Trang chủ Lớp 11 SGK Toán 11 - Cùng khám phá Chương IX. Công thức cộng và công thức nhân xác suất Mục 2 trang 98, 99 Toán 11 tập 2 - Cùng khám phá: Xét phép thử gieo một đồng xu và con xúc xắc (đều cân đối và đồng chất)...

Mục 2 trang 98, 99 Toán 11 tập 2 - Cùng khám phá: Xét phép thử gieo một đồng xu và con xúc xắc (đều cân đối và đồng chất)...

Công thức xác suất: \(P\left( A \right) = \frac{{n\left( A \right)}}{{n\left( \Omega \right)}}\). Lời Giải Hoạt động 2 , Luyện tập 2 , Luyện tập 3 - mục 2 trang 98, 99 SGK Toán 11 tập 2 - Cùng khám phá - Bài 2. Công thức nhân xác suất. Xét phép thử gieo một đồng xu và con xúc xắc (đều cân đối và đồng chất)...

Câu hỏi:

Hoạt động 2

Xét phép thử gieo một đồng xu và con xúc xắc (đều cân đối và đồng chất).

a) Tính xác suất của các biến cố:

A: "Đồng xu xuất hiện mặt ngửa”

B: "Con xúc xắc xuất hiện mặt lẻ”.

b) So sánh P (AB) và P (A).P (B).

Hướng dẫn giải :

Công thức xác suất: \(P\left( A \right) = \frac{{n\left( A \right)}}{{n\left( \Omega \right)}}\).

Lời giải chi tiết :

a)

\(\begin{array}{l}P\left( A \right) = \frac{1}{2}\\P\left( B \right) = \frac{1}{2}\end{array}\)

b) \(P\left( {AB} \right) = \frac{1}{4} = P\left( A \right).P\left( B \right)\)


Câu hỏi:

Luyện tập 2

Có hai hộp chứa các viên bi. Hộp thứ nhất chứa 7 viên bi màu vàng, 3 viên bi màu đỏ. Hộp thứ hai chứa 3 viên bi màu vàng, 7 viên bi màu đỏ. Từ mỗi hộp lấy ngẫu nhiên một viên bi.

a) Tính xác suất sao cho hai viên bi lấy ra cùng màu.

b) Tính xác suất sao cho hai viên bi lấy ra khác màu.

Hướng dẫn giải :

Biến cố ở phần a và b là hai biến cố đối.

Lời giải chi tiết :

\(n\left( \Omega \right) = 10.10 = 100\)

a) Gọi A là biến cố “hai viên bi lấy ra cùng màu”

\(n\left( A \right) = 7.3 + 3.7 = 42\)

\( \Rightarrow P\left( A \right) = \frac{{42}}{{100}} = \frac{{21}}{{50}}\)

b) Gọi B là biến cố “hai viên bi lấy ra khác màu”

\(P\left( B \right) = 1 - P\left( A \right) = 1 - \frac{{21}}{{50}} = \frac{{29}}{{50}}\)


Câu hỏi:

Luyện tập 3

Một chiếc máy có hai động cơ I và II hoạt động độc lập với nhau. Xác suất đề động cơ I và động cơ II chạy tốt lần lượt là 0,85 và 0,9. Hãy tính các xác suất đề:

a) Cả hai động cơ đều chạy tốt;

b) Cả hai động cơ đều chạy không tốt;

c) Có ít nhất một động cơ chạy tốt.

Hướng dẫn giải :

A và B là hai biến cố độc lập nên \(P\left( {AB} \right) = P\left( A \right).P\left( B \right)\).

C và D là hai biến cố đối thì \(P\left( C \right) = 1 - P\left( D \right)\)

Lời giải chi tiết :

Xét các biến cố sau:

A: “Động cơ I chạy tốt”

B: “Động cơ II chạy tốt”

C: “Cả hai động cơ đều chạy tốt”

D: “Cả hai động cơ đều chạy không tốt”

E: “Có ít nhất một động cơ chạy tốt”

a) \(P\left( C \right) = P\left( {AB} \right) = P\left( A \right).P\left( B \right) = 0,85.0,9 = 0,765\)

b) \(P\left( D \right) = P\left( {\overline A \overline B } \right) = \left( {1 - P\left( A \right)} \right)\left( {1 - P\left( B \right)} \right) = \left( {1 - 0,85} \right)\left( {1 - 0,9} \right) = 0,015\)

c) \(P\left( E \right) = 1 - P\left( D \right) = 1 - 0,015 = 0,985\)

Dụng cụ học tập

Để học tốt môn Toán, chúng ta cần có sách giáo khoa, vở bài tập, bút chì, bút mực, thước kẻ, compa, máy tính cầm tay và giấy nháp.

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Sách Giáo Khoa: Cùng khám phá

Đọc sách

Bạn có biết?

Toán học, được ví như "ngôn ngữ của vũ trụ", không chỉ là môn học về số và hình học. Đó là lĩnh vực nghiên cứu trừu tượng về các cấu trúc, không gian và phép biến đổi, góp phần quan trọng vào việc giải mã các hiện tượng tự nhiên và phát triển công nghệ.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự Lớp 11

Lớp 11 - Năm học quan trọng, bắt đầu hướng đến những mục tiêu sau này. Hãy học tập chăm chỉ và tìm ra đam mê của mình để có những lựa chọn đúng đắn cho tương lai!'

- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

Nguồn : Sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK