“….Bao giờ cho tới mùa thu
trái hồng trái bưởi đánh đu giữa rằm
bao giờ cho tới tháng năm
mẹ ra trải chiếu ta nằm đếm sao
Ngân hà chảy ngược trên cao
quạt mo vỗ khúc nghêu ngao thằng bờm
bờ ao đom đóm chập chờn
trong leo lẻo những vui buồn xa xôi
Mẹ ru cái lẽ ở đời
sữa nuôi phần xác hát nuôi phần hồn
bà ru mẹ… mẹ ru con
liệu mai sau các con còn nhớ chăng”
( Trích “ Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa”- Nguyễn Duy )
Câu 1: Xác định thể thơ và PTBĐ chính. Chỉ ra đặc điểm của thể thơ mà em vừa xác định được thể hiện ở khổ 1 đoạn trích.
Câu 2: Chỉ ra và nêu tác dụng của các từ láy có trong đoạn trích trên.
Câu 3: Chỉ ra và nêu tác dụng của BPTT được tác giả sử dụng trong 4 câu thơ đầu của đoạn trích. Câu 4: Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc của em khi đọc đoạn thơ trên.
`\text{Neverland}`
`\text{Câu 1:}`
`-` Thể thơ: lục bát
`-` Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm
`-` Đặc điểm của thể thơ:
`+` Số tiếng trong câu: 1 cặp câu 6 chữ và câu 8 chữ
`+` Cách gieo vần: tiếng cuối cùng của câu 6 chữ vần với tiếng thứ sáu của câu 8 chữ: thu-đu, năm-nằm, cao-ngao, con-còn và tiếng cuối cùng của câu 8 chữ vần với tiếng cuối cùng của câu 6 chữ: rằm-năm, sao-cao
`+` Cách ngắt nhịp: câu 6 chữ gắt 2/2/2 còn câu 8 chữ ngắt nhịp 4/4
Bao giờ / cho tới / mùa thu
trái hồng trái bưởi / đánh đu giữa rằm
`+` Về thanh điệu: ở các tiếng `2` , `4` , `6` , `8` trong câu thơ có sự đặc biệt: tiếng thứ 2 thanh bằng, tiếng thứ 4 thanh trắc, tiếng thứ 6 và 8 thanh bằng: "trái hồng trái bưởi đánh đu giữa rằm" : tiếng hồng, tiếng đu và tiếng rằm thăng bằng; tiếng bưởi thanh trắc
`\text{Câu 2:}`
`-` Các từ láy có trong đoạn trích là: nghêu ngao, chặp chờn, đom đóm, leo lẻo, xa xôi
`-` Tác dụng:
`+` Tạo âm điệu cho câu thơ
`+` Nhấn mạnh tâm trạng, cảm xúc của nhân vật về những ký ức khi phải xa mẹ.
`+` Từ đó, thể hiện tấm lòng hiếu thảo, tình yêu thương của tác giả dành cho mẹ của mình
`\text{Câu 3:}`
`-` Biện pháp tu từ được sử dụng trong bốn câu thơ đầu là:
`+` Điệp cấu trúc: bao giờ cho tới
`+` Nhân hóa: trái hồng, trái bưởi đánh đu giữa rằm
`+` Liệt kê: trái hồng, trái bưởi
`-` Tác dụng:
`+` Làm tăng sức gợi hình, gợi cảm, sinh động, hấp dẫn cho câu văn
`+` Miêu tả lại những ký ức tuổi thơ về vẻ đẹp thiên nhiên vừa yên bình, vừa giản dị, mộc mạc, về người mẹ già thân thuộc
`+` Từ đó cho thấy tình mẫu tử thiêng liêng đáng quý, đáng trân trọng và tình yêu thương của tác giả dành cho quê hương vô cùng sâu đậm.
`\text{Câu 4}`
Những áng thơ vô cùng giản dị, vô cùng thân thuộc về ký ức quê hương, mẹ hiền được hiện lên rõ nét trong tác phẩm "Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa" qua ngòi bút đa tài của Nguyễn Duy. Hình ảnh thiên nhiên qua tiềm ức nhưng không hề mơ hồ của tác giả về "trái hồng, trái bưởi", "bờ ao đom đóm chập chờn". Vẻ đẹp quê hương tuy giản dị, mộc mạc nhưng vô cùng quen thuộc, thân thương bộc lộ được tình yêu thương, gắn bó sâu nặng với quê hương của ông là một gắn kết keo sơn không thể rẫy bỏ. Đặc biệt, một tình cảm sâu sắc, tha thiết hơn cả vẻ đẹp của thiên nhiên đó chính là tình mẫu tử `-` tình cảm thiêng liêng, cao quý nhất với mỗi người. Thi nhân đã gợi lên nỗi nhớ nhung của mình qua những dòng thơ bồi hồi cảm xúc: "Mẹ rũ cái lẽ ở đời / sữa nuôi phần xác hát nuôi phần hồn", "bà ru mẹ... mẹ ru con / liệu mai sau các con còn nhớ chăng". Nguyễn Duy đã bộc lộ cảm xúc sâu sắc, tha thiết vào trong câu chữ tuy đơn giản nhưng đầy cảm xúc mà tả được. Theo dấu chân của người nghệ sĩ, ta phải biết trân trọng và yêu thương mẹ khi còn có thể, đừng để bản thân phải tiếc nuối, ân hận khi mẹ đã rời xa thế gian này.
`@` Câu 1: Xác định thể thơ và PTBĐ chính. Chỉ ra đặc điểm của thể thơ mà em vừa xác định được thể hiện ở khổ 1 đoạn trích.
`->` Thể thơ: lục bát
`->` PTBĐ chính: biểu cảm ( bộc lộ cảm xúc)
`@` Đặc điểm thể thơ:
`+` Câu 6 chữ, nối tiếp câu 8 chữ, luân phiên nhau và gieo vần nối tiếp.
`+` Tiếng thứ 6 của dòng lục ( dòng 6 chữ) được vần với tiếng thứ 6 của dòng bát ( dòng 8 chữ)
( ví dụ là bài thơ của đề nhé: thu- đu; năm - nằm; cao - ngao;... )
`+` Tiếng thứ 8 của dòng bát ( dòng 8 chữ) được vần với tiếng thứ 6 của dòng lục ( dòng 6 chữ)
( ví dụ cũng là bài trên : rằm - năm; sao - cao; bờm - chờn... )
`+` Luật ngắt nhịp: ngắt nhịp chẵn `->` câu lục ngắt nhịp 2/2/2, câu bát ngắt nhịp 4/4
`+` Các tiếng 2,4,6,8 : tiếng 2 ,6,8 - thanh bằng ; tiếng 4 - thanh trắc ( thanh bằng là dấu ngang + huyền, thanh trắc là dấu sắc, dấu hỏi, dấu ngã, dấu nặng)
`@` Câu 2: Chỉ ra và nêu tác dụng của các từ láy có trong đoạn trích trên.
`-` Từ láy: nghêu ngao; đom đóm; chập chờn; leo lẻo; xa xôi
`=>` Tác dụng:
`+` Tạo âm điệu,sắc thái biểu cảm cho câu văn, câu thơ
`+` Nhấn mạnh những tâm tư, tình cảm của người viết khi bày tỏ nỗi nhớ về mẹ, từ đó làm bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ, suy tư , tình yêu quý, yêu thương, trân trọng đấng sinh thành của tác giả
`@` Câu 3: Chỉ ra và nêu tác dụng của BPTT được tác giả sử dụng trong 4 câu thơ đầu của đoạn trích.
`->` Biện pháp tu từ:
`+` Điệp ngữ: Điệp cấu trúc câu ''Bao giờ cho tới''
`+` Liệt kê: trái hồng; trái bưởi
`+` Nhân hóa:trái hồng trái bưởi đánh đu giữa rằm
`@` Tác dụng:
`+` Nhằm tăng sức gợi hình, gợi tả ,làm nổi bật giá trị hình ảnh, làm cho hình ảnh, tình cảm thể hiện bộc lộ sinh động, sâu sắc
`+` Làm tăng tính nhịp điệu, tạo cho câu văn thêm sự nhịp nhàng, nhẹ nhàng, uyển chuyển, đa dạng
`+` Thể hiện bút pháp đa tài, đa nghệ của người thi nhân trước những hình ảnh quen thuộc thời thơ ấu, của tuổi thơ, đồng thời còn gợi lên cảnh đẹp yên bình, thư thả, vẻ đẹp tự nhiên của quê hương. Song bức tranh làng quê yên ả, thanh bình cũng là những dòng hồi tưởng về kí ức thân thương, quen thuộc của nhà thơ, và đặc biệt là tả về tình mẫu tử, thể hiện lòng trân trọng của người viết đối với mẹ.
`+` Nói lên tình cảm, cảm xúc bộc lộ dành cho vẻ đẹp đất nước, thể hiện tình cảm yêu mến, gắn bó, tự hào của tác giả dành cho nơi cội nguồn sinh dưỡng, nơi quê hương, qua đó cũng nói lên những tình cảm, xúc cảm thân thương, sâu sắc, thiết tha của Nguyễn Duy khi nhớ về kỉ niệm xưa và nhớ về mẹ - đấng sinh thành thiêng liêng, cao cả. Đồng thời, đoạn thơ còn là lời nhắn nhủ đến mọi người rằng phải biết trân trọng mẹ khi còn có thể, phải biết nhận thức được tình mẹ bao la, rộng lớn, thiêng liêng đến thế nào và bày tỏ tình yêu thương sâu sắc, bày tỏ tấm lòng hiếu thảo đối với mẹ - người có công nuôi dưỡng chúng ta.
Ngữ văn là môn khoa học nghiên cứu ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại. Đây là môn học giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn về ngôn ngữ, văn hóa và tư tưởng. Việc đọc và viết trong môn Ngữ văn không chỉ là kỹ năng, mà còn là nghệ thuật. Hãy để ngôn từ của bạn bay cao và khám phá thế giới văn chương!
Lớp 6 - Là năm đầu tiên của cấp trung học cơ sở, chúng ta được sống lại những kỷ niệm như ngày nào còn lần đầu đến lớp 1, được quen bạn mới, ngôi trường mới, một tương lai mới. Hãy tận dụng cơ hội này để làm quen và hòa nhập thật tốt!
Copyright © 2024 Giai BT SGK