Câu hỏi trang 17 Mở đầu
Trong truyện ngụ ngôn Ê-dốp (Aesop), để uống được nước, một con quạ cố gắng gắp từng viên sỏi thả vào chiếc bình chứa nước. Theo em, con quạ có thể uống được nước không? Vì sao?
Trong truyện ngụ ngôn Ê-dốp (Aesop), để uống được nước, một con quạ cố gắng gắp từng viên sỏi thả vào chiếc bình chứa nước.
Theo em, con quạ uống được nước. Trong truyện, con quạ đã thả từng viên sỏi vào bình nước để làm tăng mực nước lên cao hơn, từ đó có thể đến gần hơn với mực nước và uống được.
Câu hỏi trang 17 Câu hỏi 1
Sắp xếp các chất: muối ăn, hơi nước, nhôm, nitơ (nitrogen), nước uống, dầu ăn, giấm ăn, oxy (oxygen), thuỷ tinh (ở nhiệt độ bình thường) vào vị trí thích hợp theo bảng gợi ý dưới đây.
Dựa vào bảng gợi ý
Trạng thái rắn |
Trạng thái lỏng |
Trạng thái khí |
Muối ăn Nhôm Thủy tinh |
Nước uống Dầu ăn Giấm ăn |
Hơi nước Ni-tơ Ô-xi |
Câu hỏi trang 17 Câu hỏi 2
Bơm cùng một lượng khí vào hai quả bóng bay khác nhau (hình 2). Quan sát hình và cho biết chất ở trạng thái khí có hình dạng xác định hay có hình dạng của vật chứa nó.
Quan sát hình 2
Bơm cùng một lượng khí vào hai quả bóng bay khác nhau (hình 2). Quan sát hình và ta thấy chất ở trạng thái khí không có hình dạng xác định và có hình dạng của vật chứa nó.
Câu hỏi trang 17 Câu hỏi 3
Quan sát hình 3 và nhận xét vị trí của ruột bơm tiêm cố định hay thay đổi khi bơm tiêm chứa cùng một lượng không khí. Từ đó rút ra kết luận: chất ở trạng thái khí chiếm khoảng không gian xác định hay không xác định.
Quan sát hình 3
Quan sát hình 3 và ta thấy khi vị trí của ruột bơm tiêm thay đổi khi bơm tiêm chứa cùng một lượng không khí. Từ đó rút ra kết luận: chất ở trạng thái khí chiếm khoảng không gian không xác định.
Câu hỏi trang 18 Câu hỏi 1
Rót vào ống đong 100ml nước, sau đó đồ toàn bộ nước trong ống đong vào bình tam giác (hình 4). Quan sát hình và cho biết: Chất ở trạng thái lỏng có hình dạng xác định hay có hình dạng của vật chứa nó?
Quan sát hình 4
Chất ở trạng thái lỏng có hình dạng của vật chứa nó
Câu hỏi trang 18 Câu hỏi 2
Rót vào ống đong 100ml nước, sau đó đồ toàn bộ nước trong ống đong vào bình tam giác (hình 4). So sánh lượng nước trong ống đong và bình tam giác. Từ đó, rút ra kết luận: chất ở trạng thái lỏng chiếm khoảng không gian xác định hay không xác định.
Quan sát hình 4
Lượng nước trong ống đong và bình tam giác bằng nhau và băng 100 ml. Từ đó, rút ra kết luận: chất ở trạng thái lỏng chiếm khoảng không gian xác định.
Câu hỏi trang 18 Câu hỏi 3
Quan sát hình 5 và cho biết, viên đá có hình dạng xác định hay có hình dạng của vật chứa nó.
Quan sát hình 5
Viên đá có hình dạng xác định.
Câu hỏi trang 18 Câu hỏi 4
Thả lần lượt viên đá vào cốc ở hình 6a và cốc ở hình 6b. Quan sát hình 6.
+ Nhận xét mực nước trước và sau khi thả viên đá. Giải thích.
+ So sánh lượng nước dâng lên ở hai cốc (hình 6a, 6b) sau khi thả viên đá.
Từ đó rút ra kết luận: chất ở trạng thải rắn chiếm khoảng không gian xác định hay không xác định.
Quan sát hình 6
Thả lần lượt viên đá vào cốc ở hình 6a và cốc ở hình 6b. Quan sát hình 6.
+ Mực nước tăng lên sau khi thả viên đá vào.
+ Lượng nước dâng lên ở hai cốc (hình 6a, 6b) sau khi thả viên đá bằng nhau
Từ đó rút ra kết luận: chất ở trạng thải rắn chiếm khoảng không gian xác định
Câu hỏi trang 18 Câu hỏi 5
Người ta đã vận dụng đặc điểm nào của chất ở trạng thái rắn trong trò chơi xếp hình ở hình 7?
Quan sát hình 7
Người ta vận dụng đặc điểm có hình dạng xác định nào của chất ở trạng thái rắn trong trò chơi xếp hình ở hình 7
Câu hỏi trang 18 Câu hỏi 6
Con quạ trong hoạt động mở đầu đã làm gì để nước dâng lên trong bình? Lượng nước dâng lên thể hiện rõ đặc điểm nào của chất ở trạng thái rắn?
Dựa vào hoạt động mở đầu
Con quạ thả sỏi vào nước để nâng mực nước lên và có nước để uống.
Lượng nước dâng lên thể hiện rõ đặc điểm chiếm khoảng không gian xác định.
Câu hỏi trang 18 Câu hỏi 7
Lượng nước dâng lên thể hiện rõ đặc điểm nào của chất ở trạng thái rắn?
Dựa vào hoạt động mở đầu
Lượng nước dâng lên thể hiện rõ đặc điểm chiếm khoảng không gian xác định.
Câu hỏi trang 19 Câu hỏi 1
Quan sát và nhận xét sự biến đổi trạng thái của nến vụn dưới tác dụng của nhiệt.
Quan sát
Vụn nến tan chảy thành chất lỏng dưới tác dụng của nhiệt.
Câu hỏi trang 19 Câu hỏi 2
Đọc thông tin và mô tả sự biến đổi trạng thái của cồn trong quá trình sử dụng.
Đọc thông tin và mô tả.
Cồn khi để ở nhiệt độ phòng và không có nắp sẽ bị bay hơi
Câu hỏi trang 19 Câu hỏi 3
Nêu ví dụ mà em biết về sự biến đổi trạng thái của chất trong đời sống hằng ngày.
Học sinh tự nêu ví dụ
Ví dụ:
- Nước đun sôi chuyển từ trạng thái lỏng thành hơi.
- Nước đặt trong tủ lạnh đông lại thành đá.
- Sôcôla đặt trong nước nóng tan chuyển từ trạng thái rắn thành lỏng.
- Nước đóng băng trong tủ lạnh chuyển từ trạng thái lỏng thành rắn.
Câu hỏi trang 20 Câu hỏi 1
Giải thích vì sao người ta sử dụng cồn là thành phần chính trong nước rửa tay khô?
Cồn nhanh chóng bay hơi.
Cồn có khả năng diệt khuẩn và virus, giúp làm sạch và khử trùng tay nhanh chóng, đồng thời nhanh chóng bay hơi sau khi sử dụng, giúp tay khô nhanh mà không cần sử dụng nhiệt độ cao để làm khô.
Câu hỏi trang 20 Câu hỏi 2
Đọc thông tin và giải thích vì sao trong tương lai gấu Bắc Cực có thể không còn nơi để sinh sống?
Đọc thông tin
Nhiệt độ trung bình của Trái Đất đang tăng lên do tình trạng ô nhiễm không khí. Sự thay đổi nhiệt độ này khiến băng ở Bắc Cực tan ra khiến cho trong tương lai gấu Bắc Cực có thể không còn nơi để sinh sống.
Câu hỏi trang 20 Câu hỏi 3
Vận dụng sự biến đổi trạng thái của chất để tạo các hình dạng khác nhau từ nến.
Vận dụng sự biến đổi trạng thái của chất
Học sinh tự làm.
Chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, máy tính cầm tay, các dụng cụ thí nghiệm như kính hiển vi, ống nghiệm, hóa chất,...
- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).
Môn Khoa Học Tự Nhiên là môn gì? Đây là môn học được xây dựng và phát triển dựa trên nền tảng của các môn Vật Lí, Hóa Học, Sinh Học và Khoa học Trái Đất. Có thể hiểu một cách đơn giản hơn là gộp các môn: Vật Lí, Hóa Học và Sinh Học ở chương trình THCS vào làm một.
Nguồn : Gia sư đất việtLớp 5 - Năm cuối cấp tiểu học, nhiều kỷ niệm với thầy cô, bạn bè sẽ trở thành hành trang quý báu. Hãy cố gắng hết mình trong học tập và chuẩn bị tốt cho những thử thách mới!
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK