Em hãy mô tả sự di truyền bệnh bạch tạng của gia đình trong hình 38.1. Nếu cặp bố mẹ này tiếp tục sinh người con thứ hai, có thể xác định được tỉ lệ người con thứ 2 bị bệnh bạch tạng hay không? Giải thích.
Bệnh bạch tạng do gen lặn trên NST thường quy định.
Mô tả: Bệnh bạch tạng do gen lặn trên NST thường quy định. Bố mẹ bị bệnh bạch tạng sinh ra con gái cũng bị bệnh bạch tạng.
Nếu cặp bố mẹ này tiếp tục sinh người con thứ hai, có thể xác định được tỉ lệ người con thứ 2 bị bệnh bạch tạng là 100%.
Dựa vào hình 38.2, hãy nêu tên các tính trạng được Mendel nghiên cứu trên cây đậu hà lan.
Quan sát hình 38.2
Các tính trạng được Mendel nghiên cứu trên cây đậu hà lan:
- Vị trí mọc của hoa
- Màu sắc hoa
- Màu sắc của quả
- Ngắn của quả
- Hình dạng hạt
- Màu sắc hạt
Nêu ý tưởng nghiên cứu của Mendel
Lý thuyết ý tưởng nghiên cứu của Mendel
Bước 1: Tạo các dòng thuần chủng về từng tính trạng.
Bước 2: Lai các dòng thuần chủng khác biệt nhau bởi 1 hoặc nhiều tính trạng tương phản. Theo dõi sự di truyền riêng từng cặp tính trạng.
Bước 3: Sử dụng toán xác suất để phân tích kết quả lai, sau đó đưa ra giả thuyết giải thích kết quả.
Bước 4: Chứng minh giả thuyết bằng bằng phép lai phân tích.
Từ phép lai trong hình 38.3, lấy ví dụ minh họa cho các thuật ngữ trong bảng dưới đây.
Quan sát hình 38.3
Thuật ngữ |
Ví dụ |
Tính trạng |
Màu hoa |
Nhân tố di truyền |
A |
Cơ thể thuần chủng |
AA |
Cặp tính trạng tương phản |
Hoa tím > |
Tính trạng trội |
Hoa tím |
Tính trạng lặn |
Hoa trắng |
Kiểu hình |
Hoa tím |
Kiểu gene |
Aa |
Allele |
A |
Dòng thuần |
aa |
Quan sát hình 38.3, mô tả phép lai một cặp tính trạng của Mendel về màu hoa của cây đậu hà lan.
Quan sát hình 38.3
- Tiến hành: Menđen đã tiến hành giao phấn giữa các giống đậu Hà Lan khác nhau về một cặp tính trạng thuần chủng tương phản.
+ Cắt bỏ nhị từ khi chưa chín ở hoa của cây chọn làm mẹ để ngăn ngừa sự tự thụ phấn.
+ Khi nhị đã chín, ông lấy phấn của các hoa trên cây được chọn làm bố rắc vào đầu nhụy hoa của các hoa đã được cắt nhị ở trên cây được chọn làm mẹ.
+ F1 được tạo thành tiếp tục tự thụ phấn để cho ra F2.
- Kết quả: F1 đồng tính về tính trạng của bố hoặc mẹ, còn F2 có tỉ lệ phân li tính trạng theo tỉ lệ 3 trội : 1 lặn. Dù thay đổi vị trí của các giống làm cây bố và cây mẹ như giống hoa đỏ làm bố và giống hoa trắng làm mẹ hay ngược lại, kết quả thu được của 2 phép lai đều như nhau.
Giải thích kết quả phép lai theo quan điểm của Mendel
Lý thuyết quy luật Mendel
Menđen đã giải thích kết quả thí nghiệm của mình bằng sự phân li của cặp nhân tố di truyền trong quá trình phát sinh giao tử và sự tổ hợp của chúng trong thụ tinh. Đó là cơ chế di truyền các tính trạng.
Sự phân li của cặp nhân tố di truyền Aa ở F1 đã tạo ra hai loại giao tử với tỉ lệ ngang nhau là 1A : 1a. Chính đây là điểm cơ bản trong quy luật phân li của Menđen.
Theo quy luật phân li, trong quá trình phát sinh giao tử mỗi nhân tố di truyền trong cặp nhân tố di truyền phân li về một giao tử và giữ nguyên bản chất như ở cơ thể thuần chủng P.
Sự tổ hợp của các loại giao tử này trong thụ tinh đã tạo ra tỉ lệ ở F2 là 1AA: 2Aa: 1aa. Các tổ hợp AA và Aa đều biểu hiện kiểu hình trội (hoa đỏ).
Quan sát hình 38.4:
a) Nêu kết quả hai phép lai 1 và 2. Giải thích
b) Xác định kiểu gene của mỗi cây hoa tím ở thế hệ P và F1 trong hình 38.4
c) Nêu vai trò của phép lai phân tích
Quan sát hình 38.4
a)
Phép lai 1: F1 đồng tính, do P hoa tím đồng hợp
Phép lai 2: F1 phân tính, do P hoa tím dị hợp
b)
Phép lai 1:
- P có kiểu gen AA
- F1 có kiểu gen Aa
Phép lai 2:
- P có kiểu gen Aa
- F1 có kiểu gen Aa
c) Vai trò của phép lai phân tích:
Phép lai phân tích là phép lai giữa cá thể mang tính trạng trội chưa biết kiểu gene với cá thể mang tính trạng lặn nhằm xác định kiểu gene của cá thể mang tính trạng trội.
Dựa vào hình 38.5:
a) Mô tả cách tiến hành thí nghiệm của Mendel
b) Xác định tỷ lệ kiểu hình của 2 tính trạng ở F2.
c) Xác định tỷ lệ kiểu hình từng cặp tính trạng ở F2
Dựa vào hình 38.5
a) Menđen lai hai thứ đậu Hà Lan thuần chủng khác nhau về hai cặp tính trạng tương phản : hạt màu vàng, vỏ trơn và hạt màu xanh, vỏ nhăn được F1 đều có hạt màu vàng, và trơn. Sau đó, ông tiếp tục cho F1 lai với F1 để tạo ra F2.
b) Tỷ lệ kiểu hình của 2 tính trạng ở F2: 9:3:3:1
c) Tỷ lệ kiểu hình từng cặp tính trạng ở F2:
- Vàng : xanh = 3:1
- Trơn : nhăn = 3:1
Quan sát hình 38.5
a) Xác định các biến dị tổ hợp ở F2
b) Trình bày cơ chế hình thành biến dị tổ hợp.
Quan sát hình 38.5
a) Các biến dị tổ hợp: vàng - nhăn, xanh - trơn, xanh - nhăn.
b) Cơ chế phát sinh biến dị tổ hợp là do hiện tượng phân li độc lập, hoán vị gen xảy ra trong giảm phân tạo ra các loại giao tử có tổ hợp gen khác nhau kết hợp với hiện tượng tổ hợp tự do của các giao tử trong giảm phân tạo thành các hợp tử có tổ hợp gen mới làm xuất hiện biến dị tổ hợp.
Trong chăn nuôi, người ta thường tạo ra con lai bằng cách cho lai giữa giống địa phương với giống ngoại lai nhập ngoại. Em hãy giải thích ý nghĩa của phương pháp này.
Lý thuyết biến dị tổ hợp
Trong chăn nuôi, người ta thường tạo ra con lai bằng cách cho lai giữa giống địa phương với giống ngoại lai nhập ngoại vì như vậy sẽ tạo ra biến dị tổ hợp, làm nguồn nguyên liệu cho chọn giống.
Chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, máy tính cầm tay, các dụng cụ thí nghiệm như kính hiển vi, ống nghiệm, hóa chất,...
- Bộ sách Cánh Diều được lựa chọn bởi phù hợp nhiều đối tượng học sinh. Mỗi cuốn sách giáo khoa Cánh Diều đều chứa đựng rất nhiều sáng tạo, tâm huyết, mang đầy tri thức và cảm xúc của các tác giả biên soạn.
Môn Khoa Học Tự Nhiên là môn gì? Đây là môn học được xây dựng và phát triển dựa trên nền tảng của các môn Vật Lí, Hóa Học, Sinh Học và Khoa học Trái Đất. Có thể hiểu một cách đơn giản hơn là gộp các môn: Vật Lí, Hóa Học và Sinh Học ở chương trình THCS vào làm một.
Nguồn : Gia sư đất việtLớp 9 - Năm cuối cấp trung học cơ sở, chuẩn bị cho kỳ thi quan trọng. Những áp lực sẽ lớn nhưng hãy tin tưởng vào khả năng của bản thân và nỗ lực hết mình!
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK