Cường độ dòng điện cho biết độ mạnh yếu của
A. nguồn điện.
B. dòng điện.
C. thiết bị điện trong mạch.
D. thiết bị an toàn của mạch.
Áp dụng lý thuyết về cường độ dòng điện
Cường độ dòng điện cho biết độ mạnh yếu của dòng điện
Đáp án B
Độ lớn hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện (khi mạch hở) cho biết
A. khả năng sinh ra dòng điện.
B. loại nguồn điện.
C. độ bền của nguồn điện.
D. tuổi thọ của nguồn điện.
Áp dụng lý thuyết về hiệu điện thế
Hiệu điện thế giữa hai cực của của nguồn điện cho biết khả năng sinh ra dòng điện của nó.
Đáp án A
Đơn vị nào dưới đây là đơn vị đo cường độ dòng điện?
A. kg.
B. mm.
C. mA.
D. mm³.
Áp dụng lý thuyết về cường độ dòng điện
Đơn vị mA là đơn vị đo cường độ dòng điện
Đáp án C
Đơn vị nào dưới đây là đơn vị đo hiệu điện thế?
A. kg.
B. kV.
C. km.
D. kJ.
Áp dụng lý thuyết về hiệu điện thế
Đơn vị kV là đơn vị đo hiệu điện thế
Đáp án B
Cho các thiết bị gồm: (1) – đèn sợi đốt, (2) – ampe kế, (3) – vôn kế. Những thiết bị nào khi mắc vào mạch điện dùng nguồn điện là pin cần phải chú ý để tránh mắc nhầm cực (nếu mắc nhầm cực có thể làm hỏng thiết bị hoặc gây chập cháy).
Áp dụng lý thuyết về cường độ dòng điện và hiệu điện thế
Thiết bị (2) và (3).
Để đo cường độ dòng điện, cần mắc ampe kế sao cho dòng điện cần đo trong dây dẫn đi vào chốt dương của ampe kế và đi ra khỏi chốt âm của ampe kế.
Để đo được hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện, cần mắc vôn kế sao cho cực dương của nguồn điện được nối với chốt dương của vôn kế, cực âm của nguồn điện được nối với chốt âm của vôn kế.
Hãy vẽ thêm ampe kế và vôn kế để đo cường độ dòng điện chạy qua đèn và hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn ở mạch điện được mắc như hình vẽ 23.1.
Áp dụng lý thuyết về cách mắc Ampe kế
- Mắc ampe kế sao cho dòng điện cần đo trong dây dẫn đi vào chốt dương của ampe kế và đi ra khỏi chốt âm của ampe kế.
- Mắc vôn kế sao cho cực dương của nguồn điện được nối với chốt dương của vôn kế, cực âm của nguồn điện được nối với chốt âm của vôn kế.
Vì vậy, có thể vẽ thêm ampe kế và vôn kế như sau:
Các phát biểu dưới đây đúng hay sai? Nếu phát biểu sai, hãy sửa cho đúng.
(1) Hiệu điện thế cho biết độ mạnh yếu của dòng điện trong mạch điện.
(2) Cường độ dòng điện được đo bằng đơn vị là ampe, milivôn.
(3) Cường độ dòng điện cho biết độ mạnh yếu của dòng điện.
(4) Hiệu điện thế được đo bằng đơn vị là vôn, kilôjun, milivôn.
(5) Hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện (khi mạch hở) cho biết khả năng sinh ra dòng điện của nguồn điện đó.
(6) Đồng hồ dùng để đo cường độ dòng điện là vôn kế.
(7) Đồng hồ dùng để đo hiệu điện thế là ampe kế.
(8) Có thể dùng nhiệt kế để đo cường độ dòng điện hay hiệu điện thế.
Áp dụng lý thuyết về cường độ dòng điện và hiệu điện thế
(1) Sai
Cường độ dòng điện cho biết độ mạnh yếu của dòng điện trong mạch điện.
(2) Sai
Cường độ dòng điện được đo bằng đơn vị là ampe, miliampe.
(3) Đúng
(4) Sai
Hiệu điện thế được đo bằng đơn vị là vôn, kilôvôn, milivôn.
(5) Đúng
(6) Sai
Đồng hồ dùng để đo cường độ dòng điện là ampe kế.
(7) Sai
Đồng hồ dùng để đo hiệu điện thế là vôn kế.
(8) Sai
Không thể dùng nhiệt kế để đo cường độ dòng điện hay hiệu điện thế.
Cho các dụng cụ gồm: hai nguồn điện mắc nối tiếp, công tắc, đèn LED, ampe kế, vôn kế. Hãy vẽ sơ đồ mạch điện để ampe kế có thể đo được cường độ dòng điện chạy qua đèn và vôn kế đo được hiệu điện thế giữa hai đầu của đèn LED.
Áp dụng lý thuyết về cường độ dòng điện và hiệu điện thế
Có thể vẽ sơ đồ mạch điện như sau:
Cho sơ đồ mạch điện như hình 23.2. Hãy cho biết việc mắc các dụng cụ điện và đồng hồ đo điện đã hợp lý chưa. Nếu chưa hợp lí, hãy vẽ lại để có sơ đồ mạch điện đúng.
Áp dụng lý thuyết về cường độ dòng điện và hiệu điện thế
- Vôn kế bị mắc sai (vôn kế mắc song song với thiết bị điện)
- Ampe kế bị mắc sai cực (cực âm nối với cực âm nguồn, cực dướng nối với cực dương của nguồn)
- Mắc lại như sau:
Chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, máy tính cầm tay, các dụng cụ thí nghiệm như kính hiển vi, ống nghiệm, hóa chất,...
- Bộ sách Cánh Diều được lựa chọn bởi phù hợp nhiều đối tượng học sinh. Mỗi cuốn sách giáo khoa Cánh Diều đều chứa đựng rất nhiều sáng tạo, tâm huyết, mang đầy tri thức và cảm xúc của các tác giả biên soạn.
Môn Khoa Học Tự Nhiên là môn gì? Đây là môn học được xây dựng và phát triển dựa trên nền tảng của các môn Vật Lí, Hóa Học, Sinh Học và Khoa học Trái Đất. Có thể hiểu một cách đơn giản hơn là gộp các môn: Vật Lí, Hóa Học và Sinh Học ở chương trình THCS vào làm một.
Nguồn : Gia sư đất việtLớp 8 - Năm học đầy thách thức với những bài học khó hơn. Đừng lo lắng, hãy chăm chỉ học tập và luôn giữ tinh thần lạc quan!
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK