Trang chủ Lớp 11 SBT Hóa 11 - Cánh diều Chương 1. Cân bằng hóa học Bài 3. pH của dung dịch. Chuẩn độ acid – base trang 10, 11, 12, 13 SBT Hóa 11 Cánh diều: Những phát biểu nào dưới đây là đúng?...

Bài 3. pH của dung dịch. Chuẩn độ acid – base trang 10, 11, 12, 13 SBT Hóa 11 Cánh diều: Những phát biểu nào dưới đây là đúng?...

Phân tích và lời giải 3.1, 3.2, 3.3, 3.4, 3.5, 3.6, 3.7, 3.8, 3.9, 3.10, 3.11, 3.12, 3.13, 3.14, 3.15, 3.16, 3.17, 3.18 - Bài 3. pH của dung dịch. Chuẩn độ acid – base trang 10, 11, 12, 13 SBT Hóa 11 Cánh diều - Chương 1. Cân bằng hóa học. Điền thông tin thích hợp vào chỗ trống trong mỗi câu dưới đây...Những phát biểu nào dưới đây là đúng?

Câu hỏi:

3.1

Điền thông tin thích hợp vào chỗ trống trong mỗi câu dưới đây

Ở 25oC, [H+][OH] = …(1)… luôn đúng đối với các dung dịch nước. Khi [H+] …(2)… 1,0.10–7 M thì dung dịch có tính acid; khi [H+] nhỏ hơn …(3)… thì dung dịch có tính base; khi [H+] = l,0.10–7 M, dung dịch …(4)… Dung dịch acid có …(5)… nhỏ hơn 1,0.10–7 M, dung dịch base có [OH] lớn hơn …(6)… và dung dịch trung tính có [OH] = …(7)….

Hướng dẫn giải :

Dựa vào kiến thức về pH

Lời giải chi tiết :

(1) 1,0.10-14; (2) lớn hơn; (3) 1,0.10-7 M; (4) trung tính; (5) [OH] ; (6) 1,0.10-7 M; (7) 1,0.10-7 M.


Câu hỏi:

3.2

Những phát biểu nào dưới đây là đúng?

(a) Để so sánh mức độ acid giữa các dung dịch có thể dựa vào nồng độ: dung dịch acid nào có nồng độ lớn hơn sẽ có tính acid mạnh hơn.

(b) Trong các dung dịch có cùng nồng độ, dung dịch nào có tính acid mạnh hơn sẽ có nồng độ ion H+ lớn hơn và pH lớn hơn.

(c) Trong các dung dịch có cùng nồng độ, dung dịch nào có nồng độ ion OH lớn hơn và pH nhỏ hơn sẽ có tính base lớn hơn.

(d) Trong các dung dịch có cùng nồng độ, dung dịch nào có tính acid mạnh hơn sẽ có nồng độ ion H+ lớn hơn và pH nhỏ hơn.

(e) Trong các dung dịch có cùng nồng độ, dung dịch có nồng độ ion H+ nhỏ và pH cao sẽ có tính acid yếu hơn.

(g) Trong một dãy các dung dịch có cùng nồng độ được sắp xếp theo tính acid tăng dần thì nồng độ ion OH sẽ giảm dần và Ka tăng dần.

Hướng dẫn giải :

Dung dịch có tính acid càng cao thì pH càng nhỏ, Ka càng lớn

Lời giải chi tiết :

Đáp án đúng là: (d), (e), (g).

Phát biểu (a) sai vì căn cứ so sánh là [H+] hoặc pH.

Phát biểu (b) sai vì pH càng nhỏ tính acid của dung dịch càng mạnh.

Phát biểu (c) sai vì pH càng lớn tính base của dung dịch càng mạnh.


Câu hỏi:

3.3

Đề bài: Nối các đặc điểm ở cột A với chiều thay đổi tính acid, base tương ứng ở cột B cho phù hợp.

Cột A

Cột B

a) Nồng độ ion OH giảm dần

1. Tính acid tăng dần

b) pH tăng dần

2. Tính base tăng dần

c) Nồng độ ion H+ tăng dần

d) Nồng độ ion H+ giảm dần

e) pH giảm dần

g) Nồng độ ion OH tăng dần

Đề xuất cách có thể thực hiện để làm tăng tính acid hoặc làm tăng tính base của dung dịch từ dung dịch trung tính. Bằng cách nào để có thể biết được tính acid hoặc tính base tăng lên?

Hướng dẫn giải :

Dung dịch có tính acid càng cao thì pH càng nhỏ, Ka càng lớn, nồng độ ion H+ càng lớn

Lời giải chi tiết :

Đáp án đúng là: a, c, e – 1; b, d, g – 2.

Thêm vào dung dịch acid để làm tăng tính acid.

Thêm vào dung dịch base để làm tăng tính base.

Sử dụng giấy chỉ thị pH để kiểm tra tính acid – base. Giấy chuyển sang màu vàng sau đó sang đỏ là tính acid tăng. Giấy chuyển màu xanh và đậm dần là tính base tăng dần.


Câu hỏi:

3.4

Một dung dịch có pH = 11,7. Nồng độ ion hydrogen (H+) của dung dịch là

A. 2,3 M.

B. 11,7 M.

C. 5,0.10-3 M.

D. 2,0.10-12 M.

Hướng dẫn giải :

Sử dụng công thức tính pH = -lg[H+]

Lời giải chi tiết :

[H+] = 10-11,7 2,0.10-12 M.

Đáp án D.


Câu hỏi:

3.5

Giá trị pH của một dung dịch tăng từ 3 lên 5. Những nhận định nào sau đây là sai?

(a) Nồng độ ion H+ của dung dịch giảm 20 lần.

(b) Nồng độ ion OH của dung dịch khi pH = 5 là 10-9 M.

(c) Nồng độ ion H+ của dung dịch khi pH = 3 là 10-3 M.

(d) Dung dịch ban đầu là một acid có nồng độ 0,001 M.

(e) Dung dịch ban đầu là một base có nồng độ 0,001 M.

Hướng dẫn giải :

pH tăng thì nồng độ H+ giảm, nồng độ OH- tăng.

Lời giải chi tiết :

Khi pH=3 thì [H+] = 10-3 M ; [OH-] = 10-11 M

Khi pH=5 thì [H+] = 10-5 M ; [OH-] = 10-9 M

a) Sai. Nồng độ ion H+ giảm 100 lần

b) Đúng

c) Đúng

d) Đúng

e) Sai. Dung dịch ban đầu có tính acid.


Câu hỏi:

3.6

Calcium hydroxide rắn được hoà tan trong nước cho tới khi pH của dung dịch đạt 10,94. Nồng độ của ion hydroxide (OH) trong dung dịch là

A. 1,1.10-11 M. B. 3,06 M.

C. 8,7.10-4 M. D. 1,0.10-14 M.

Hướng dẫn giải :

Sử dụng công thức tính pH + pOH = 14

Lời giải chi tiết :

pOH = 14 – pH = 3.06

[OH-] = 10-3,06 8,7.10-4 M.

Đáp án C.


Câu hỏi:

3.7

Bảng dưới đây là kết quả đo pH của các dung dịch bằng máy đo pH. Xác định tính acid, base hay trung tính và màu của giấy chỉ thị pH khi dùng để thử vào hai cột còn trống trong bảng dưới đây.

Dung dịch

pH

Tính acid, base hay trung tính

Màu của giấy chỉ thị pH

A

1

B

11

C

7

D

3

E

13

F

9

Hướng dẫn giải :

Dung dịch có tính acid càng cao thì pH càng nhỏ, màu giấy chỉ thị càng đậm.

Lời giải chi tiết :

Dung dịch

pH

Tính acid, base hay trung tính

Màu của giấy chỉ thị pH

A

1

Acid

Đỏ thẫm

B

11

Base

Xanh thẫm

C

7

Trung tính

Xanh cốm

D

3

Acid

Vàng cam

E

13

Base

Xanh tím

F

9

Base

Xanh

Bài 8


Câu hỏi:

3.8

Một dung dịch X thu được bằng cách thêm 50,0 mL dung dịch HBr 0,050 M vào 150,0 mL dung dịch HI 0,100 M. Tính nồng độ H+ và pH của dung dịch X. Biết HBr và HI đều được coi là acid mạnh.

Hướng dẫn giải :

Sử dụng công thức tính pH = -lg[H+]

Lời giải chi tiết :

nHBr = 0,05.50.10-3 = 2,5.10-3 mol ; nHI = 0,1.150.10-3 = 0,015 mol

nH+ = nHBr + nHI = 2,5.10-3 + 0,015 = 0,0175 mol

[H+] =\(\frac{{{n_{{H^ + }}}}}{V} = \frac{{0.0175}}{{0.2}} = 0,0875M\)

pH = -lg[H+] = -lg(0,0875) = 1,06.


Câu hỏi:

3.9

Xác định pH của dung dịch thu được sau khi thêm 25,0 mL dung dịch NaOH 0,1 M vào 50,0 mL dung dịch HCl 0,1 M.

Hướng dẫn giải :

Xác định sau phản ứng, pH được xác định bởi chất nào. Sử dụng công thức tính pH = -lg[H+]

Lời giải chi tiết :

nNaOH = 0,1.0,025 = 0,0025 mol

nHCl = 0,1.0,05 = 0,005 mol

NaOH +

HCl →

NaCl +

H2O

0,0025

0,005

0

0

0,0025

0,0025

0,0025

0,0025

0

0,0025

0,0025

0,0025

Sau phản ứng pH do HCl quyết định

[H+] = \(\frac{{{n_{{H^ + }}}}}{V} = \frac{{0,0025}}{{0,075}} = 0,033M\)

pH = -lg[H+] = -lg(0,033) = 1,48

Bài 10


Câu hỏi:

3.10

Ở 25oC, pH của một dung dịch Ba(OH)2 là 10,66. Nồng độ ion hydroxide (OH) trong dung dịch là bao nhiêu? Để thu được 125 mL dung dịch Ba(OH)2 trên thì khối lượng Ba(OH)2 cần phải hoà tan là bao nhiêu (bỏ qua sự thay đổi thể tích nếu có)?

Hướng dẫn giải :

Sử dụng công thức tính pH + pOH = 14

Lời giải chi tiết :

pOH = 14 – pH = 14 – 10,66 = 3,34

[OH-] = 10-3,34 M

[Ba(OH)2] = \(\frac{{{\rm{[}}O{H^ - }{\rm{]}}}}{2} = \frac{{{{10}^{ - 3,34}}}}{2} = 2,{285.10^{ - 4}}M\)

n Ba(OH)2 = 2,285.10-4.0,125 = 2,857.10-5 mol

mBa(OH)2 = 2,857.10-5 .171 = 4,884.10-3 g


Câu hỏi:

3.11

Cho ba dung dịch có cùng nồng độ: hydrochloric acid (HCl), ethanoic acid (acetic acid, CH3COOH) và sodium hydroxide (NaOH). Khi chuẩn độ riêng một thể tích như nhau của dung dịch HCl và dung dịch CH3COOH bằng dung dịch NaOH, phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Trước khi chuẩn độ, pH của hai acid bằng nhau.

B. Tại các điểm tương đương, dung dịch của cả hai phép chuẩn độ đều có giá trị pH bằng 7.

C. Cần cùng một thể tích sodium hydroxide để đạt đến điểm tương đương.

D. Giá trị pH của hai acid tăng như nhau cho đến khi đạt điểm tương đương.

Hướng dẫn giải :

HCl là acid mạnh phân li hoàn toàn ra ion H+ và Cl-. CH3COOH là acid yếu sẽ phân li không hoàn toàn

Lời giải chi tiết :

Đáp án C. Cả 2 acid đều phản ứng với NaOH theo cùng tỉ lệ.


Câu hỏi:

3.12

: a) Cốc A chứa 50 mL dung dịch KOH 0,10 M được chuẩn độ với dung dịch HNO3 0,10 M. Sau khi thêm 52 mL dung dịch HNO3 vào, pH của dung dịch trong cốc A là

A. 2,80. B. 2,71. C. 2,40. D. 3,00.

b) Chuẩn độ 100,0 mL dung dịch NaOH 0,1 M bằng dung dịch HCl 1,0 M. Thể tích dung dịch HCl cần thêm để dung dịch thu được có pH = 12 là

A. 8,91 mL. B. 8,52 mL. C. 9,01 mL. D. 8,72 mL.

Hướng dẫn giải :

Dựa vào phương pháp chuẩn độ

Lời giải chi tiết :

a) nOH- = 0,1.0,05 = 5.10-3 mol

nH+ = 0,10.0,052 = 5,2.10-3 mol

H+ +

OH-

H2O

5,2.10-3

5.10-3

0

5.10-3

5.10-3

5.10-3

2.10-4

0

5.10-3

[H+] =\(\frac{{{n_{H + }}}}{V} = \frac{{{{2.10}^{ - 4}}}}{{0,102}} = 1,{96.10^{ - 3}}M\)

pH = -lg[H+] = -lg(1,96.10-3) = 2,71

Đáp án: B

b)

nOH- = 0,1.0,1 = 0,01 mol

Gọi VHCl cần tìm là V

Sau chuẩn độ:

pOH = 14 – pH = 14 – 12 = 2 ; [OH-] = 0,01 M.

nOH-dư = nOH- -nH+ = 0,01 – 1.V

[OH-] =\(\frac{{{n_{OH - }}}}{{{V_{sau}}}}\)

0,01 = \(\frac{{(0,01 - V)}}{{(0,1 + V)}}\)

V = 8,91.10-3 l = 8,91 ml

Đáp án A


Câu hỏi:

3.13

Một mẫu dung dịch H2SO4 (gọi là mẫu A) được phân tích bằng cách thêm 50,0 mL dung dịch NaOH 0,213 M vào 100 mL dung dịch mẫu A rồi lắc đều. Sau khi phản ứng xảy ra, người ta thấy trong hỗn hợp dung dịch còn dư ion OH. Phần ion dư này cần 13,21 mL HCl 0,103 M để trung hoà. Tính nồng độ mol L–1 của mẫu A.

Hướng dẫn giải :

Dựa vào phương pháp chuẩn độ acid - base

Lời giải chi tiết :

nHCl = 0,103.0,01321= 1,36.10-3 mol

nNaOH = 0,213.0,05 = 0,01065 mol

HCl +

NaOH →

NaCl +

H2O

1,36.10-3

1,36.10-3

nNaOHdư = 1,36.10-3 mol

nNaOHpư = nNaOH – nNaOHdư = 0,01065 - 1,36.10-3 = 9,29.10-3 mol

H2SO4 +

2NaOH →

Na2SO4 +

2H2O

4,645.10-3

9,29.10-3

CMH2SO4 =\(\frac{{{n_{H2SO4}}}}{V} = \frac{{4,{{645.10}^{ - 3}}}}{{0,1}} = 0,04645M\)


Câu hỏi:

3.14

a) Lan thực hiện phép chuẩn độ 50,00 mL dung dịch acid nồng độ 0,10 M bằng dung dịch NaOH cùng nồng độ (0,10 M), Lan rất ngạc nhiên khi thấy phải cần 100 mL dung dịch NaOH để đạt tới điểm tương đương. Em hãy giải thích thắc mắc cho Lan.

b) Trong một thí nghiệm khác, Lan thực hiện chuẩn độ 10,00 mL HCl 0,020 M. Một lần nữa, Lan rất ngạc nhiên khi chỉ cần 5,00 mL một base mạnh cùng nồng độ 0,020 M để phản ứng hoàn toàn với 10,00 mL HCl đó. Em hãy giải thích cho Lan vì sao không cần một lượng tương đương là 10,00 mL base mà chỉ cần 5,00 mL?

Hướng dẫn giải :

Dựa vào tỉ lệ acid và base.

Lời giải chi tiết :

a) Acid cần chuẩn độ và NaOH có cùng nồng độ nhưng phản ứng theo tỉ lệ 2:1. Chứng tỏ đây là acid 2 nấc.

b) HCl và base cần chuẩn độ có cùng nồng độ nhưng phản ứng theo tỉ lệ 1:2. Chứng tỏ đây là base 2 nấc.


Câu hỏi:

3.15

10 mL dung dịch sulfuric acid 5.10-3 M được cho vào một bình định mức dung tích 100 mL.

a1) Tính pH của dung dịch sulfuric acid (cho rằng H2SO4 là acid mạnh phân li trong nước hoàn toàn cả hai proton H+).

a2) Thêm nước vào đến vạch của bình định mức thu được 100 mL dung dịch. Xác định pH của dung dịch đã pha loãng.

b) Viết phưong trình hoá học của phản ứng giữa sulfuric acid với dung dịch sodium hydroxide.

c) Dung dịch pha loãng ở phần a2 được dùng để chuẩn độ 25,0 mL dung dịch sodium hydroxide 1,00.10-4 M.

c1) Dự đoán hiện tượng quan sát được khi chuẩn độ đạt đến điểm tương đương nếu dùng phenolphthalein làm chất chỉ thị cho phép chuẩn độ trên.

c2) Xác định thể tích acid cần dùng khi phép chuẩn độ kết thúc.

Hướng dẫn giải :

Dựa vào phương pháp chuẩn độ acid - base

Lời giải chi tiết :

a1) H2SO4 → 2H++ SO42-

[H+] = 2[H2SO4] = 2.5.10-3 = 0,01M pH = -lg[H+] = -lg0,01 = 2

a2) Sau khi pha loãng 10 lần

[H+] =\(\frac{{0,01}}{{10}}\) =0,001 M pH = -lg[H+] = -lg0,001 = 3

b) H2SO4 + 2NaOH → Na2SO4 + H2O

c1) màu hồng của dung dịch phenolphtalein sẽ nhạt dần và mất hẳn.

c2) nNaOH = 0,025.1.10-4 = 2,5.10-6 mol

nH2SO4 =\(\frac{{2,{{5.10}^{ - 6}}}}{2} = 1,{25.10^{ - 6}}mol\)

VH2SO4 =\(\frac{{1,{{25.10}^{ - 6}}}}{{{{5.10}^{ - 4}}}} = 2,{3.10^{ - 3}}(l) = 2,3(ml)\)


Câu hỏi:

3.16

Nồng độ carbon dioxide (CO2) trong khí quyển đã tăng khoảng 20% trong thế kỉ qua. Giả sử các đại dương của Trái Đất tiếp xúc với khí CO2 trong khí quyển, lượng CO2 tăng lên có thể có ảnh hưởng gì đến pH của các đại dương trên thế giới? Sự thay đổi này có thể ảnh hưởng gì đến cấu trúc đá vôi (chủ yếu là CaCO3) của các rạn san hô và vỏ sò biển?

Hướng dẫn giải :

Dựa vào kiến thức về phương trình phân li của CO2 trong nước

Lời giải chi tiết :

CO2 hòa tan trong nước như sau:

CO2 + H2O\( \mathbin{\lower.3ex\hbox{$\buildrel\textstyle\rightarrow\over{\smash{\leftarrow}\vphantom{_{\vbox to.5ex{\vss}}}}$}} \)H2CO3

H2CO3 + H2O \( \mathbin{\lower.3ex\hbox{$\buildrel\textstyle\rightarrow\over{\smash{\leftarrow}\vphantom{_{\vbox to.5ex{\vss}}}}$}} \) H3O+ + HCO3-

Vậy nên khi nồng độ CO2 tăng, thì sẽ làm tăng tính acid của nước biển, làm giảm pH của nước biển. Các rạn san hô và vỏ sò sẽ bị hòa tan dần.


Câu hỏi:

3.17

Oxygen được dẫn truyền trong cơ thể là do khả năng liên kết của oxygen với hồng cầu trong máu theo cân bằng sau:

HbH+(aq) + O2(aq)\( \mathbin{\lower.3ex\hbox{$\buildrel\textstyle\rightarrow\over{\smash{\leftarrow}\vphantom{_{\vbox to.5ex{\vss}}}}$}} \) HbO2(aq) + H+(aq)

Độ pH của máu người bình thường được kiểm soát chặt chẽ trong khoảng 7,35 – 7,45. Dựa vào cân bằng trên, giải thích vì sao việc kiểm soát pH của máu người lại quan trọng. Điều gì sẽ xảy ra với khả năng vận chuyển oxygen của hồng cầu nếu máu trở nên quá acid (một tình trạng nguy hiểm được gọi là nhiễm toan hay nhiễm độc acid)?

Hướng dẫn giải :

Dựa vào nguyên lý chuyển dịch cân bằng Le Chatelier

Lời giải chi tiết :

Theo nguyên lý chuyển dịch cân bằng Le Chatelier,khi máu người trở nên quá acid tức là pH giảm và nồng độ H+ tăng, cân bằng (1) sẽ chuyển dịch sang trái. Điều này khiến trong máu có ít HbO2, nên khả năng vận chuyển oxygen của hồng cầu sẽ giảm.


Câu hỏi:

3.18

Acetic acid (CH3COOH) là một acid yếu.

a) Thế nào là một acid yếu? Viết phương trình hoá học của phản ứng giữa acetic acid với nước.

b) Giải thích vì sao giấm ăn (thành phần chính là acetic acid) thường được dùng để làm sạch cặn bám ở đáy ấm đun nước hoặc phích nước được dùng để chứa nước sôi.

Hướng dẫn giải :

Dựa vào kiến thức về chất điện li yếu

Lời giải chi tiết :

a) Acid yếu không phân li hoàn toàn;

CH3COOH + H2O \( \mathbin{\lower.3ex\hbox{$\buildrel\textstyle\rightarrow\over{\smash{\leftarrow}\vphantom{_{\vbox to.5ex{\vss}}}}$}} \) CH3COO + H3O+

b) Giấm ăn là CH3COOH có nồng độ 2 – 5%, do đó có thể tác dụng với lớp cặn (thường là MgCO3, CaCO3) để tạo thành muối tan, dễ bị rửa trôi.

2CH3COOH + MgCO3 → (CH3COO)2Mg + CO2 + H2O.

2CH3COOH + CaCO3 ⟶ (CH3COO)2Ca + CO2 + H2O.

Dụng cụ học tập

Học Hóa học cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, máy tính cầm tay và các dụng cụ thí nghiệm như ống nghiệm, hóa chất, bếp đun.

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Sách Giáo Khoa: Cánh diều

- Bộ sách Cánh Diều được lựa chọn bởi phù hợp nhiều đối tượng học sinh. Mỗi cuốn sách giáo khoa Cánh Diều đều chứa đựng rất nhiều sáng tạo, tâm huyết, mang đầy tri thức và cảm xúc của các tác giả biên soạn.

Đọc sách

Bạn có biết?

Hóa học là môn khoa học nghiên cứu về thành phần, cấu trúc, tính chất và sự biến đổi của vật chất. Với vai trò là "khoa học trung tâm", hóa học liên kết các ngành khoa học khác và là chìa khóa cho nhiều công nghệ hiện đại.'

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự Lớp 11

Lớp 11 - Năm học quan trọng, bắt đầu hướng đến những mục tiêu sau này. Hãy học tập chăm chỉ và tìm ra đam mê của mình để có những lựa chọn đúng đắn cho tương lai!'

- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

Nguồn : Sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK