Mở đầu:
Ong bắp cày cái (Philanthus triangulum) có tập tính đi kiếm ăn xa tổ và tìm lại đúng tổ của nó giữa rất nhiều các tổ khác khi trở về. Nhà tập tính học Niko Tinbergen đã làm thí nghiệm đánh dấu xung quanh tổ ong bằng các quả thông (trong khi ong ở trong tổ). Sau hai ngày, ông dịch chuyển vòng đánh đấu ra xa khỏi tổ (hình 14.1). Theo em, ong có tìm thấy tổ của mình khi quay về không? Vì sao? |
Vận dụng kiến thức thực tiễn.
Ong sẽ không tìm thấy tổ của nó khi quay về.
Con ong đã định vị được tổ của nó bằng cách học được vị trí tương đối của tổ so với các mốc nhìn thấy được (vòng quả thông bao quanh). Do đó, nếu chuyển dịch vòng quả thông đi, khi ong quay trở về, nó sẽ bay vào vị trí trong tâm của vòng quả thông chứ không phải tổ của nó.
Câu hỏi:
Mỗi tập tính được mô tả ở hình 14.2 có vai trò gì đối với đời sống động vật? |
Dựa vào hình 14.2 và mô tả các tập tính ở động vật.
Hình 14.2a, tập tính giăng tơ ở nhện giúp chúng di chuyển và làm bẫy bắt mồi.
Hình 14.2b, tập tính sử dụng pheromone để đánh dấu đường đi giúp các con kiến trong đàn tìm được đường và lần theo.
Hình 14.2c, tập tính xòe lông đuôi ở chim công đực giúp thu hút chim công cái, ngoài ra còn để đe dọa kẻ thù.
Hình 14.2d, tập tính đánh dấu lãnh thổ bằng nước tiểu ở chó giúp các con chó khác nhận biết lãnh thổ.
Luyện tập:
Hãy lấy thêm ví dụ về tập tính ở động vật. Cho biết vai trò của tập tính đó đối với đời sống của động vật. |
Vận dụng kiến thức thực tiễn.
Ví dụ:
Luyện tập:
Cho biết các tập tính của động vật thể hiện ở hình 14.2 thuộc loại tập tính nào? Lấy thêm ví dụ về các loại tập tính bẩm sinh, tập tính học được và tập tính hỗn hợp. |
Dựa vào hình 14.2 và bảng 14.1 phân loại tập tính theo đặc điểm di truyền.
a) Nhện giăng tơ: tập tính bẩm sinh
b) Kiến đánh dấu đường đi bằng pheromone: tập tính học được.
c) Công đực xòe lông đuôi: tập tính bẩm sinh
d) Chó đánh dấu lãnh thổ bằng nước tiểu: tập tính bẩm sinh.
Ví dụ:
Luyện tập:
Con người có thể có những hình thức học tập nào? Lấy ví dụ minh họa về các hình thức học tập ở con người. Lấy thêm các ví dụ về mỗi hình thức học tập ở động vật. |
Ví dụ:
Luyện tập:
Hãy lấy thêm một số ví dụ về ứng dụng tập tính trong đời sống. |
Vận dụng hiểu biết thực tiễn.
Ví dụ:
Vận dụng 1:
Lấy ví dụ chứng minh pheromone là chất được sử dụng như những tín hiệu hóa học của các cá thể cùng loài. |
Vận dụng hiểu biết về hormone pheromone và cơ thể động vật.
Pheromone là chất được tiết ra từ cơ thể như tín hiệu hóa học giữa các cá thể cùng loài.
Ví dụ loài nhím biển thường phóng thích pheromone vào nước để “gửi thông điệp” hóa học thu hút những con nhím cái khác.
Vận dụng 2:
Cho biết những ví dụ sau thuộc hình thức học tập nào.
|
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức về các hình thức học tập ở động vật.
Chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, kính hiển vi, mẫu sinh vật và các dụng cụ thí nghiệm khác.
- Bộ sách Cánh Diều được lựa chọn bởi phù hợp nhiều đối tượng học sinh. Mỗi cuốn sách giáo khoa Cánh Diều đều chứa đựng rất nhiều sáng tạo, tâm huyết, mang đầy tri thức và cảm xúc của các tác giả biên soạn.
Sinh học là môn khoa học nghiên cứu về sự sống và các sinh vật. Từ cấu trúc tế bào đến các hệ sinh thái phức tạp, sinh học giúp chúng ta hiểu rõ hơn về bản chất của sự sống và mối quan hệ giữa các loài.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 11 - Năm học quan trọng, bắt đầu hướng đến những mục tiêu sau này. Hãy học tập chăm chỉ và tìm ra đam mê của mình để có những lựa chọn đúng đắn cho tương lai!'
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK