Trang chủ Lớp 11 SBT Toán 11 - Cánh diều Chương VIII. Quan hệ vuông góc trong không gian. Phép chiếu vuông góc Bài 55 trang 117 SBT Toán 11 - Cánh diều: Cho hình lập phương \(ABCD. A’B’C’D’\) cạnh \(a\). Tính...

Bài 55 trang 117 SBT Toán 11 - Cánh diều: Cho hình lập phương \(ABCD. A’B’C’D’\) cạnh \(a\). Tính...

Ta sẽ chỉ ra \(AA’\) chính là khoảng cách giữa hai mặt phẳng \(\left( {ABCD} \right)\) và \(\left( {A’B’C’D’} \right)\). Lời Giải - Bài 55 trang 117 sách bài tập toán 11 - Cánh diều - Bài 6. Hình lăng trụ đứng. Hình chóp đều. Thể tích của một số hình khối. Cho hình lập phương \(ABCD. A'B'C'D'\) cạnh \(a\). Tính...

Đề bài :

Cho hình lập phương \(ABCD.A’B’C’D’\) cạnh \(a\). Tính:

a) Khoảng cách giữa hai mặt phẳng \(\left( {ABCD} \right)\) và \(\left( {A’B’C’D’} \right)\).

b) Số đo của góc nhị diện \(\left[ {A,CD,B’} \right]\).

c) Tang của góc giữa đường thẳng \(BD’\) và mặt phẳng \(\left( {ABCD} \right)\).

d) Khoảng cách giữa hai đường thẳng \(C’D\) và \(BC\).

e*) Góc giữa hai đường thẳng \(BC’\) và \(CD’\).

Hướng dẫn giải :

a) Ta sẽ chỉ ra \(AA’\) chính là khoảng cách giữa hai mặt phẳng \(\left( {ABCD} \right)\) và \(\left( {A’B’C’D’} \right)\).

b) Ta chứng minh \(\widehat {ADA’}\) là góc phẳng nhị diện của góc nhị diện \(\left[ {A,CD,B’} \right]\).

c) Ta chứng minh \(\widehat {DBD’}\) là góc tạo bởi đường thẳng \(BD’\) và mặt phẳng \(\left( {ABCD} \right)\). Do đó, ta cần tính \(\tan \widehat {DBD’}\).

d) Gọi \(I\) là giao điểm của \(DC’\) và \(D’C\). Chứng minh rằng \(IC\) là đường vuông góc chung của hai đường thẳng \(BC\) và \(DC’\), từ đó khoảng cách cần tính là đoạn thẳng \(IC\).

e*) Chỉ ra rằng do \(AD’\parallel BC’\) nên góc giữa \(BC’\) và \(CD’\) băng góc giữa \(AD’\) và \(CD’\), và bằng góc \(\widehat {AD’C}\).

Lời giải chi tiết :

image

a) Do \(ABCD.A’B’C’D’\) là hình lập phương, nên ta có \(AA’ \bot \left( {ABCD} \right)\), \(AA’ \bot \left( {A’B’C’D’} \right)\) và \(\left( {ABCD} \right)\parallel \left( {A’B’C’D’} \right)\). Do đó khoảng cách giữa hai mặt phẳng \(\left( {ABCD} \right)\) và \(\left( {A’B’C’D’} \right)\) cũng bằng khoảng cách từ điểm \(A\) đến mặt phẳng \(\left( {A’B’C’D’} \right)\), và bằng \(AA’\).

Do \(ABCD.A’B’C’D’\) là hình lập phương cạnh \(a\), nên ta có \(AA’ = a\).

Vậy khoảng cách giữa hai mặt phẳng \(\left( {ABCD} \right)\) và \(\left( {A’B’C’D’} \right)\) bằng \(a\).

b) Do \(ABCD.A’B’C’D’\) là hình lập phương, nên ta có \(AD \bot CD\), \(CD \bot \left( {DAA’D’} \right)\) và \(ADD’A’\) là hình vuông.

Ta nhận xét rằng \(A’D\parallel B’C\), và \(CD \bot A’D\) (do \(CD \bot \left( {DAA’D’} \right)\)), cùng với \(AD \bot CD\), ta suy ra \(\widehat {ADA’}\) là góc phẳng nhị diện của góc nhị diện \(\left[ {A,CD,B’} \right]\).

Vì \(ADD’A’\) là hình vuông nên \(\widehat {ADA’} = {45^o}\).

Vậy số đo của góc nhị diện \(\left[ {A,CD,B’} \right]\) bằng \({45^o}\).

c) Do \(D\) là hình chiếu của \(D’\) trên \(\left( {ABCD} \right)\), nên \(\widehat {DBD’}\) là góc tạo bởi đường thẳng \(BD’\) và mặt phẳng \(\left( {ABCD} \right)\).

Do \(ABCD\) là hình vuông cạnh \(a\), nên ta có \(BD = a\sqrt 2 \).

Ta có \(\tan \widehat {DBD’} = \frac{{DD’}}{{BD}} = \frac{a}{{a\sqrt 2 }} = \frac{{\sqrt 2 }}{2}\) (tam giác \(DBD’\) vuông tại \(D\))

Vậy tang của góc tạo bởi đường thẳng \(BD’\) và mặt phẳng \(\left( {ABCD} \right)\) bằng \(\frac{{\sqrt 2 }}{2}\).

d) Gọi \(I\) là giao điểm của \(DC’\) và \(D’C\). Do \(ABCD.A’B’C’D’\) là hình lập phương, nên \(DCC’D’\) là hình vuông, suy ra \(IC \bot DC’\).

Mặt khác, cũng do \(ABCD.A’B’C’D’\) là hình lập phương, ta suy ra \(BC \bot \left( {DCC’D’} \right)\), điều này dẫn tới \(IC \bot BC\).

Như vậy, ta có \(IC\) là đường vuông góc chung của hai đường thẳng \(BC\) và \(DC’\), tức khoảng cách giữa \(BC\) và \(DC’\) là đoạn thẳng \(IC\).

Do \(DCC’D’\) là hình vuông cạnh \(a\), nên \(D’C = a\sqrt 2 \Rightarrow IC = \frac{{a\sqrt 2 }}{2}\).

Vậy khoảng cách giữa \(BC\) và \(DC’\) là \(\frac{{a\sqrt 2 }}{2}\).

e*) Do \(AD’\parallel BC’\) nên góc giữa \(BC’\) và \(CD’\) băng góc giữa \(AD’\) và \(CD’\), tức là góc \(\widehat {AD’C}\).

Tam giác \(AD’C\) có \(AD’ = D’C = AC\) (do đều là mỗi đường chéo của các mặt trong hình lập phương) nên tam giác \(AD’C\) đều. Suy ra \(\widehat {AD’C} = {60^o}\).

Vậy góc giữa \(BC’\) và \(CD’\) bằng \({60^o}\).

Dụng cụ học tập

Để học tốt môn Toán, chúng ta cần có sách giáo khoa, vở bài tập, bút chì, bút mực, thước kẻ, compa, máy tính cầm tay và giấy nháp.

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Sách Giáo Khoa: Cánh diều

- Bộ sách Cánh Diều được lựa chọn bởi phù hợp nhiều đối tượng học sinh. Mỗi cuốn sách giáo khoa Cánh Diều đều chứa đựng rất nhiều sáng tạo, tâm huyết, mang đầy tri thức và cảm xúc của các tác giả biên soạn.

Đọc sách

Bạn có biết?

Toán học, được ví như "ngôn ngữ của vũ trụ", không chỉ là môn học về số và hình học. Đó là lĩnh vực nghiên cứu trừu tượng về các cấu trúc, không gian và phép biến đổi, góp phần quan trọng vào việc giải mã các hiện tượng tự nhiên và phát triển công nghệ.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự Lớp 11

Lớp 11 - Năm học quan trọng, bắt đầu hướng đến những mục tiêu sau này. Hãy học tập chăm chỉ và tìm ra đam mê của mình để có những lựa chọn đúng đắn cho tương lai!'

- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

Nguồn : Sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK