Trang chủ Lớp 8 SBT Khoa học tự nhiên lớp 8 - Cánh diều Chủ đề V. Điện Bài 20. Sự nhiễm điện trang 40, 41, 42 SBT Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều: Trường hợp nào sau đây không có sự nhiễm điện?...

Bài 20. Sự nhiễm điện trang 40, 41, 42 SBT Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều: Trường hợp nào sau đây không có sự nhiễm điện?...

Lời giải bài tập, câu hỏi 20.1, 20.2, 20.3, 20.4, 20.5, 20.6, 20.7, 20.8, 20.9, 20.10, 20.11, 20.12, 20.13 Bài 20. Sự nhiễm điện trang 40, 41, 42 SBT Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều. Trường hợp nào sau đây không có sự nhiễm điện?...

Câu hỏi:

20.1

Trường hợp nào sau đây không có sự nhiễm điện?

A. Dùng hai tay xoa vào nhau.

B. Dùng thanh nhựa cọ xát vào áo len.

C. Dùng giấy bóng kính cọ xát với tóc.

D. Dùng bóng bay cọ xát vào áo len.

Hướng dẫn giải :

Áp dụng lý thuyết về sự nhiễm điện

Lời giải chi tiết :

Hai tay đều thuộc cơ thể người nên không có sự di chuyển của electron từ vật này qua vật khác làm cho các vật nhiễm điện.

Đáp án A


Câu hỏi:

20.2

Vật nào dưới đây không dẫn điện?

A. Dây xích sắt.

B. Nước biển.

C. Thước nhựa.

D. Cơ thể người.

Hướng dẫn giải :

Áp dụng lý thuyết về sự nhiễm điện

Lời giải chi tiết :

Nhựa là vật liệu cách điện.

Đáp án C


Câu hỏi:

20.3

Dòng điện là dòng chuyển dời có hướng của

A. các phân tử, nguyên tử trung hoà.

B. chất lỏng bên trong vật.

C. các bộ phận trong vật dẫn điện.

D. các hạt mang điện.

Hướng dẫn giải :

Áp dụng lý thuyết về sự nhiễm điện

Lời giải chi tiết :

Dòng điện là dòng chuyển dời có hướng của các hạt mang điện

Đáp án D


Câu hỏi:

20.4

Một vật dẫn được điện là do

A. trong vật có các hạt mang điện có thể di chuyển được dễ dàng.

B. trong vật có các nguyên tử được tạo từ các hạt mang điện.

C. trong nguyên tử có hạt nhân mang điện tích dương.

D. trong nguyên tử có các electron quay quanh hạt nhân.

Hướng dẫn giải :

Áp dụng lý thuyết về sự nhiễm điện

Lời giải chi tiết :

Một vật dẫn được điện là do trong vật có các hạt mang điện có thể di chuyển được dễ dàng

Đáp án A


Câu hỏi:

20.5

Hai vật mang điện trái dấu đặt gần nhau sẽ không thể

A. hút nhau.

B. phóng điện.

C. đẩy nhau.

D. hút nhau và phóng điện.

Hướng dẫn giải :

Áp dụng lý thuyết về sự nhiễm điện

Lời giải chi tiết :

Hai vật mang điện trái dấu đặt gần nhau sẽ hút nhau, phóng điện.

Đáp án C


Câu hỏi:

20.6

Ghép nội dung của cột A với nội dung của cột B cho phù hợp.

Cột A

Cột B

1. Các electron

a) di chuyển từ vật này sang vật khác.

2. Khi cọ xát, các electron

b) chuyển động xung quanh hạt nhân.

3. Vật thừa electron

c) mang điện âm.

4. Vật thiếu electron

d) nhiễm điện âm.

5. Hai vật mang điện cùng dấu đặt gần nhau

e) nhiễm điện dương.

6. Hai vật mang điện trái dấu đặt gần nhau

f) đẩy nhau.

g) hút nhau.

Hướng dẫn giải :

Áp dụng lý thuyết về sự nhiễm điện

Lời giải chi tiết :

1 - b, c; 2 - a; 3 - c, d; 4 - e; 5 - f; 6 - g.


Câu hỏi:

20.7

Sử dụng các từ ngữ sau đây để viết thành một câu mô tả sự nhiễm điện của vật.

áo len, mảnh nhựa, bóng bay, mảnh kim loại, cọ xát, trở nên, với nhau, và, vào, sau khi, nhiễm điện.

Hướng dẫn giải :

Áp dụng lý thuyết về sự nhiễm điện

Lời giải chi tiết :

Ví dụ: Sau khi cọ xát mảnh nhựa vào áo len, mảnh nhựa và áo len trở nên nhiễm điện.


Câu hỏi:

20.8

Sau khi mảnh nhựa cọ xát với áo len, mảnh nhựa mang điện âm, nếu mảnh nhựa vẫn được đặt gần áo len thì có thể xảy ra sự phóng điện. Hãy cho biết hạt mang điện trong quá trình phóng điện đó là gì. Hãy dùng hình vẽ mô tả chiều dịch chuyển của các hạt mang điện trong quá trình phóng điện.

Hướng dẫn giải :

Áp dụng lý thuyết về sự nhiễm điện

Lời giải chi tiết :

Sau khi mảnh nhựa cọ xát với áo len, mảnh nhựa mang điện âm, nếu sau đó mảnh nhựa vẫn đặt gần áo len thì có thể xảy ra sự phóng điện. Trong quá trình phóng điện hạt mang điện là các electron dịch chuyển có hướng từ mảnh nhựa về phía áo len.


Câu hỏi:

20.9

Các phát biểu dưới đây là đúng hay sai? Nếu phát biểu sai, hãy sửa lại cho đúng.

(1) Nguyên tử được cấu tạo từ hạt nhân mang điện dương và các electron mang điện âm đứng yên ở gần đó.

(2) Khi các vật cọ xát với nhau, các electron có thể di chuyển từ vật này sang vật khác làm cho chúng trở nên nhiễm điện.

(3) Hai vật mang điện cùng dấu sẽ hút nhau.

(4) Hai vật mang điện trái dấu sẽ đẩy nhau.

Hướng dẫn giải :

Áp dụng lý thuyết về sự nhiễm điện

Lời giải chi tiết :

(1) Sai. Nguyên tử được cấu tạo từ hạt nhân mang điện dương và các electron mang điện âm chuyển động xung quanh hạt nhân.

(2) Đúng.

(3) Sai. Hai vật mang điện cùng dấu sẽ đẩy nhau.

(4) Sai. Hai vật mang điện trái dấu sẽ hút nhau.


Câu hỏi:

20.10

Giả sử trong cơn giông, các đám mây tích điện, trong đó đám mây bay gần mặt đất thường tích điện âm. Khi khoảng cách đủ gần, sẽ có hiện tượng phóng tia lửa giữa đám mây và mặt đất gọi là tia sét.

a) Khi đám mây tích điện âm đến gần mặt đất, mặt đất tích điện gì?

b) Khi có tia sét, đã có dòng điện giữa đám mây và mặt đất, đó là dòng chuyển dời của hạt mang điện nào? Chúng chuyển động theo chiều nào?

Hướng dẫn giải :

Áp dụng lý thuyết về sự nhiễm điện

Lời giải chi tiết :

a) Khi đám mây tích điện âm đến gần mặt đất, mặt đất sẽ tích điện dương.

b) Nếu đám mây gần mặt đất, sẽ xảy ra sự phóng điện, các electron chuyển động có hướng từ đám mây xuống mặt đất.


Câu hỏi:

20.11

Cho các vật: dây cao su, dây đồng, dây vải, dây xích sắt, dây chỉ, dây cước.

a) Trong các vật trên, vật nào dẫn điện và vật nào cách điện?

b) Ngoài các vật ở trên, hãy kể thêm một số vật dẫn điện và vật cách điện trong gia đình em.

Hướng dẫn giải :

Áp dụng lý thuyết về sự nhiễm điện

Lời giải chi tiết :

a) Các vật dẫn điện: dây đồng, dây sắt.

Các vật cách điện: dây cao su, dây vải, dây chỉ, dây cước.

b) Các vật dẫn điện: lõi dây dẫn điện,...

Các vật cách điện: bàn gỗ, ghế nhựa, cốc thuỷ tinh,...


Câu hỏi:

20.12

Trong hầu hết các chi tiết của đồ dùng điện (ở cả gia đình và trong nhà máy) đều được tạo từ các chất dẫn điện và chất cách điện, em hãy lựa chọn ba đồ dùng điện và chỉ ra các bộ phận được làm bằng chất dẫn điện, các bộ phận được làm bằng chất cách điện. Nêu tác dụng của các bộ phận đó.

Hướng dẫn giải :

Áp dụng lý thuyết về sự nhiễm điện

Lời giải chi tiết :

Ví dụ: Đèn học có lõi dây dẫn điện là chất dẫn điện, có tác dụng cho dòng điện để làm sáng bóng đèn. Vỏ đèn học làm bằng nhựa là chất cách điện để đảm bảo an toàn cho người sử dụng.


Câu hỏi:

20.13

Với hai quả bóng bay giống nhau, một số tờ giấy bóng kính, dây chỉ, giả thí nghiệm, em hãy thiết kế phương án thí nghiệm mô tả cách tiến hành thí nghiệm để kiểm tra tính chất:

a) Hai vật nhiễm điện trái dấu hút nhau.

b) Hai vật nhiễm điện cùng dấu đẩy nhau.

Hướng dẫn giải :

Áp dụng lý thuyết về sự nhiễm điện

Lời giải chi tiết :

a) Dùng tờ giấy bóng kính cọ xát với một quả bóng bay rồi đưa tờ giấy bóng kính lại gần quả bóng bay đó.

b) Lần lượt dùng tờ giấy bóng kính cọ xát hai quả bóng bay, sau đó đưa hai quả bóng bay lại gần nhau.

Dụng cụ học tập

Chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, máy tính cầm tay, các dụng cụ thí nghiệm như kính hiển vi, ống nghiệm, hóa chất,...

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Sách Giáo Khoa: Cánh diều

- Bộ sách Cánh Diều được lựa chọn bởi phù hợp nhiều đối tượng học sinh. Mỗi cuốn sách giáo khoa Cánh Diều đều chứa đựng rất nhiều sáng tạo, tâm huyết, mang đầy tri thức và cảm xúc của các tác giả biên soạn.

Đọc sách

Bạn có biết?

Môn Khoa Học Tự Nhiên là môn gì? Đây là môn học được xây dựng và phát triển dựa trên nền tảng của các môn Vật Lí, Hóa Học, Sinh Học và Khoa học Trái Đất. Có thể hiểu một cách đơn giản hơn là gộp các môn: Vật Lí, Hóa Học và Sinh Học ở chương trình THCS vào làm một.

Nguồn : Gia sư đất việt

Tâm sự Lớp 8

Lớp 8 - Năm học đầy thách thức với những bài học khó hơn. Đừng lo lắng, hãy chăm chỉ học tập và luôn giữ tinh thần lạc quan!

- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

Nguồn : Sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK