Trang chủ Lớp 10 SGK Địa lí lớp 10 - Kết nối tri thức Chương 6: Sinh quyển Bài 15. Sinh quyển Địa lý 10 Kết nối tri thức: Dựa vào thông tin trong mục 1, hãy cho biết sinh quyển là gì. Nêu phạm vi...

Bài 15. Sinh quyển Địa lý 10 Kết nối tri thức: Dựa vào thông tin trong mục 1, hãy cho biết sinh quyển là gì. Nêu phạm vi...

Lời giải bài tập, câu hỏi mục 1, ? mục 2, ? mục 3, Luyện tập, Vận dụng, Lý thuyết bài 15. Sinh quyển SGK Địa lí 10 Kết nối tri thức. Sinh quyển là gì. Nêu phạm vi, giới hạn của sinh quyển. 2. Trình bày các đặc điểm của sinh quyển. Lấy ví dụ về mối quan hệ của sinh quyển với thủy quyển, khí quyển, đất. 3...

Câu hỏi:

? mục 1

Giải câu hỏi mục 1 trang 47

Dựa vào thông tin trong mục 1, hãy cho biết sinh quyển là gì. Nêu phạm vi, giới hạn của sinh quyển.

Hướng dẫn giải :

Đọc thông tin trong mục 1 SGK.

Lời giải chi tiết :

- Sinh quyển là một trong những bộ phận cấu tạo nên lớp vỏ Trái Đất, nơi có sự sống tồn tại.

- Phạm vi, giới hạn: gồm phần thấp của khí quyển (tầng đối lưu), toàn bộ thủy quyển và phần trên của thạch quyển.


Câu hỏi:

? mục 2

Gợi ý giải câu hỏi mục 2 trang 47

Dựa vào thông trong mục 2, hãy:

- Trình bày các đặc điểm của sinh quyển.

- Lấy ví dụ về mối quan hệ của sinh quyển với thủy quyển, khí quyển, đất.

Hướng dẫn giải :

Đọc thông tin trong mục 2 (Đặc điểm của sinh quyển).

Lời giải chi tiết :

- Các đặc điểm của sinh quyển:

+ Khối lượng của sinh quyển nhỏ hơn rất nhiều so với khối lượng vật chất của các quyển khác trong vỏ Trái Đất.

+ Sinh quyển có khả năng tích lũy năng lượng.

+ Sinh quyển có mối qun hệ mật thiết và tác động qua lại với các quyển thành phần trên Trái Đất.

- Ví dụ mối quan hệ:

+ Sinh quyển với thủy quyển: Tham gia vào vòng tuần hoàn nước (Cây cối thoát hơi cung cấp hơi nước cho khí quyển).

+ Sinh quyển với khí quyển: Cây xanh cung cấp khí oxy cho khí quyển, giúp điều hòa không khí.

+ Sinh quyển với đất: Lá cây rụng xuống đất bị phân hủy, cung cấp chất hữu cơ cho đất.


Câu hỏi:

? mục 3

Giải câu hỏi mục 3 trang 48

Dựa vào thông tin và hình 15 trong mục 3, hãy phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển, phân bố của sinh vật.

image

Hướng dẫn giải :

Đọc thông tin trong mục 3 (Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển, phân bố của sinh vật) và quan sát hình 15 (Chú ý sự thay đổi của thảm thực vật theo độ cao và theo vĩ tuyến).

Lời giải chi tiết :

- Khí hậu: ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển và phân bố sinh vật chủ yếu thông qua nhiệt độ, ánh sáng,…

+ Nhiệt độ: Loài cây ưa nhiệt phân bố ở vùng nhiệt đới, loài chịu lạnh phân bố ở vùng vĩ độ cao và các vùng núi cao lạnh giá.

+ Ánh sáng: Tác động đến quá trình quang hợp của cây xanh (Cây ưa sáng phát triển ở nơi có đầy đủ ánh sáng, cây ưa bóng sống trong bóng râm, dưới tán lá cây khác).

- Nước: Nguyên liệu cho cây quang hợp, phương tiện vận chuyển và trao đổi khoáng, chất hữu cơ, vận chuyển máu và chất dinh dưỡng ở động vật.

- Đất: Các đặc tính lí, hoá và độ phì của đất ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố của thực vật.

- Địa hình: Độ cao và hướng sườn ảnh hưởng tới phân bố thực vật ở vùng núi.

+ Khi lên cao nhiệt độ và độ ẩm thay đổi nên thành phần thực vật cũng thay đổi, tạo thành các vành đai khác nhau.

+ Sườn đón gió, đón nắng và sườn khuất gió, khuất nắng cũng có sự khác biệt về nhiệt, ẩm, lượng mưa nên độ cao của các vành đai thực vật cũng khác nhau ở hai sườn.

- Sinh vật:

+ Thức ăn là nhân tố sinh học quyết định đối với sự phát triển và phân bố của động vật.

+ Động vật có quan hệ với thực vật về nơi cư trú và nguồn thức ăn. Do đó, thực vật có ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố động vật.

- Con người: Ảnh hưởng tích cực và tiêu cực đến sự phân bố sinh vật thông qua các hoạt động kinh tế.


Câu hỏi:

Luyện tập

Giải bài luyện tập trang 48

Dựa vào hình 15, hãy nêu sự thay đổi thảm thực vật theo vĩ độ (từ vùng nhiệt đới lên cực) và theo độ cao (ở vùng nhiệt đới).

image

Hướng dẫn giải :

Quan sát hình 15 (Chú ý sự thay đổi của thảm thực vật theo độ cao và theo vĩ độ).

Lời giải chi tiết :

Sự thay đổi thảm thực vật:

- Theo vĩ độ (từ vùng nhiệt đới lên cực):

+ Vùng nhiệt đới: Rừng nhiệt đới => Xavan => Hoang mạc và bán hoang mạc.

+ Vùng ôn đới: Thảo nguyên ôn đới => Rừng lá rộng ôn đới => Rừng hỗn hợp => Rừng lá kim => Đài nguyên.

+ Vùng cực: Hoang mạc (Băng tuyết bao phủ).

- Theo độ cao (ở vùng nhiệt đới – từ chân núi lên đỉnh núi): Rừng nhiệt đới => Rừng lá rộng ôn đới => Rừng lá kim => Đài nguyên => Băng tuyết.


Câu hỏi:

Vận dụng

Giải bài vận dụng trang 48

Tìm hiểu và cho biết tại sao cây chè được trồng nhiều ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, còn cây cà phê được trồng nhiều ở vùng Tây Nguyên nước ta.

Hướng dẫn giải :

- Dựa vào kiến thức đã học về các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố của sinh vật (Khí hậu, nước, đất, địa hình, sinh vật và con người).

- Chú ý tìm hiểu các nhân tố đó trong từng vùng cụ thể.

Lời giải chi tiết :

- Cây chè được trồng nhiều ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ do:

+ Chè là cây có nguồn gốc cận nhiệt, trong khi đó TDMNBB có khí hậu mang đặc điểm nhiệt đới ẩm gió mùa, có 1 mùa đông lạnh.

+ Diện tích đất feralit lớn.

+ Địa hình nhiều đồi thấp, thuận lợi để thành lập các vùng chuyên canh.

+ Người dân có nhiều kinh nghiệm trồng chè (do chè là cây công nghiệp truyền thống của vùng).

+ Nguồn nước dồi dào với các hệ thống sông lớn: sông Hồng, sông Đà,…

- Cây cà phê được trồng nhiều ở vùng Tây Nguyên do:

+ Khí hậu cận xích đạo với 2 mùa rõ rệt (mùa khô thuận lợi cho phơi sấy, bảo quản cà phê).

+ Địa hình với các cao nguyên cao trên 1000m, khí hậu rất mát mẻ.

+ Đất badan với tầng phong hóa sâu, giàu dinh dưỡng, phân bố tập trung trên mặt bằng rộng => thuận lợi để thành lập các nông trường và vùng chuyên canh cà phê với quy mô lớn.


Dụng cụ học tập

Chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, bản đồ, quả địa cầu và sách tham khảo về địa lý.

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Sách Giáo Khoa: Kết nối tri thức với cuộc sống

- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).

Đọc sách

Bạn có biết?

Địa lý học nghiên cứu về các vùng đất, địa hình, dân cư và các hiện tượng tự nhiên. Môn học này giúp chúng ta hiểu rõ hơn về môi trường sống của mình và những yếu tố ảnh hưởng đến cuộc sống con người, từ đó bảo vệ và phát triển bền vững.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự Lớp 10

Lớp 10 - Năm đầu tiên ở cấp trung học phổ thông, bước vào một môi trường mới với nhiều bạn bè từ khắp nơi. Hãy tận hưởng thời gian này và bắt đầu định hướng tương lai cho mình!

- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

Nguồn : Sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK