đến sự màu mỡ và độ dày tầng đất.
- Sinh vật: Tham gia quá trình phá hủy đá => Ảnh hưởng đến quá trình hình thành và chất dinh dưỡng trong đất.
- Thời gian: tuổi của đất.
Giải bài luyện tập 1 trang 46
Vẽ sơ đồ thể hiện các nhân tố hình thành đất.
Nhớ lại 5 nhân tố hình thành đất để vẽ sơ đồ, bao gồm: Đá mẹ, khí hậu, địa hình, sinh vật và thời gian.
Giải bài luyện tập 2 trang 46
Tại sao trên Trái Đất có nhiều loại đất khác nhau?
Dựa vào kiến thức đã học về các nhân tố hình thành đất để giải thích.
Trên Trái Đất có nhiều loại đất khác nhau vì: Tùy vào điều kiện hình thành => tác động của các nhân tố hình thành đất (đá mẹ, khí hậu, địa hình, sinh vật và thời gian) mạnh/yếu không giống nhau.
Giải bài vận dụng trang 46
Tìm hiểu về một số biện pháp để tăng độ phì, chống ô nhiễm, thoái hóa đất.
Tìm kiếm thông tin trên Internet hoặc sách báo.
Một số biện pháp để tăng độ phì, chống ô nhiễm, thoái hóa đất:
- Tăng mật độ cây xanh, trồng và bảo vệ rừng nhằm tăng nguồn nước ngầm, chống xói mòn đất.
- Tưới tiêu hợp lí.
- Luân canh cây trồng.
- Bổ sung các chất hữu cơ cho đất (bón phân xanh, phân chuồng, phân ủ, rơm rạ,…).
- Làm ruộng bậc thang trên đất dốc,…
Chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, bản đồ, quả địa cầu và sách tham khảo về địa lý.
- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).
Địa lý học nghiên cứu về các vùng đất, địa hình, dân cư và các hiện tượng tự nhiên. Môn học này giúp chúng ta hiểu rõ hơn về môi trường sống của mình và những yếu tố ảnh hưởng đến cuộc sống con người, từ đó bảo vệ và phát triển bền vững.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 10 - Năm đầu tiên ở cấp trung học phổ thông, bước vào một môi trường mới với nhiều bạn bè từ khắp nơi. Hãy tận hưởng thời gian này và bắt đầu định hướng tương lai cho mình!
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK