Đọc thông tin và quan sát hình 15, lược đồ 15.1, hãy làm sáng tỏ nét độc đáo trong kế sách của nhà Lý khi tấn công sang đất Tống.
Đọc lại nội dung mục 1 SGK và quan sát lược đồ 15.1
* Nét độc đáo trong kế sách của nhà Lý khi tấn công sang đất Tống:
- Thực hiện chủ trương “Tiên chế phát nhân” (tiến công trước để chế ngự kẻ địch).
- Kết hợp với tù trưởng Thân Cảnh Phúc, Tông Đản chỉ huy dân binh miền núi đánh vào châu Ung.
- Tiêu hủy kho lương dự trữ của địch rồi chủ động rút quân về nước.
Đọc thông tin và quan sát lược đồ 15.2, hãy làm rõ nét độc đáo của nhà Lý trong việc chuẩn bị kháng chiến.
Đọc lại nội dung mục 2 SGK và lược đồ 15.2
Nét độc đáo của Lý Thường Kiệt trong việc chuẩn bị kháng chiến:
- Ở biên giới, bố trí quân mai phục tại những vị trí chiến lược.
- Lý Kế Nguyên chặn đánh thủy binh nhà Tống ở vùng Đông Kênh.
- Phòng tuyến sông Như Nguyệt được xây dựng.
- Lý Thường Kiệt chỉ huy chặn đánh đạo quân bộ của nhà Tống.
Đọc thông tin và quan sát lược đồ 15.3, hãy đánh giá nét độc đáo trong tổ chức phản công và chủ trương kết thúc chiến tranh của nhà Lý.
Đọc lại nội dung mục 3 SGK và quan sát lược đồ 15.3
Nét độc đáo trong tổ chức phản công và chủ trương kết thúc chiến tranh của nhà Lý:
- Trên bộ, Lý Thường kiệt tổ chức chặn đánh quân Tống tại phòng tuyến sông Như Nguyệt.
- Quân thủy của nhà Tống bị Lý Kế Nguyên chặn đánh nên không thể tiến sâu hỗ trợ đạo quân bộ.
- Năm 1077, Lý Thường Kiệt bất ngờ cho quân vượt sông Như Nguyệt đánh thẳng vào doanh trại địch. Quân Tống thua to.
- Lý Thường Kiệt chủ động kết thúc chiến tranh bằng thương lượng, đề nghị giảng hòa.
Hãy đánh giá nét độc đáo trong cuộc kháng chiến của nhà Lý chống quân Tống xâm lược và vai trò của Lý Thường Kiệt đối với cuộc kháng chiến.
B1: Đọc lại nội dung mục 1-2-3 SGK
B2: Khi xem xét vai trò của Lý Thường Kiệt cần chú ý đến chức vụ, cách đối phó với quân Tống xâm lược của ông.
* Nét độc đáo trong cuộc kháng chiến của nhà Lý chống quân Tống xâm lược:
- Chủ động tiến công địch, đẩy địch vào thế bị động.
- Lựa chọn và xây dựng phòng tuyến phòng ngự vững chắc trên sông Như Nguyệt.
- Đánh vào tâm lý của địch bằng bài thơ thần “Nam quốc sơn hà”
- Chủ động tấn công quy mô lớn vào trận tuyến của địch khi thấy địch yếu.
- Chủ động kết thúc chiến sự, đề nghị “giảng hòa” để hạn chế tổn thất.
* Vai trò của Lý Thường Kiệt trong cuộc kháng chiến chống Tống (1075-1077):
+ Tiêu diệt thủy quân của địch, không cho thủy quân tiến sâu vào hỗ trợ cánh quân đường bộ.
+ Nhận thấy quân địch đã suy yếu, hoang mang Lý Thường Kiệt mở cuộc tấn công quy mô lớn vào trận tuyến của địch.
+ Là người chỉ huy cuộc kháng chiến, giữ chức vụ chủ chốt trong quân đội
+ Đưa ra đường lối kháng chiến đúng đắn, dẹp tan quân Tống
1. Sưu tầm tư liệu về đóng góp của Lý Thường Kiệt đối với nhà Lý và dân tộc.
B1: Tìm kiếm, thông tin về Lý Thường Kiệt qua tư liệu qua sách báo, internet.
B2: Trên các mặt quân sự, chính trị, ngoại giao (tham khảo “Lý Thường Kiệt - Lịch sử ngoại giao và tông giáo triều Lý”)
Đóng góp của Lý Thường Kiệt đối với nhà Lý và dân tộc:
- Giúp vua Lý Nhân Tông (khi vua còn nhỏ) và phi Ỷ Lan trong việc trị quốc, ổn định triều chính.
- Lý Thường Kiệt giúp nhà Lý đánh đuổi giặc Tống xâm lược.
- Giúp nhà Lý đòi lại những vùng đất đã mất khi bị nhà Tống xâm lược.
- Chỉ huy đạo quân thời Lý khai mở phương Nam đưa vùng đất Quảng Bình sáp nhập vào quốc gia Đại Việt.
- Năm 1104, Lý Thường Kiệt đem quân đi bình Chiêm Thành và thu được thắng lợi.
- Đối với đạo Phật, Lý Thường Kiệt có thái độ che chở cho các danh sư, xây dựng, sửa chữa chùa chiền…
2. Nghệ thuật kết thúc chiến tranh của nhà Lý để lại bài học gì cho sự nghiệp bảo vệ đất nước hiện nay?
Liên hệ ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống Tống.
Nghệ thuật kết thúc chiến tranh của nhà Lý để lại bài học cho sự nghiệp bảo vệ đất nước hiện nay:
- Kiên trì, quyết tâm chống giặc.
- Linh hoạt, mềm dẻo trong đối sách để tránh kéo dài cuộc chiến, hao tổn sức mạnh quốc gia.
- Ngoài chiến tranh quân sự cần áp dụng chiến thuật "tâm lý chiến” trong chiến tranh.
Chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, bản đồ, quả địa cầu và sách tham khảo về lịch sử và địa lý.
- Bộ sách Cánh Diều được lựa chọn bởi phù hợp nhiều đối tượng học sinh. Mỗi cuốn sách giáo khoa Cánh Diều đều chứa đựng rất nhiều sáng tạo, tâm huyết, mang đầy tri thức và cảm xúc của các tác giả biên soạn.
Lịch sử và Địa lí là môn học bắt buộc, được dạy học từ lớp 6 đến lớp 9. Môn học gồm các nội dung giáo dục lịch sử, địa lí và một số chủ đề liên môn, đồng thời lồng ghép, tích hợp kiến thức ở mức độ đơn giản về kinh tế, văn hoá, khoa học, tôn giáo,...
Nguồn : Bộ giáo dục và đào tạoLớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, chúng ta đã dần quen với nhịp điệu học tập. Hãy tiếp tục nỗ lực và khám phá thêm những kiến thức mới mẻ!
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK