Câu 1
Điều tra, phát hiện những thứ có thể gây cháy trong nhà em theo gợi ý sau:
Em quan sát và ghi lại những vật dụng có thể gây cháy trong gia đình của em.
Các thứ dễ gây cháy |
Nguy cơ gây cháy |
Đề xuất của em |
Lọ cồn |
Để gần bếp, bật lửa |
Không để gần bếp, bật lửa, sử dụng xong cần đóng chặt nắp |
Sạc điện thoại |
Sử dụng điện thoại khi đang sạc |
Không sử dụng điện thoại khi đang cắm điện. |
Nến |
Thắp trong thời gian dài |
Không để gần những vật dễ bắt lửa, tắt khi không sử dụng đến. |
Đồ dùng điện |
Cắm nhiều thiết bị trong một ổ điện |
Không cắm nhiều thiết bị trong một ổ điện. |
Câu 2
Em và các bạn đang chơi ở nhà, bỗng trong bếp phát cháy, em sẽ làm gì?
- Hãy trao đổi và đưa ra cách xử lí.
- Thực hành
Em cùng các bạn thảo luận để hoàn thành bài tập.
Cách xử lý khi em và các bạn đang chơi trong nhà, bỗng trong bếp phát cháy:
- Thoát hiểm bằng cầu thang bộ, không sử dụng cầu thang máy.
- Chạy ra bên công kêu cứu để mọi người giúp đỡ, gọi 114.
- Dùng khăn ẩm để bịt miệng và mũi.
Câu 3
Sau khi thực hành, em hãy:
- Nhận xét cách xử lý của các bạn.
- Đề xuất cách xử lý khác để đảm bảo an toàn.
Em tự liên hệ bản thân và nói lên suy nghĩ của mình.
Một số cách xử lý khi có cháy để đảm bảo an toàn:
- Bình tĩnh khi gặp đám cháy và báo cho người lớn biết.
- Di chuyển ra khỏi đám cháy bằng cách bò sát mặt đất, bịt khăn hoặc vải thấm nước lên miệng, mũi.
- Trong trường hợp quần áo bị bén lửa thì dừng lại, nằm xuống và lăn người qua lại hoặc lăn tròn để làm tắt ngọn lửa.
- Sử dụng bình chữa cháy để làm giảm sự lan ra của vị trí cháy.
Chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, giấy màu và bản đồ Việt Nam để học tốt môn này.
- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).
Tự nhiên và Xã hội là môn học về thiên nhiên, con người và cộng đồng gần gũi xung quanh. Do đó, phương pháp thực hiện chương trình môn học là: khai thác những kiến thức, kinh nghiệm của học sinh về cuộc sống xung quanh; phát huy trí tò mò khoa học, hướng đến sự phát triển các mối quan hệ tích cực của học sinh với môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh; hướng dẫn học sinh cách đặt câu hỏi, cách thu thập thông tin và tìm kiếm các bằng chứng, cách sử dụng các thông tin, bằng chứng thu thập được để đưa ra những nhận xét, kết luận mang tính khách quan, khoa học.
Nguồn : gesd.edu.vnLớp 3 - Những áp lực học tập bắt đầu hình thành, nhưng tuổi này vẫn là tuổi ăn, tuổi chơi. Hãy cân bằng giữa việc học và giải trí để có những kỷ niệm đẹp trong tuổi thơ.
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK