Luyện tập 1 Câu 1
Gợi ý giải câu hỏi 1 trang 84
Tính.
9 phút 12 giây + 3 phút 38 giây
2 tuần 5 ngày x 7
7 giờ 15 phút – 2 giờ 30 phút
9 năm 4 tháng : 8
* Muốn cộng số đo thời gian:
- Đặt tính thẳng hàng và thực hiện tính như đối với phép cộng các số tự nhiên.
- Khi tính sau mỗi kết quả ta phải ghi đơn vị đo tương ứng.
- Nếu số đo thời gian ở đơn vị bé có thể chuyển đổi sang đơn vị lớn thì ta thực hiện chuyển đổi sang đơn vị lớn hơn.
* Muốn trừ số đo thời gian:
- Đặt tính thẳng hàng và thực hiện tính như đối với phép trừ các số tự nhiên.
- Khi tính sau mỗi kết quả ta phải ghi đơn vị đo tương ứng.
- Nếu số đo theo đơn vị nào đó ở số bị trừ bé hơn số đo tương ứng ở số trừ thì cần chuyển đổi 1 đơn vị hàng lớn hơn liền kề sang đơn vị nhỏ hơn rồi thực hiện phép trừ như bình thường.
* Muốn nhân số đo thời gian với một số:
- Đặt tính thẳng hàng và thực hiện tính như đối với phép nhân các số tự nhiên.
- Khi tính sau mỗi kết quả ta phải ghi đơn vị đo tương ứng.
- Nếu số đo thời gian ở đơn vị bé có thể chuyển đổi sang đơn vị lớn thì ta thực hiện chuyển đổi sang đơn vị lớn hơn.
* Muốn chia số đo thời gian cho một số:
- Ta đặt tính như đối với phép chia các số tự nhiên.
- Chia từng số đo ở số bị chia cho số chia (theo thứ tự từ trái sang phải).
- Khi tính sau mỗi kết quả ta phải ghi đơn vị đo tương ứng.
Vậy 9 phút 12 giây + 3 phút 38 giây = 12 phút 50 giây
+) Đổi: 7 giờ 15 phút = 6 giờ 75 phút
Vậy 7 giờ 15 phút – 2 giờ 30 phút = 4 giờ 45 phút.
Vậy 2 tuần 5 ngày x 7 = 19 tuần.
Vậy 9 năm 4 tháng : 8 = 1 năm 2 tháng
Luyện tập 1 Câu 2
Giải câu hỏi 2 trang 84
Số?
a) 24 km/h = ? m/s
b) 207 km/h = ? m/s
Điền số thích hợp vào ô trống.
a) 24 km/h = (24 000 : 3 600) $\frac{{20}}{3}$ m/s
b) 207 km/h = (207 000 : 3 600) 57,5 m/s
Luyện tập 1 Câu 3
Trả lời câu hỏi 3 trang 84
Bến B cách bến A 115 km. Một chiếc tàu đi từ bến A đến bến B với vận tốc 22 km/h. Hỏi sau khi khởi hành 3 giờ 30 phút, tàu còn cách bến B bao nhiêu ki-lô-mét?
- Quãng đường tàu đi được sau 3 giờ 30 phút = vận tốc của tàu x thời gian tàu đã đi.
- Khoảng cách của tàu so với bến B sau khi đi được 3 giờ 30 phút = khoảng cách bến A và bến B – quãng đường tàu đi được sau 3 giờ 30 phút.
Đổi: 3 giờm 30 phút = 3,5 giờ
Quãng đường tàu đi được sau 3 giờ 30 phút là:
22 x 3,5 = 77 (km)
Sau khi khởi hành 3 giờ 30 phút, tàu còn cách bến B số ki-lô-mét là:
115 – 77 = 38 (km)
Đáp số: 38 km.
Luyện tập 1 Câu 4
Trả lời câu hỏi 4 trang 84
Chọn câu trả lời đúng.
Một đoàn tàu hỏa dài 200 m bắt đầu vào đường hầm. Vậy sau bao lâu thì đuôi tàu chui hoàn toàn vào đường hầm, biết tàu đi với vận tốc 20 m/s?
A. 12 giây
B. 10 giây
C. 4 giây
Thời gian đuôi tàu chui hoàn toàn vào đường hầm = độ dài đoàn tàu : vận tốc của tàu.
Thời gian đuôi tàu chui hoàn toàn vào đường hầm là:
200 : 20 = 10 (giây)
Đáp số: 10 giây.
Chọn đáp án B.
Luyện tập 2 Câu 1
Gợi ý giải câu hỏi 1 trang 85
Buổi sáng, do trời mưa và tắc đường nên cô Trang đi được 6 km trong 30 phút. Tính vận tốc của cô Trang (theo đơn vị km/h).
Vận tốc của cô Trang = Quãng đường cô Trang đi được : thời gian cô Trang đi quãng đường đó.
Đổi: 30 phút = 0,5 giờ
Vận tốc của cô Trang là:
6 : 0,5 = 12 (km/h)
Đáp số: 12 km/h.
Luyện tập 2 Câu 2
Giải câu hỏi 2 trang 85
Công ty lâu đời nhất thế giới được thành lập vào năm 578 và mới chấm dứt hoạt động vào năm 2006. Bạn Tí nói rằng công ty ấy đã hoạt động được hơn 14 thế kỉ. Hỏi bạn ấy nói đúng hay sai?
(Theo http://www.britannica.com/)
- Số năm công ty hoạt động = năm chấm dứt hoạt động – năm thành lập.
- Áp dụng cách chuyển đổi: 1 thế kỷ = 100 năm và kết luận.
Số năm công ty hoạt động là:
2006 – 578 = 1 428 (năm)
14 thế kỉ = 1 400 năm
Vì 1 428 > 1 400 nên công ty đã hoạt động được hơn 14 thế kỉ.
Vậy bạn Tí nói đúng.
Luyện tập 2 Câu 3
Hướng dẫn giải câu hỏi 3 trang 85
Một xe tải vận chuyển các thiết bị lắp ráp máy phát điện gió từ cảng đến nhà máy điện qua quãng đường dài 56 km. Để đảm bảo an toàn, xe chỉ đi với vận tốc 16 km/h. Biết lúc xe rời bến là 5 giờ sáng, hỏi xe đến nhà máy điện lúc mấy giờ?
- Thời gian xe đi từ cảng đến nhà máy điện = quãng đường từ cảng đến nhà máy điện : vận tốc xe tải.
- Thời điểm xe đến nhà máy điện = thời điểm xe rời bến cảng + thời gian xe đi từ cảng đến nhà máy điện.
Thời gian xe đi từ cảng đến nhà máy điện là:
56 : 16 = 3,5 (giờ) = 3 giờ 30 phút
Thời điểm xe đến nhà máy điện là:
5 giờ + 3 giờ 30 phút = 8 giờ 30 phút.
Đáp số: 8 giờ 30 phút.
Luyện tập 2 Câu 4
Trả lời câu hỏi 4 trang 85
Một chú bộ đội đặc công xuất phát lúc 4 giờ sáng. Chú chạy qua quãng đường dài 6,5 km với vận tốc 13 km/h. Sau đó, chú bơi 2,7 km trong 1 giờ 30 phút để đến chỗ máy bay.
a) Vận tốc bơi của chú bộ đội đặc công là ? m/s.
b) Khi chú bộ đội đặc công đến chỗ máy bay là lúc ? giờ ? phút.
a) Vận tốc bơi = quãng đường bơi : thời gian bơi.
b)
- Thời gian chạy = quãng đường chạy : vận tốc chạy.
- Thời điểm đến chỗ máy bay = Thời điểm xuất phát + thời gian chạy + thời gian bơi.
a)
Đổi: 1 giờ 30 phút = 1,5 giờ
Vận tốc bơi của chú bộ đội đặc công là:
2,7 : 1,5 = 1,8 km/h = 0,5 m/s
Vận tốc bơi của chú bộ đội đặc công là 0,5 m/s.
b)
Thời gian chú bộ đội chạy là:
6,5 : 13 = 0,5 (giờ) = 30 phút
Thời điểm chú bộ đội đến chỗ máy bay là:
4 giờ + 30 phút + 1 giờ 30 phút = 6 giờ.
Khi chú bộ đội đặc công đến chỗ máy bay là lúc 6 giờ 00 phút.
Luyện tập 3 Câu 1
Giải câu hỏi trang 85
Chọn câu trả lời đúng.
Một hãng tắc-xi (taxi) thử nghiệm tắc-xi bay. Chiếc tắc-xi đó bay vòng quanh thành phố theo một đường tròn bán kính 5 km với vận tốc 60 km/h. Hỏi chiếc tắc-xi hoàn thành chuyến bay trong thời gian bao lâu?
A. Khoảng 10 phút
B. Khoảng 30 phút
C. Khoảng 1 giờ
- Quãng đường tắc-xi bay quang thành phố = Chu vi đường tròn = 2 x bán kính đường tròn x 3,14
- Thời gian chếc tắc-xi hoàn thành chuyến bay = Quãng đường tắc-xi bay quang thành phố : vận tốc tắc-xi.
Quãng đường tắc-xi bay quang thành phố là:
2 x 5 x 3,14 = 31,4 (km)
Thời gian chếc tắc-xi hoàn thành chuyến bay là:
31,4 : 60 $ = \frac{{157}}{{300}}$(gần bằng 0,523 giờ; gần bằng 30 phút)
Chọn đáp án B.
Luyện tập 3 Câu 2
Hướng dẫn giải câu hỏi 2 trang 86
Tí bắt đầu đi bộ từ trường về nhà với vận tốc 1 m/s. Cùng lúc đó, sau khi nghe tiếng trống tan trường, cún con cũng vội vã từ nhà chạy đến trường để đón Tí.
a) Sau đúng 4 phút thì Tí và cún con gặp nhau. Hỏi lúc ấy Tí đã đi được bao nhiêu mét?
b) Biết cún con chạy với vận tốc 3 m/s. Hỏi khi gặp Tí, cún con đã chạy được bao nhiêu mét?
a) Quãng đường Tí đi được sau 4 phút = vận tốc đi bộ của Tí x thời gian Tí đã đi.
b) Quãng đường cún con đã chạy được = vận tốc chạy của cún con x thời gian cún con đã chạy.
a) Quãng đường Tí đã đi được là:
1 x 4 = 4 (m)
b) Quãng đường cún con đã chạy được là:
3 x 4 = 12 (m)
Đáp số: a) 4 m
b) 12 m
Luyện tập 3 Câu 3
Đáp án câu hỏi 3 trang 86
Chọn câu trả lời đúng.
Hai anh em xuất phát cùng lúc từ điểm B chạy đến điểm C lấy nước. Người em chạy theo đường màu xanh còn người anh chạy theo đường màu đỏ.
a) Mỗi người chạy qua bãi cỏ với vận tốc 4 m/s. Hỏi người anh chạy qua bãi cỏ nhanh hơn người em bao nhiêu giây?
A. 26 giây
B. 27 giây
C. 28 giây
b) Mỗi người chạy qua bãi cát với vận tốc 3 m/s. Hỏi người em chạy qua bãi cát nhanh hơn người anh bao nhiêu giây?
A. 29 giây
B. 30 giây
C. 31 giây
c) Ai đến điểm C trước?
A. Người anh
B. Người em
C. Hai anh em đến cùng một lúc
a)
- Thời gian người anh chạy qua bãi cỏ = quãng đường BM : vận tốc của người anh.
- Thời gian người em chạy qua bãi cỏ = quãng đường BA : vận tốc của người em.
- Thời gian người anh chạy qua bãi cỏ nhanh hơn người em = thời gian người em chạy qua bãi cỏ – thời gian người anh chạy qua bãi cỏ.
b)
- Thời gian người anh chạy qua bãi cát = quãng đường MC : vận tốc của người anh.
- Thời gian người em chạy qua bãi cát = quãng đường AC : vận tốc của người em.
- Thời gian người em chạy qua bãi cát nhanh hơn người anh = thời gian người anh chạy qua bãi cát – thời gian người em chạy qua bãi cát.
c)
- Thời gian người anh đi chạy từ B đến C = thời gian người anh chạy qua bãi cỏ + thời gian người anh chạy qua bãi cát.
- Thời gian người em đi chạy từ B đến C = thời gian người em chạy qua bãi cỏ + thời gian người em chạy qua bãi cát.
- So sánh hai khoảng thời gian rồi kết luận.
a)
Thời gian người anh chạy qua bãi cỏ là:
836 : 4 = 209 (giây)
Thời gian người em chạy qua bãi cỏ là:
940 : 4 = 235 (giây)
Người anh chạy qua bãi cỏ nhanh hơn người em là:
235 – 209 = 26 (giây)
Chọn đáp án A.
b)
Thời gian người anh chạy qua bãi cát là:
3 090 : 3 = 1 030 (giây)
Thời gian người em chạy qua bãi cát là:
3 000 : 3 = 1 000 (giây)
Người em chạy qua bãi cát nhanh hơn người anh là:
1 030 – 1 000 = 30 (giây)
Chọn đáp án B.
c)
Thời gian người anh chạy từ B đến C là:
209 + 1 030 = 1 239 (giây)
Thời gian người em chạy từ B đến C là:
235 + 1 000 = 1 235 (giây)
Vì 1 239 > 1 235 nên người em đến điểm C trước.
Chọn đáp án B.
Để học tốt môn Toán, chúng ta cần có sách giáo khoa, vở bài tập, bút chì, bút mực, thước kẻ, compa, máy tính cầm tay và giấy nháp.
- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).
Toán học, được ví như "ngôn ngữ của vũ trụ", không chỉ là môn học về số và hình học. Đó là lĩnh vực nghiên cứu trừu tượng về các cấu trúc, không gian và phép biến đổi, góp phần quan trọng vào việc giải mã các hiện tượng tự nhiên và phát triển công nghệ.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 5 - Năm cuối cấp tiểu học, nhiều kỷ niệm với thầy cô, bạn bè sẽ trở thành hành trang quý báu. Hãy cố gắng hết mình trong học tập và chuẩn bị tốt cho những thử thách mới!
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK