Hoạt động 1 Câu 1
Giải câu hỏi 1 trang 78
Số?
Một chiếc tàu biển đi với vận tốc 33,7 km/h. Quãng đường đi được của chiếc tàu đó trong 4 giờ là ?km.
Quãng đường đi được của chiếc tàu = vận tốc của chiếc tàu x thời gian.
Quãng đường đi được của chiếc tàu là:
33,7 x 4 = 134,8 (km)
Quãng đường đi được của chiếc tài đó trong 4 giờ là 134,8 km.
Hoạt động 1 Câu 2
Đáp án câu hỏi 2 trang 79
Một chú chim cắt có thể bay với vận tốc 108 m/s. Hỏi trong 15 giây, chú chim cắt có thể bay được hơn 1 km hay không?
- Tính quãng đường chú chim bay được trong 15 giây = vận tốc bay của chú chim x thời gian bay.
- So sánh quãng đường vừa tính được với 1 km rồi kết luận.
Quãng đường chú chim bay được trong 15 giây là:
108 x 15 = 1 620 m = 1,62 km
Vì 1,62 > 1 nên trong 15 giây, chú chim cắt có thể bay được hơn 1 km.
Hoạt động 1 Câu 3
Giải câu hỏi 3 trang 79
Dịp nghỉ lễ, chú Luân bắt đầu lái xe máy về quê lúc 7 giờ sáng. Chú ấy về đến nhà lúc 10 giờ sáng. Hỏi quãng đường về quê dài bao nhiêu ki-lô-mét, biết rằng chú Luân đi với vận tốc trung bình là 55 km/h?
- Thời gian chú Luân đi xe máy về quê = thời gian về đến nhà – thời gian bắt đầu lái.
- Quãng đường về quê = vận tốc chú Luân đi xe máy x thời gian chú Luân đi xe máy về quê.
Thời gian chú Luân đi xe máy về quê là:
10 – 7 = 3 (giờ)
Quãng đường về quê của chú Luân dài số ki-lô-mét là:
55 x 3 = 165 (km)
Đáp số: 165 km.
Hoạt động 2 Câu 1
Trả lời câu hỏi 1 trang 80
Số?
Sau trận lũ quét, thầy Nam đi bộ trở lại điểm trường cách nơi xuất phát 9 km. Do đường đi nhiều đồi núi nên thầy chỉ đi được với vận tốc 1,5 km/h.
Thời gian trở lại điểm trường của thầy Nam là ? giờ.
Thời gian trở lại điểm trường của thầy Nam = Khoảng cách giữa điểm xuất phát và điểm trường : vận tốc của thầy.
Thời gian trở lại điểm trường của thầy Nam là:
9 : 1,5 = 6 (giờ)
Thời gian trở lại điểm trường của thầy Nam là 6 giờ.
Hoạt động 2 Câu 2
Đáp án câu hỏi 2 trang 80
Một vận động viên khuyết tật trượt tuyết với vận tốc là 24 m/s. Hỏi vận động viên đó hoàn thành quãng dường 600 m trong thời gian bao lâu?
Thời gian hoàn thành quãng đường = độ dài quãng đường : vận tốc của vận động viên.
Thời gian hoàn thành quãng đường 600 m của vận động viên là:
600 : 24 = 25 (s)
Đáp số: 25 giây.
Hoạt động 2 Câu 3
Trả lời câu hỏi 3 trang 80
Chọn câu trả lời đúng.
Một chiếc thuyền xuôi dòng từ thành phố A đi đến thành phố B cách 75 km với vận tốc 30 km/h. Sau đó thuyền ngược dòng từ thành phố B trở về thành phố A với vận tốc 25 km/h. Thời gian về dài hơn thời gian đi là:
A. 0,5 giờ
B. 1 giờ
C. 1,5 giờ
- Tính thời gian chiếc thuyền xuôi dòng từ thành phố A đến thành phố B = Khoảng cách từ thành phố A đến thành phố B : vận tốc của thuyền xuôi dòng.
- Tính thời gian chiếc thuyền ngược dòng từ thành phố B về thành phố A = Khoảng cách từ thành phố A đến thành phố B : vận tốc của thuyền ngược dòng.
- Sự chênh lệch của thời gian về và thời gian đi = thời gian về – thời gian đi.
Thời gian chiếc thuyền xuôi dòng từ thành phố A đến thành phố B là:
75 : 30 = 2,5 (giờ)
Thời gian chiếc thuyền ngược dòng từ thành phố B về thành phố A là:
75 : 25 = 3 (giờ)
Thời gian về dài hơn thời gian đi là:
3 – 2,5 = 0,5 (giờ)
Chọn đáp án A.
Luyện tập Câu 1
Giải câu hỏi 1 trang 80
Số?
Quãng đường = Vận tốc x thời gian.
Thời gian = Quãng đường : Vận tốc.
Luyện tập Câu 2
Hướng dẫn giải câu hỏi 2 trang 81
Một con tàu thám hiểm bay đến Mặt Trăng với vận tốc 30 000 km/h hết 14 giờ. Tính quãng đường bay của con tàu đó.
Quãng đường bay của con tàu = Vận tốc bay của con tàu x thời gian con tàu bay.
Quãng đường bay của con tàu đó là:
30 000 x 14 = 420 000 (km)
Đáp số: 420 000 km.
Câu 3
Trả lời câu hỏi 3 trang 81
Chọn câu trả lời đúng.
Một chiếc xe tải đi giao hàng từ nhà kho A qua các điểm giao hàng B, C và D rồi quay lại nhà kho A (như hình vẽ). Biết vận tốc của xe trên đường đi là 45 km/h và tại mỗi điểm giao hàng xe dừng lại đúng 15 phút. Tổng thời gian đi và giao hàng của xe là:
A. 45 phút
B. 1 giờ 20 phút
C. 2 giờ
D. 2 giờ 5 phút
- Tổng quãng đường đi từ A đến B, B đến C, C đến D và D về A = quãng đường AB + quãng đường BC + quãng đường CD + quãng đường DA.
- Tổng thời gian xe tải đi từ A đến B, B đến C, C đến D và D về A = quãng đường AB : vận tốc xe tải.
- Tổng thời gian đi và giao hàng của xe tải = Tổng thời gian xe tải đi từ A đến B, B đến C, C đến D và D về A + thời gian dừng ở mỗi điểm x số điểm giao hàng dừng lại.
Tổng quãng đường đi từ A qua các điểm giao hàng B,C và D rồi quay lại A là:
20 + 10 + 10 + 20 = 60 (km)
Tổng thời gian xe tải đi từ A đến B, B đến C, C đến D và D về A là:
60 : 45 = \(\frac{4}{3}\)(giờ)
Thời gian xe dừng lại ở các điểm là:
15 x 3 = 45 phút = $\frac{3}{4}$ giờ
Tổng thời gian đi và giao hàng của xe tải là:
$\frac{4}{3} + \frac{3}{4} = \frac{{25}}{{12}}$ giờ = 2 giờ 5 phút
Chọn đáp án D.
Luyện tập Câu 4
Trả lời câu hỏi 4 trang 81
Một đoàn tàu hỏa rời ga A lúc 6 giờ 10 phút và đến ga B lúc 10 giờ 40 phút. Tính khoảng cách giữa ga A và ga B. Biết tàu hỏa đi với vận tốc 80 km/h.
- Thời gian tàu đi từ ga A đến ga B = thời điểm đến ga B – thời điểm rời ga A.
- Khoảng cách giữa ga A và ga B = vận tốc tàu hỏa x thời gian tàu hỏa đi từ ga A đến ga B.
Thời gian đi từ ga A đến ga B là:
10 giờ 40 phút – 6 giờ 10 phút = 4 giờ 30 phút = 4,5 giờ
Khoảng cách giữa ga A và ga B là:
80 x 4,5 = 360 (km)
Đáp số: 360 km
Để học tốt môn Toán, chúng ta cần có sách giáo khoa, vở bài tập, bút chì, bút mực, thước kẻ, compa, máy tính cầm tay và giấy nháp.
- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).
Toán học, được ví như "ngôn ngữ của vũ trụ", không chỉ là môn học về số và hình học. Đó là lĩnh vực nghiên cứu trừu tượng về các cấu trúc, không gian và phép biến đổi, góp phần quan trọng vào việc giải mã các hiện tượng tự nhiên và phát triển công nghệ.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 5 - Năm cuối cấp tiểu học, nhiều kỷ niệm với thầy cô, bạn bè sẽ trở thành hành trang quý báu. Hãy cố gắng hết mình trong học tập và chuẩn bị tốt cho những thử thách mới!
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK