Trang chủ Lớp 12 SGK Địa lí lớp 12 - Chân trời sáng tạo Chương 2. Địa lí dân cư Bài 8. Lao động và việc làm - Địa lý 12 Chân trời sáng tạo: Dựa vào thông tin trong bài, hãy cho biết đặc điểm nguồn lao động nước ta...

Bài 8. Lao động và việc làm - Địa lý 12 Chân trời sáng tạo: Dựa vào thông tin trong bài, hãy cho biết đặc điểm nguồn lao động nước ta...

Đọc thông tin mục I (Đặc điểm nguồn lao động). Hướng dẫn trả lời mục I; ? mục II: 1, 2, 3, ? mục III; Luyện tập: 1, 2, Vận dụng - Bài 8. Lao động và việc làm - SGK Địa lí 12 Chân trời sáng tạo - Chương 2. Địa lí dân cư. Dựa vào thông tin trong bài, hãy cho biết đặc điểm nguồn lao động nước ta...

Câu hỏi:

Câu hỏi (?) mục I

Câu hỏi mục I trang 34 SGK Địa lý 12 –

Dựa vào thông tin trong bài, hãy cho biết đặc điểm nguồn lao động nước ta.

Hướng dẫn giải :

Đọc thông tin mục I (Đặc điểm nguồn lao động)

Lời giải chi tiết :

* Nguồn lao động dồi dào

- Lực lượng lao động chiếm trên 50% số dân, hằng năm tăng thêm khoảng 1 triệu lao động.

- Đóng vai trò quan trọng đối với các ngành kinh tế, là nhân tố thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào nước, tạo ra lợi thế cạnh tranh trong phát triển kinh tế - xã hội với các nước trong khu vực và trên thế giới.

* Chất lượng lao động ngày càng được nâng cao

- Người lao động Việt Nam cần cù, chịu khó, sáng tạo, nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, thủ công nghiệp,…

- Chất lượng nguồn lao động đang được nâng lên nhờ kết quả của quá trình đào tạo lao động. Tỉ lệ lao động đã qua đào tạo liên tục tăng, đặc biệt là lao động có trình độ cao ngày càng chiếm tỉ lệ lớn, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu cơ bản của doanh nghiệp và thị trường. Năng suất lao động xã hội đã có tăng trưởng khá nhưng vẫn còn thấp so với một số nước trong khu vực Đông Nam Á.

- Quá trình đào tạo lao động cùng với cơ chế thị trường đang tạo ra một thế hệ người lao động Việt Nam năng động, tiếp thu nhanh các thành tựu của khoa học – công nghệ ứng dụng trong sản xuất, giúp lao động nước ta có khả năng hội nhập tốt với lao động thế giới.


Câu hỏi:

Câu hỏi (?) mục II 1

Câu hỏi mục II.1 trang 35 SGK Địa lý 12 –

Dựa vào hình 8.1 và thông tin trong bài, hãy phân tích tình hình sử dụng lao động phân theo ngành kinh tế của nước ta.

image

Hướng dẫn giải :

Dựa vào hình 8.1 và đọc thông tin mục II.1 (Theo ngành kinh tế)

Lời giải chi tiết :

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã tác động đến chuyển dịch cơ cấu lao động.

+ Tỉ trọng lao động trong các ngành công nghiệp và xây dựng, dịch vụ có xu hướng tăng: Công nghiệp từ năm 2005 đến 2021 tăng 15.5%; Dịch vụ từ năm 2005 đến 2021 tăng 10.5%.

+ Tỉ trọng lao động trong nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản có xu hướng giảm: từ năm 2005 đến 2021 giảm 26%.


Câu hỏi:

Câu hỏi (?) mục II 2

Câu hỏi mục II.2 trang 36 SGK Địa lý 12 –

Dựa vào hình 8.2 và thông tin trong bài, hãy phân tích tình hình sử dụng lao động phân theo thành phần kinh tế của nước ta.

image

Hướng dẫn giải :

Quan sát hình 8.2 và đọc thông tin mục II.2 (Theo thành phần kinh tế)

Lời giải chi tiết :

- Cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế thay đổi theo xu hướng:

+ Giảm tỉ lệ lao động ở khu vực Nhà nước

+ Tăng tỉ lệ lao động ở khu vực ngoài Nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài; khu vực ngoài Nhà nước vẫn chiếm tỉ lệ cao nhất.

- Sự khác nhau về cơ cấu lao động trong các thành phần kinh tế là kết quả của chủ trương phát triển kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, nhằm huy động nguồn lực phát triển từ nhiều thành phần kinh tế của đất nước.


Câu hỏi:

Câu hỏi (?) mục II 3

Câu hỏi mục II.3 trang 36 SGK Địa lý 12 –

Dựa vào thông tin trong bài, hãy phân tích tình hình sử dụng lao động phân theo thành thị và nông thôn của nước ta.

Hướng dẫn giải :

Đọc thông tin mục II.3 (Theo thành thị và nông thôn)

Lời giải chi tiết :

- Tỉ lệ lao động trong khu vực thành thị xu hướng tăng, chủ yếu tăng lao động ở các ngành công nghiệp và xây dựng, dịch vụ.

- Lao động trong khu vực nông thôn chuyển dịch đáng kể, tỉ lệ lao động phi nông nghiệp tăng nhờ quá trình công nghiệp hóa nông thôn, xây dựng nông thôn mới, đa dạng hóa các ngành nghề kinh tế nông thôn.


Câu hỏi:

Câu hỏi (?) mục III

Câu hỏi mục III trang 36 SGK Địa lý 12 –

Dựa vào thông tin trong bài, hãy:

- Phân tích vấn đề việc làm ở nước ta hiện nay.

- Trình bày các hướng giải quyết việc làm ở nước ta.

Hướng dẫn giải :

Đọc kĩ thông trong mục III để thực hiện các yêu cầu

Lời giải chi tiết :

*Vấn đề việc làm

- Cùng với sự phát triển của đất nước, các ngành sản xuất, các thành phần kinh tế ngày càng đa dạng tạo nhiều việc làm mới, góp phần quan trọng giải quyết vấn đề việc làm cho số lao động tăng thêm hằng năm.

- Tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm vẫn còn là một trở ngại, tỉ lệ thất nghiệp và tỉ lệ thiếu việc làm trong độ tuổi lao động giữa thành thị và nông thôn có sự khác nhau. Tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị thường cao hơn ở nông thôn.

* Hướng giải quyết việc làm

- Hoàn thiện thể chế, chính sách pháp luật đồng bộ, thống nhất để thị trường lao động phát triển theo hướng linh hoạt, hiện đại, hiệu quả, hội nhập quốc tế.

- Thúc đẩy tạo việc làm mới, sáng tạo, chất lượng cao, phục vụ chuyển đổi số, chuyển đổi năng lượng, ứng phó biến đổi khí hậu; tạo việc làm ở khu vực nông thôn, miền núi.

- Đẩy mạnh liên kết thị trường việc làm giữa các vùng trong nước, hình thành cơ chế kết nối cung cầu tự động giữa thị trường trong và ngoài nước.

- Đổi mới toàn diện hệ thống đào tạo, giáo dục nghề nghiệp theo hướng mở, linh hoạt, hiệu quả để nâng cao chất lượng giáo dục – đào tạo, chất lượng nguồn nhân lực cả về học vấn, trình độ chuyên môn, tính chuyên nghiệp, văn hóa ứng xử,…

- Triển khai tốt các quy định về bảo hiểm xã hội gắn với các chế độ trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp, các hoạt động đào tạo lại lao động, có nhiều biện pháp giúp người lao động có việc làm và thu nhập ổn định


Câu hỏi:

Luyện tập 1

Câu hỏi luyện tập 1 trang 37 SGK Địa lý 12 –

Dựa vào bảng 8.2, nhận xét tỉ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên đã qua đào tạo phân theo trình độ chuyên môn kỹ thuật ở nước ta, giai đoạn 2010 – 2021.

image

Hướng dẫn giải :

Quan sát hình 8.2 và dựa vào các kiến thức đã được học.

Lời giải chi tiết :

- Tỉ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên đã qua đào tạo phân theo trình độ chuyên môn kỹ thuật ở nước ta, giai đoạn 2010 – 2021 nhìn chung có sự tăng lên:

+ Tỉ lệ đại học và sơ cấp trở lên tăng nhiều nhất: Từ năm 2010 đến năm 2021 trình độ đại học tăng 6.1% và sơ cấp tăng 4.9%

+ Tỉ lệ cao đẳng từ năm 2010 – 2021 tăng 1.5 %

+ Tỉ lệ trung cấp có xu hướng giảm từ năm 2010 – 2021 giảm 0.9%


Câu hỏi:

Luyện tập 2

Câu hỏi luyện tập 2 trang 37 SGK Địa lý 12 –

So sánh tỉ lệ thất nghiệp và tỉ lệ thiếu việc làm trong độ tuổi lao động giữa khu vực thành thị và nông thôn ở nước ta.

Hướng dẫn giải :

Quan sát vào bảng 8.4 và dựa vào các kiến thức được học trong bài

Lời giải chi tiết :

- Tỉ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị cao hơn so với nông thôn: năm 2021 cao hơn 1.8 %

- Tỉ lệ thiếu việc làm ở khu vực thành thị cao hơn so với nông thôn: năm 2021 cao hơn 0.3 %


Câu hỏi:

Vận dụng

Câu hỏi vận dụng trang 37 SGK Địa lý 12 –

Viết một báo cáo ngắn về vấn đề việc làm ở địa phương em sinh sống.

Hướng dẫn giải :

Tìm hiểu thông tin qua báo đài, tivi, internet,...

Lời giải chi tiết :

Vấn đề việc làm tỉnh Hưng Yên

Theo số liệu của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Hưng Yên, toàn tỉnh đã giải quyết việc làm mới cho 25.000 lao động trong năm 2022, trong đó xuất khẩu lao động cho 2.300 người, tăng 6,3% so với năm 2021. Tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp cho 52.550 người, tăng 9,5% so với cùng kỳ; trong đó, số lao động ở khu vực nông thôn khoảng 44.000 người (chiếm 84,6%). Tỉ lệ lao động qua đào tạo đạt trên 68%; tỉ lệ lao động có bằng cấp, chứng chỉ đạt khoảng 28,5%.

Ngành Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Hưng Yên đặt mục tiêu phấn đấu trong năm 2023: Giải quyết việc làm cho 24.000 lao động, trong đó xuất khẩu lao động khoảng 3.100 người; tỉ lệ lao động trong độ tuổi tham gia BHXH khoảng 44%. Tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp khoảng 62.500 người, chia theo các cấp trình độ: Cao đẳng 3.000 người; trung cấp 7.000 người; sơ cấp, ngắn hạn và chuyển giao khoa học, kỹ thuật 52.500 người. Tỉ lệ lao động qua đào tạo đạt trên 69%; tỉ lệ lao động có bằng cấp, chứng chỉ đạt khoảng 31%.

Dụng cụ học tập

Chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, bản đồ, quả địa cầu và sách tham khảo về địa lý.

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Sách Giáo Khoa: Chân trời sáng tạo

- CHÂN TRỜI SÁNG TẠO là bộ sách giáo khoa hiện đại.

- Bộ sách giáo khoa CHÂN TRỜI SÁNG TẠO sẽ truyền cảm hứng để giúp các em học sinh phát triển toàn diện về tư duy, phẩm chất và năng lực, giúp người học dễ dàng vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn cuộc sống; giải quyết một cách linh hoạt, hài hoà các vấn đề giữa cá nhân và cộng đồng; nhận biết các giá trị bản thân và năng lực nghề nghiệp mà còn nuôi dưỡng lòng tự hào, tình yêu tha thiết với quê hương đất nước, mong muốn được góp sức xây dựng non sông này tươi đẹp hơn.

Đọc sách

Bạn có biết?

Địa lý học nghiên cứu về các vùng đất, địa hình, dân cư và các hiện tượng tự nhiên. Môn học này giúp chúng ta hiểu rõ hơn về môi trường sống của mình và những yếu tố ảnh hưởng đến cuộc sống con người, từ đó bảo vệ và phát triển bền vững.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự Lớp 12

Lớp 12 - Năm cuối của thời học sinh, với nhiều kỳ vọng và áp lực. Đừng quá lo lắng, hãy tự tin và cố gắng hết sức mình. Thành công sẽ đến với những ai nỗ lực không ngừng!

- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

Nguồn : Sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK