Trang chủ Ngữ văn Lớp 6 “….Bao giờ cho tới mùa thu trái hồng trái bưởi đánh đu giữa rằm bao giờ cho tới tháng năm...
Câu hỏi :

“….Bao giờ cho tới mùa thu
trái hồng trái bưởi đánh đu giữa rằm
bao giờ cho tới tháng năm
mẹ ra trải chiếu ta nằm đếm sao

Ngân hà chảy ngược trên cao
quạt mo vỗ khúc nghêu ngao thằng bờm
bờ ao đom đóm chập chờn
trong leo lẻo những vui buồn xa xôi

Mẹ ru cái lẽ ở đời
sữa nuôi phần xác hát nuôi phần hồn
bà ru mẹ… mẹ ru con
liệu mai sau các con còn nhớ chăng”
              ( Trích “ Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa”- Nguyễn Duy )
Câu 1: Xác định thể thơ và PTBĐ chính. Chỉ ra đặc điểm của thể thơ mà em vừa xác định được thể hiện ở khổ 1 đoạn trích.
Câu 2: Chỉ ra và nêu tác dụng của các từ láy có trong đoạn trích trên.
Câu 3: Chỉ ra và nêu tác dụng của BPTT được tác giả sử dụng trong 4 câu thơ đầu của đoạn trích. Câu 4: Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc của em khi đọc đoạn thơ trên.

Lời giải 1 :

`1)` 

`@` Thể thơ: Lục bát.

`@` PTBĐ chính: Biểu cảm.

`@` Đặc điểm của thể thơ Lục bát được thể hiện ở khổ `1:`

`+` Mở đầu là một câu thơ lục, kết thúc là một câu thơ bát.

`+` Một câu thơ lục (6 chữ) rồi lại đến một câu bát (8 chữ)

`+` Tiếng cuối của câu lục gieo vần với tiếng thứ `6` của câu bát, tiếng cuối của câu lục lại gieo vần với tiếng cuối của câu lục: thu `-` đu, rằm `-` năm, năm `-` nằm.

`2)` Từ láy: nghêu ngao, chập chờn, leo lẻo, xa xôi.

`=>` Tác dụng: Góp phần mô tả, khắc họa được sâu sắc, rõ nét hình ảnh thiên nhiên gắn bó mật thiết với quê hương, trong đó có `1` phần cuộc sống của mẹ.

`3)` BPTT Điệp ngữ: ''Bao giờ cho tới..''

`->` Tác dụng:

`+` Tăng tính biểu cảm, yếu tố nghệ thuật cho thi phẩm; dễ dàng tác động đến trái tim người đọc, để lại cho họ những cảm xúc ấn tượng tích cực.

`+` Nhấn mạnh, khắc họa được rõ nét, cụ thể hơn những hình ảnh thiên nhiên bình dị; ngụ ý sâu sắc trong đó là bài học/bức thông điệp sáng giá.

`+` Tạo nhịp điệu, âm hưởng da diết; diễn đạt được mạch cảm xúc thiêng liêng, trầm bổng.

`4)` 

  Đoạn thơ được trích trong thi phẩm ''Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa'' đã để lại trong lòng người đọc biết bao cung bậc cảm xúc, họ cảm nhận được những giá trị nghệ thuật tinh túy mà tác giả đã đúc thép bên trong từng con chữ, càng thêm thấu hiểu/nhận thức sâu sắc về bài học mà Người muốn truyền tải. Hình ảnh ''trái hồng trái bưởi'' với phép nhân cách hóa được mô tả có hành động ''đánh đu giữa rằm'' rất sinh động, gợi cảm; hai loại trái này vốn vô tri vô giác nhưng đã được nhà thơ lỗi lạc ''thổi hồn'' để tăng tính nghệ thuật, biểu cảm cho văn bản. Những hình ảnh gắn bó mật thiết vời quê hương ''quạt mo''; ''bờ ao đom đóm'' cho thấy nhà thơ không chỉ muốn truyền tải lời nhắn nhủ sâu sắc về lòng biết ơn, sự thành kính đối với mẹ mà con muốn cất lên tiếng nói tâm hồn: ''Tôi yêu quê hương!''

Bạn có biết?

Ngữ văn là môn khoa học nghiên cứu ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại. Đây là môn học giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn về ngôn ngữ, văn hóa và tư tưởng. Việc đọc và viết trong môn Ngữ văn không chỉ là kỹ năng, mà còn là nghệ thuật. Hãy để ngôn từ của bạn bay cao và khám phá thế giới văn chương!

Nguồn :

TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự lớp 6

Lớp 6 - Là năm đầu tiên của cấp trung học cơ sở, chúng ta được sống lại những kỷ niệm như ngày nào còn lần đầu đến lớp 1, được quen bạn mới, ngôi trường mới, một tương lai mới. Hãy tận dụng cơ hội này để làm quen và hòa nhập thật tốt!

Nguồn :

sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK