Trang chủ Ngữ văn Lớp 8 Tôi đi học dưới đồng bằng. Còn bố tôi, từ nơi núi đồi hiểm trở, ông luôn dõi theo tôi....
Câu hỏi :

Tôi đi học dưới đồng bằng. Còn bố tôi, từ nơi núi đồi hiểm trở, ông luôn dõi theo tôi. Bao giờ cũng vậy, ông mặc chiếc áo kẻ ô phẳng phiu nhất, xuống núi vào cuối mỗi tuần. Ông rẽ vào bưu điện để nhận những lá thư tôi gửi. Lặng lẽ, ông vụng về mở nó ra. Ông xem từng con chữ, lấy tay chạm vào nó, rồi ép vào khuôn mặt đầy râu của ông. Rồi lặng lẽ như lúc mở ra, ông xếp nó lại, nhét vào bao thư. Ông ngồi trầm ngâm một lúc, khẽ mỉm cười rồi đi về núi.

     Về đến nhà, ông nói với mẹ tôi: Con mình vừa gửi thư về. Ông trao thư cho bà. Bà lại cẩn thận mở nó ra, khen: Con mình viết chữ đẹp quá! Những chữ tròn, thật tròn, những cái móc thật bén. Chỉ tiếc rằng không biết nó viết gì. Sao ông không nhờ ai đó ở bưu điện đọc giùm?. Ông nói:Nó là con tôi, nó viết gì tôi đều biết cả. Rồi ông lấy lại thư, xếp vào trong tủ cùng với những thư trước, những thư được bóc ra nhìn ngắm, chạm mặt rồi cất vào, không thiếu một , ngay cả những đầu tiên nét chữ còn non nớt .

       Hôm nay là ngày đầu tiên tôi bước chân vào trường đại học. Một ngày khai trường đầu tiên không có bố. Bố tôi đã mất. Nhưng tôi biết bố sẽ đi cùng tôi trên những con đường mà tôi sẽ đi, suốt cả hành trình cuộc đời.

                                                                          (Theo Nguyễn Ngọc Thuần)

câu 1 chi tiết nào trong truyện để lại cho em ấn tượng khó quên 

câu 2 nêu bptt và tác dụng ở trong câu văn  bố tôi đã mất

Lời giải 1 :

`ttcolor{#88ffd7}{#KThw}`

`1)` Chi tiết để lại cho em nhiều ấn tượng khó quên đó là:

`->` Chi tiết Người cha có những hành động rất ân cần, thể hiện sự trân trọng của ông đối với bức thư mà người con gửi, là minh chứng mãnh liệt cho thấy nỗi niềm nhung nhớ, tình cảm dạt dào, thiêng liêng mà một bậc phụ huynh dành cho đứa con xa nhà: ''Ông xem từng con chữ, lấy tay chạm vào nó, rồi ép vào khuôn mặt đầy râu của ông''

`2)` Câu văn ''Bố tôi đã mất''

`->` BPTT được sử dụng: Nói giảm nói tránh (Thay vì sử dụng từ ngữ thẳng thừng như ''chết'' thì tác giả đã sử dụng từ ''mất'')

`=>` Tác dụng:

`+` Tránh cảm giác đau thương, đề cập tới tính chất nặng nề của vấn đề.

               sự ghê sợ, thô tục, nhạy cảm.

`+` Bày tỏ được sự tôn trọng, kính cẩn của người con đối với người cha đã khuất

Lời giải 2 :

`1)`

`-` Chi tiết để lại cho em ấn tượng khó quên: người cha xếp những bao thư lại và cất nó vào một chỗ, dù ông không hiểu trong thư viết gì vẫn rất trân trọng phần lá thư. 

`-` Từ đó cho thấy phần yêu thương, sự trân trọng và sự kỳ vọng mà người cha đặt vào con của mình.

`2)`

`-` Biện pháp tu từ: nói giảm nói tránh "mất"

Tác dụng 

`=>` Tăng sức gợi hình gợi cảm, cho câu văn thêm sinh động giàu hình ảnh. Tạo vần nhịp cho câu văn. Giảm đi sự đau thương mất mát trong câu văn, gửi lên hình ảnh chụp ra đi của người cha là mãi mãi. Thể hiện sự kính trọng và tình yêu thương mà người con dành cho cha mình.

Bạn có biết?

Ngữ văn là môn khoa học nghiên cứu ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại. Đây là môn học giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn về ngôn ngữ, văn hóa và tư tưởng. Việc đọc và viết trong môn Ngữ văn không chỉ là kỹ năng, mà còn là nghệ thuật. Hãy để ngôn từ của bạn bay cao và khám phá thế giới văn chương!

Nguồn :

TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự lớp 8

Lớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần và sang năm lại là năm cuối cấp, áp lực lớn dần. Hãy chú ý đến sức khỏe, cân bằng giữa học và nghỉ ngơi để đạt hiệu quả tốt nhất!

Nguồn :

sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK