Đáp án câu hỏi mục 1 trang 49
Dựa vào hình 16.1, hãy:
- Kể tên các nhóm đất chính trên Trái Đất.
- Xác định phạm vi phân bố của đất đài nguyên, đất pốt dôn, đất đen thảo nguyên ôn đới, đất đỏ vàng nhiệt đới, đất xám hoang mạc và bán hoang mạc.
Hình 16.1. Bản đồ các nhóm đất chính trên Trái Đất
Quan sát hình 16.1, đọc chú giải để biết được các nhóm đất chính trên Trái Đất và màu sắc thể hiện chúng trên bản đồ để xác định phạm vi.
- Các nhóm đất chính trên Trái Đất:
+ Đất đài nguyên;
+ Đất pốt dôn;
+ Đất nâu, xám rừng lá rộng ôn đới;
+ Đất đen thảo nguyên ôn đới;
+ Đất đỏ nâu rừng và cây bụi lá cứng;
+ Đất đỏ vàng cận nhiệt ẩm;
+ Đất xám hoang mạc và bán hoang mạc;
+ Đất đỏ, nâu đỏ xa van;
+ Đất đỏ vàng nhiệt đới;
+ Đất phù sa.
- HS dựa vào bản đồ hình 16.1, kí hiệu các nhóm đất và xác định phạm vi phân bố của đất đài nguyên, đất pốt dôn, đất đen thảo nguyên ôn đới, đất đỏ vàng nhiệt đới, đất xám hoang mạc và bán hoang mạc.
Trả lời câu hỏi mục 2 trang 49
Dựa vào hình 16.2, hãy:
- Kể tên các thảm thực vật chính từ cực về Xích đạo.
- Xác định phạm vi phân bố của các thảm thực vật lá kim, thảo nguyên ôn đới, rừng nhiệt đới.
Quan sát hình 16.2, đọc chú giải để biết được các thảm thực vật chính từ cực về Xích đạo và màu sắc thể hiện chúng trên bản đồ để xác định phạm vi phân bố.
- Các thảm thực vật chính từ cực về Xích đạo:
+ Hoang mạc cực;
+ Đài nguyên;
+ Rừng lá kim;
+ Rừng lá rộng, hỗn hợp;
+ Rừng cận nhiệt ẩm;
+ Rừng và cây bụi lá cứng;
+ Thảo nguyên ôn đới;
+ Hoang mạc, bán hoang mạc;
+ Xa van và rừng thưa;
+ Rừng nhiệt đới;
+ Thực vật núi cao.
- HS dựa vào bảng chú giải bản đồ và xác định trên bản đồ hình 16.2 phạm vi phân bố của các thảm thực vật lá kim, thảo nguyên ôn đới, rừng nhiệt đới.
Đáp án câu hỏi mục 3 trang 50
Quan sát hình 16.3 và dựa vào kiến thức đã học, hãy cho biết ở sườn tây dãy Cáp-ca (từ chân núi lên đỉnh núi) có những vành đai thực vật và đất nào.
Quan sát hình 16.3 SGK.
Sườn tây dãy Cáp-ca (từ chân núi lên đỉnh núi):
- Vành đai thực vật:
+ Rừng lá cứng;
+ Rừng hỗn hợp;
+ Rừng lá kim;
+ Đồng cỏ núi;
+ Địa y và cây bụi.
- Đất:
+ Đất đỏ nâu;
+ Đất nâu;
+ Đất pốt dôn;
+ Đất đồng cỏ;
+ Đất sơ đẳng xen lẫn đá.
Chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, bản đồ, quả địa cầu và sách tham khảo về địa lý.
- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).
Địa lý học nghiên cứu về các vùng đất, địa hình, dân cư và các hiện tượng tự nhiên. Môn học này giúp chúng ta hiểu rõ hơn về môi trường sống của mình và những yếu tố ảnh hưởng đến cuộc sống con người, từ đó bảo vệ và phát triển bền vững.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 10 - Năm đầu tiên ở cấp trung học phổ thông, bước vào một môi trường mới với nhiều bạn bè từ khắp nơi. Hãy tận hưởng thời gian này và bắt đầu định hướng tương lai cho mình!
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK