Trang chủ Lớp 12 SGK Địa lí lớp 12 - Chân trời sáng tạo Chương 2. Địa lí dân cư Bài 9. Đô thị hóa - Địa lý 12 Chân trời sáng tạo: Dựa vào thông tin trong bài hãy trình bày đặc điểm hóa đô thị ở nước ta...

Bài 9. Đô thị hóa - Địa lý 12 Chân trời sáng tạo: Dựa vào thông tin trong bài hãy trình bày đặc điểm hóa đô thị ở nước ta...

Đọc thông tin mục I (Đặc điểm đô thị hóa). Gợi ý giải mục I, ? mục II, ? mục III; Luyện tập: 1, 2, Vận dụng - Bài 9. Đô thị hóa - SGK Địa lí 12 Chân trời sáng tạo - Chương 2. Địa lí dân cư. Dựa vào thông tin trong bài hãy trình bày đặc điểm hóa đô thị ở nước ta...

Câu hỏi:

Câu hỏi (?) mục I

Câu hỏi mục I trang 38 SGK Địa lý 12 –

Dựa vào thông tin trong bài hãy trình bày đặc điểm hóa đô thị ở nước ta

Hướng dẫn giải :

Đọc thông tin mục I (Đặc điểm đô thị hóa)

Lời giải chi tiết :

* Lịch sử đô thị hóa

- Đô thị đầu tiên là Thành Cổ Loa, hình thành vào thế kỉ III TCN. Thời kì này, số lượng đô thị rất ít, chủ yếu ở ven sông, ven biển với chức năng chính là hành chính, kinh tế (Hoa Lư, Thăng Long,…). Thời Pháp thuộc, hệ thống đô thị được hình thành và phát triển với chức năng hành chính, kinh tế, quân sự (Hà Nội, Hải Phòng, Huế, Đà Nẵng, Sài Gòn,…)

- Giai đoạn 1975 – 1986, quá trình đô thị hóa diễn ra chậm. Từ khi Đổi mới đến nay, cùng với quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa, đô thị phát triển mạnh với nhiều chức năng khác nhau, kết cấu hạ tầng ngày càng đồng bộ, hiện đại; gắn liền với các hành lang kinh tế, hình thành các vùng đô thị và đô thị thông minh.

* Tỉ lệ dân thành thị và quy mô đô thị

- Trong những năm gần đây, tỉ lệ dân thành thị liên tục tăng cùng với quá trình phát triển kinh tế. Tuy nhiên vẫn còn thấp so với các nước trên thế giới.

+ Quy mô đô thị ngày càng mở rộng về diện tích đất, không gian sinh hoạt và sản xuất đô thị; xuất hiện các đô thị mới, đô thị vệ tinh;…

* Chức năng và lối sống đô thị

- Các đô thị quy mô lớn thường có chức năng trung tâm kinh tế, chính trị, giáo dục, văn hóa,… của vùng và cả nước như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng,…; một số đô thị có chức năng nổi bật về kinh tế công nghiệp, dịch vụ như Hải Phòng, Thái Nguyên, Biên Hòa, Nha Trang,…

- Lối sống đô thị ngày càng được phổ biến, mở rộng và lan tỏa ở nhiều khu vực nông thôn: thu nhập của người dân ngày càng tăng, đa dạng các mối quan hệ xã hội, cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất – kỹ thuật được cải thiện,…


Câu hỏi:

Câu hỏi (?) mục II

Câu hỏi mục II trang 39 SGK Địa lý 12 –

Dựa vào hình 7.2 và thông tin trong bài, hãy trình bày đặc điểm phân bố mạng lưới đô thị nước ta.

image

Hướng dẫn giải :

Quan sát hình 7.2 và đọc thông tin mục II (Phân bố mạng lưới đô thị)

Lời giải chi tiết :

- Mạng lưới đô thị phân bố rộng khắp nước ta. Căn cứ vào các tiêu chí chức năng, trình độ phát triển, quy mô dân số, tỉ lệ lao động phi nông nghiệp,… đô thị nước ta được phân thành 6 loại: đô thị đặc biệt (Hà Nội, TP Hồ Chí Minh), đô thị loại I, II, III, IV, V.

- Căn cứ vào cấp quản lí, có đô thị trực thuộc trung ương, đô thị trực thuộc tỉnh và đô thị trực thuộc cấp huyện. Năm 2021, có 5 đô thị trực thuộc trung ương (Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh, Cần Thơ)


Câu hỏi:

Câu hỏi (?) mục III

Câu hỏi mục III trang 40 SGK Địa lý 12 –

Dựa vào thông tin trong bài, hãy phân tích những ảnh hưởng tích cực và hạn chế của đô thị hóa đến phát triển kinh tế - xã hội nước ta.

Hướng dẫn giải :

Đọc thông tin mục III (Ảnh hưởng của đô thị hóa đến phát triển kinh tế - xã hội)

Lời giải chi tiết :

* Tích cực:

- Đối với kinh tế: đô thị hóa góp phần thúc đẩy tốc độ tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế. Đóng góp lớn vào GDP của vùng, hình thành các cực tăng trưởng kinh tế, thu hút các nguồn lực để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

- Đối với xã hội: đô thị góp phần quan trọng giải quyết việc làm, làm gia tăng phúc lợi xã hội, thu hút lao động từ khu vực nông thôn đến làm việc và sinh sống. Tạo điều kiện thuận lợi để phát triển khoa học – công nghệ; là nơi sử dụng đông đảo lực lượng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật.

* Hạn chế: tạo sức ép về cơ sở hạ tầng, giải quyết việc làm, giáo dục, nhà ở,… Các vấn đề về mĩ quan đô thị, ô nhiễm môi trường, ùn tắc giao thông,… đang là thách thức cho quá trình đô thị hóa nước ta.


Câu hỏi:

Luyện tập 1

Câu hỏi luyện tập1 trang 40 SGK Địa lý 12 –

Dựa vào hình 7.2, kể tên các đô thị loại đặc biệt và đô thị loại I ở nước ta.

image

Hướng dẫn giải :

Quan sát hình 7.2

Lời giải chi tiết :

- Đô thị loại đặc biệt: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh.

- Đô thị loại I: Thái Nguyên, Nam Định, Việt Trì, Hạ Long, Hải Phòng, Bắc Ninh, Hải Dương, Thanh Hóa, Vinh, Huế, Đà Nẵng, Nha Trang, Quy Nhơn, Buôn Ma Thuột, Pleiku, Đà Lạt, Vũng Tàu, Biên Hòa, Thủ Dầu Một, Mỹ Tho, Long Xuyên, Cần Thơ.


Câu hỏi:

Luyện tập 2

Câu hỏi luyện tập2 trang 40 SGK Địa lý 12 –

Cho ví dụ về ảnh hưởng của đô thị hóa đến phát triển kinh tế - xã hội nước ta.

Hướng dẫn giải :

Tìm kiếm thêm thông tin trên internet

Lời giải chi tiết :

Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh là 2 thành phố lớn nhất nước ta, có sự tác động mạnh mẽ đến phát triển kinh tế - xã hội.

+ Thuận lợi: Thu hút dân cư tạo ra nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn, mức sống và thu nhập được nâng cao góp phần đẩy mạnh các ngành dịch vụ phát triển như tài chính, bất động sản, bảo hiểm, y tế, giáo dục,…

+ Khó khăn: Ô nhiễm môi trường, ùn tắc giao thông, áp lực về vấn đề việc làm, nhà ở,…


Câu hỏi:

Vận dụng

Câu hỏi vận dụng trang 40 SGK Địa lý 12 –

Tìm hiểu thông tin về quá trình đô thị hóa ở địa phương em sinh sống trong những năm qua.

Hướng dẫn giải :

Liên hệ với địa phương em để thực hiện yêu cầu

Lời giải chi tiết :

Quá trình đô thị hóa ở thành phố Hải Phòng.

Thành phố Hải Phòng là đô thị có lịch sử truyền thống, gắn với quá trình xây dựng và phát triển lâu đời, là đô thị loại I, thành phố trực thuộc Trung ương, là đô thị trung tâm của Vùng Đồng bằng sông Hồng, thuộc một trong sáu vùng kinh tế trọng điểm quốc gia. Trong thời gian qua, thành phố Hải Phòng đã đạt nhiều dấu ấn mới trong công tác cải tạo, chỉnh trang và mở rộng không gian đô thị.

Trong thời gian qua thành phố đã triển khai tập trung cao cho công tác phát triển đô thị, đồng thời cũng gắn với công tác cải tạo, chỉnh trang đô thị theo chương trình công tác năm, trọng tâm phát triển, mở rộng không gian đô thị về 03 hướng đột phá phát triển đô thị.

Dụng cụ học tập

Chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, bản đồ, quả địa cầu và sách tham khảo về địa lý.

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Sách Giáo Khoa: Chân trời sáng tạo

- CHÂN TRỜI SÁNG TẠO là bộ sách giáo khoa hiện đại.

- Bộ sách giáo khoa CHÂN TRỜI SÁNG TẠO sẽ truyền cảm hứng để giúp các em học sinh phát triển toàn diện về tư duy, phẩm chất và năng lực, giúp người học dễ dàng vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn cuộc sống; giải quyết một cách linh hoạt, hài hoà các vấn đề giữa cá nhân và cộng đồng; nhận biết các giá trị bản thân và năng lực nghề nghiệp mà còn nuôi dưỡng lòng tự hào, tình yêu tha thiết với quê hương đất nước, mong muốn được góp sức xây dựng non sông này tươi đẹp hơn.

Đọc sách

Bạn có biết?

Địa lý học nghiên cứu về các vùng đất, địa hình, dân cư và các hiện tượng tự nhiên. Môn học này giúp chúng ta hiểu rõ hơn về môi trường sống của mình và những yếu tố ảnh hưởng đến cuộc sống con người, từ đó bảo vệ và phát triển bền vững.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự Lớp 12

Lớp 12 - Năm cuối của thời học sinh, với nhiều kỳ vọng và áp lực. Đừng quá lo lắng, hãy tự tin và cố gắng hết sức mình. Thành công sẽ đến với những ai nỗ lực không ngừng!

- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

Nguồn : Sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK