Trang chủ Ngữ văn Lớp 9 Anh/chị hãy viết bài văn nghị luận thuyết  người khác từ bỏ thói quen đổ lỗi, né tránh trách nhiệm...
Câu hỏi :

Anh/chị hãy viết bài văn nghị luận thuyết  người khác từ bỏ thói quen đổ lỗi, né tránh trách nhiệm (LÀM THÂN BÀI THÔI NHA)

___
Thân bài:
- Thói quen đổ lỗi, né tránh trách nhiệm là gì?
- Biểu hiện (thực trạng)
- Nguyên nhân
- Hậu quả
- Giải pháp
( Rất c.ơn bn đã giúp )

Lời giải 1 :

  Như tôi hiểu, thói quen đổ lỗi né tránh trách nhiệm là sự vô trách nhiệm, đùn đẩy, đổ hết việc của bản thân cho người khác. Thói xấu xa này ngày càng một phổ biến bởi lối sống vội vã phát triển của xã hội. Lẽ ra mỗi con người đều cần phải có trách nhiệm đối với bản thân, gia đình và xã hội. Thế nhưng hiện nay con người lại dần " biến chất " sợ sệt, trốn tránh toàn bộ trách nhiệm trước mọi việc. Chẳng hạn như ngay chính bản thân cũng không thể kiểm soát hành vi sai trái tội lỗi, cho phép bản thân sa đọa thỏa thích để rồi khi phát giác lại cố gắng vạ hết tội lỗi đi. Đối với bậc sinh thành khi về già thì nhược đãi, kiếm bằng mọi giá tống họ vào viện dưỡng lão để không phải chăm non săn sóc, sống chết ra sao cũng không màng tới. Trong xã hội thì thể hiện thói vô cảm, vị kỉ đối với hành vi trái với đạo đức pháp luật, đặt lợi ích cá nhân lên hàng đầu, không coi ai ra gì. Ta có thể chứng kiến điều này rõ ràng khi một số bộ phận cá nhân luôn xả rác bừa bãi ra ngoài môi trường ở nơi công cộng, cho rằng điều này không làm ảnh hưởng đến mình nên không phải bận tâm. Điều này thật sự đáng quan ngại...

   Vậy khởi nguồn thực trạng này do đâu. Đầu tiên phải kể tới yếu tố tác động chung quanh, bố mẹ thì vô trách nhiệm không để ý, giáo dục tới con cái, cũng chỉ lo việc của bản thân từ đó hình thành lối sống tiêu cực cho con cái họ. Hay cũng có thể do những bậc cha mẹ quan niệm sai lệch, coi con mình là vàng bạc châu báu yêu chiều hết mực, gặp chuyện gì cũng hết mực bênh dung túng con khiến trẻ thêm ỷ lại không nhận thức đúng đắn mà sinh hư. Cuộc sống hiện đại hóa, nhiều thói quen  xấu cũng từ ấy phát sinh, con người ít giao tiếp kết nối với nhau khiến tình yêu thương của họ phai nhòa. Tuy nhiên đây cũng chỉ là ý kiến khách quan. Điều cốt lõi nằm ở cá nhân còn nông cạn, thiếu  hiểu biết, lối sống thích hưởng thụ, siêng chơi nhác làm gây ảnh hưởng giá trị tốt đẹp mà ông cha ta đem lại từ ngàn đời. 

    Thói quen đổ lỗi, né trách trách nhiệm gây ra nhiều hệ lụy khôn lường. Trong mọi vấn đề người né tránh trách nhiệm sẽ đổ lỗi người xung quanh, gây mất đoàn kết trong cộng đồng. Thế giới sẽ trở nên hiểm nguy khi ai ai gặp những tình huống xấu cũng sợ ảnh hưởng tới bản thân mà mặc kệ, mảy may bước qua. Suy nghĩ không biết phấn đấu nỗ lực, không có chí tiến thủ khiến sự phát triển của quê hương đất nước bị kìm nén hạn chế. Giá trị văn hóa tốt đẹp về lòng nhân ái, đạo đức cũng sẽ bị vấy bẩn và sau này sẽ biến mất hoàn toàn. Những việc này gây hậu quả nghiêm trọng tới cá nhân cũng như mọi người xung quanh. 

   Làm sao để khắc phục tình trạng này ? Đây có lẽ là một câu hỏi khá nan giải đối với tất cả chúng ta. Vũ khí hiệu quả nhất ở đây là " tình yêu thương ", tình yêu thương là thứ chống lại vô vàn thói xấu và là liều thuốc tinh thần với mỗi cá nhân. Trong gia đình cha mẹ cần quan tâm, để ý tới các con nhiều hơn, chia sẻ thật nhiều khi con gặp khúc mắc và giải quyết. Nếu con làm sai nhất quyết phải nói, không dung túng dưới mọi việc. Đi cùng với sự hiện đại, con người cần mở lòng với nhau hơn để bồi đắp tình đoàn kết giữa người với người. Và quan trọng nhất là mỗi người phải nhận thức đúng đắn, sống đúng, sống có trách nhiệm, cố gắng vì mình cũng như cộng đồng để đẩy lùi thực trạng này cũng như gây dựng một đất nước hùng mạnh.

   

Bạn có biết?

Ngữ văn là môn khoa học nghiên cứu ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại. Đây là môn học giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn về ngôn ngữ, văn hóa và tư tưởng. Việc đọc và viết trong môn Ngữ văn không chỉ là kỹ năng, mà còn là nghệ thuật. Hãy để ngôn từ của bạn bay cao và khám phá thế giới văn chương!

Nguồn :

TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự lớp 9

Lớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, chúng ta sắp phải bước vào một kỳ thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô. Áp lực từ kỳ vọng của phụ huynh và tương lai lên cấp 3 thật là lớn, nhưng hãy tin vào bản thân và giữ vững sự tự tin!

Nguồn :

sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK