Câu hỏi mục I.1 trang 29 SGK Địa lý 12 –
Dựa vào hình 7.1 và thông tin trong bài, hãy:
- Trình bày quy mô và tình hình gia tăng dân số ở nước ta.
- Phân tích những thuận lợi và khó khăn về dân số đối với sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước.
Quan sát hình 7.1 và thông tin mục I.1 (Quy mô và tình hình gia tăng dân số)
- Quy mô: là quốc gia đông dân với khoảng 98,5 triệu người (2021), đứng thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á và đứng thứ 15 thế giới.
- Tình hình gia tăng dân số: Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên có xu hướng giảm nhờ chính sách dân số phù hợp với các chiến lược phát triển kinh tế - xã hội.
- Thuận lợi: số dân đông tạo nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn, là nguồn lực quan trọng cho sự phát triển kinh tế đất nước.
- Khó khăn: quy mô và số dân tăng thêm hằng năm gây nhiều sức ép về kinh tế - xã hội và môi trường
Câu hỏi mục I.2 trang 30 SGK Địa lý 12 –
Dựa vào thông tin trong bài, hãy:
- Trình bày đặc điểm cơ cấu dân số ở nước ta.
- Giải thích sự thay đổi cơ cấu dân số nước ta.
- Phân tích những thế mạnh, hạn chế của cơ cấu dân số nước ta
Đọc thông tin mục I.2 (Cơ cấu dân số)
* Đặc điểm cơ cấu dân số
- Cơ cấu dân số theo tuổi và giới tính
- Cơ cấu thành phần dân tộc
* Giải thích
- Cơ cấu dân số theo tuổi và giới tính:
+ Do sự phát triển kinh tế, điều kiện sống và các dịch vụ y tế được cải thiện nên tuổi thọ trung bình của người dân tăng cùng với việc giảm tỉ lệ sinh đã tác động đến sự thay đổi cơ cấu dân số theo nhóm tuổi ở nước ta.
+ Nguyên nhân của tình trạng chênh lệch giới tính khi sinh chủ yếu do yếu tố tâm lý xã hội và mất cân bằng giới tính khi sinh.
- Cơ cấu thành phần dân tộc:
+ Nước ta có nhiều thành phần dân tộc (54 dân tộc)
+ Dân tộc Kinh có số dân đông nhất, chiếm hơn 85%, các dân tộc thiểu số chiếm gần 15% số dân cả nước (năm 2021).
+ Nước ta còn có hơn 5,3 triệu người Việt Nam ở nước ngoài, là bộ phận không tách rời và là một nguồn lực của cộng đồng dân tộc Việt Nam, luôn hướng về quê hương, đất nước.
* Thế mạnh và hạn chế
- Thế mạnh:
+ Duy trì mức sinh hợp lý và cải thiện chính sách an sinh xã hội là vấn đề cấp thiết để vừa đảm bảo nguồn lao động cho các ngành kinh tế vừa chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi.
+ Thành phần dân tộc đa dạng đã tạo nên sự phong phú, đặc sắc về văn hoá, da dạng ngành nghề truyền thống; các dân tộc luôn đoàn kết, mang lại lợi thế lớn trong xây dựng và phát triển đất nước.
- Hạn chế:
+ Sự mất cân bằng giới tính khi sinh gây ra những khó khăn về phát triển kinh tế - xã hội trong tương lai.
+ Sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế – xã hội giữa các dân tộc, việc bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống của các dân tộc gặp khó khăn
Câu hỏi mục I.3 trang 31 SGK Địa lý 12 –
Dựa vào hình 7.2 và thông tin trong bài, hãy trình bày đặc điểm phân bố dân cư nước ta.
Quan sát hình 7.2 và đọc thông tin mục I.3 (Phân bố dân cư)
- Mật độ dân số trung bình khoảng 297 người/km2 (2021).
+ Đồng bằng sông Hồng có mật độ dân số cao nhất với 1091 người/km2
+ Tây Nguyên thấp nhất với 111 người/km2.
- Tỉ lệ dân thành thị và nông thôn trong nhiều thập kỉ qua có sự thay đổi đáng kể, thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa đất nước. Năm 2021, tỉ lệ dân thành thị là 37,1%, tỉ lệ dân nông thôn là 62,9%.
- Một số khu vực có sự phân bố dân cư chưa hợp lí, gây ra những khó khăn trong khai thác tài nguyên, giải quyết vấn đề việc làm.
Câu hỏi mục II trang 33 SGK Địa lý 12 –
Dựa vào thông tin trong bài, hãy trình bày chiến lược và những giải pháp phát triển dân số Việt Nam
Đọc thông tin mục II (Chiến lược và giải pháp phát triển dân số)
* Chiến lược
- Duy trì mức sinh thay thế, giảm chênh lệch mức sinh giữa các vùng, các đối tượng.
- Bảo vệ và phát triển dân số các dân tộc thiểu số có số dân dưới 10 nghìn người, đưa tỉ số giới tính khi sinh về mức cân bằng tự nhiên, duy trì cơ cấu dân số theo nhóm tuổi hợp lí.
- Nâng cao chất lượng dân số, phát huy tối đa lợi thế cơ cấu dân số vàng, tạo động lực cho sự phát triển đất nước nhanh, bền vững, thích ứng với già hóa dân số.
- Thúc đẩy phân bố dân cư hợp lí, đảm bảo an ninh quốc phòng.
- Hoàn thành cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, đẩy mạnh lồng ghép các yếu tố dân số vào việc xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.
* Giải pháp:
- Tăng cường quản lý nhà nước về công tác dân số, thực hiện chính sách dân số phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội đất nước.
- Phát triển mạng lưới và nâng cao chất lượng dịch vụ về dân số, đẩy mạnh công tác truyền thông và giáo dục với các hình thức phù hợp đến toàn dân.
- Xây dựng và triển khai thực hiện cơ chế lồng ghép các yếu tố dân số trong các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, dự án phát triển kinh tế - xã hội; trong kế hoạch phát triển của từng ngành, từng lĩnh vực.
- Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế, ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại nhằm phục vụ, nâng cao chất lượng dân số, góp phần xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước bền vững.
Câu hỏi luyện tập 1 trang 33 SGK Địa lý 12 –
Dựa vào bảng 7, vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu dân số theo nhóm tuổi nước ta, năm 2009 và 2021. Rút ra nhận xét.
Dựa vào các kĩ năng vẽ biểu đồ đã được học để vẽ biểu đồ tròn và các kiến thức đã được học để rút ra nhận xét.
Biểu đồ thể hiện cơ cấu dân số theo nhóm tuổi nước ta năm 2009 và 2021
Nhận xét
- Tỉ trọng cơ cấu dân số theo nhóm tuổi nước ta, năm 2009 và 2021 có sự thay đổi
+ Độ tuổi từ 15 – 64 tuổi chiếm tỉ trọng lớn nhất và có xu hướng giảm tỉ trọng từ năm 2009 đến 2021 giảm 1.5%
+ Độ tuổi từ 65 tuổi trở lên chiếm tỉ trọng thấp nhấp và đang có xu hướng tăng lên: tăng 1.9%
+ Độ tuổi từ 0 - 64 tuổi có xu hướng giảm nhẹ: giảm 0.4%
Câu hỏi luyện tập 2 trang 33 SGK Địa lý 12 –
Giải thích nguyên nhân của đặc điểm phân bố dân cư nước ta.
Dựa vào các kiến thức đã được học trong bài.
- Khu vực đồng bằng, ven biển do đây là khu vực có địa hình bằng bẳng, giao thông đi lại thuận tiện,… thuận lợi phát triển kinh tế - xã hội => Dân cư tập trung đông
- Khu vực miền núi do địa hình hiểm trở, giao thông đi lại khó khăn,… kinh tế - xã hội còn gặp nhiều khó khăn => Dân cư tập trung thưa thớt
Câu hỏi vận dụng trang 33 SGK Địa lý 12 –
Tìm hiểu thông tin và viết báo cáo ngắn về cơ cấu dân số theo tuổi, giới tính và những tác động đến kinh tế - xã hội tại địa phương em sinh sống.
Tìm hiểu các thông tin qua báo đài, internet,…
Tìm hiểu về dân số ở tỉnh Hưng Yên
Theo thống kê từ năm 2016 đến năm 2023, tỉ số giới tính khi sinh của tỉnh dao động từ 117 đến 121 bé trai/100 bé gái, trong đó năm 2016 tỉ số cao nhất là 121 bé trai/100 bé gái, năm 2023 tỉ số này là 120/100. Trung bình trong 8 năm, tỉ số bé trai/bé gái của tỉnh Hưng Yên là 119,3/100, con số này của toàn quốc là 112,3/100. Như vậy, từ năm 2016 đến nay, tuy có giảm và khống chế được tốc độ tăng theo chỉ tiêu giao của Cục Dân số là dưới 0,3 điểm %, nhưng tỉ số mất cân bằng giới tính khi sinh của tỉnh không ổn định và vẫn nằm trong nhóm 10 tỉnh có tỉ số giới tính khi sinh cao nhất cả nước. Theo bảng tỉ số giới tính khi sinh năm 2023, ở lần sinh thứ nhất và thứ hai đã có hiện tượng mất cân bằng giới tính khi sinh, lần sinh thứ 3 trở lên mất cân bằng giới tính khi sinh rất cao.
Năm 2023, toàn tỉnh có 246.270 người từ 60 tuổi trở lên, chiếm 18%, gần đạt mức 20% (toàn quốc là 12,8%). Trong khi đó, số người cao tuổi không có lương hưu chiếm khoảng 70%. Về chất lượng dân số, tuổi thọ trung bình của người dân Hưng Yên là 75 tuổi (trung bình cả nước là 73,5 tuổi), tuy nhiên, số năm sống khỏe mạnh thấp do có bệnh tật.
Việc tăng nhanh dân số già đồng nghĩa với suy giảm tăng trưởng lực lượng lao động, dẫn đến kìm hãm năng suất lao động. Mặt khác, đó cũng là thách thức trong việc bảo đảm thu nhập cho người cao tuổi và bất bình đẳng trong xã hội. Dân số già có xu hướng sử dụng nhiều dịch vụ y tế và chăm sóc sức khỏe hơn, gây sức ép lớn với hệ thống y tế.
Chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, bản đồ, quả địa cầu và sách tham khảo về địa lý.
- CHÂN TRỜI SÁNG TẠO là bộ sách giáo khoa hiện đại.
- Bộ sách giáo khoa CHÂN TRỜI SÁNG TẠO sẽ truyền cảm hứng để giúp các em học sinh phát triển toàn diện về tư duy, phẩm chất và năng lực, giúp người học dễ dàng vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn cuộc sống; giải quyết một cách linh hoạt, hài hoà các vấn đề giữa cá nhân và cộng đồng; nhận biết các giá trị bản thân và năng lực nghề nghiệp mà còn nuôi dưỡng lòng tự hào, tình yêu tha thiết với quê hương đất nước, mong muốn được góp sức xây dựng non sông này tươi đẹp hơn.
Địa lý học nghiên cứu về các vùng đất, địa hình, dân cư và các hiện tượng tự nhiên. Môn học này giúp chúng ta hiểu rõ hơn về môi trường sống của mình và những yếu tố ảnh hưởng đến cuộc sống con người, từ đó bảo vệ và phát triển bền vững.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 12 - Năm cuối của thời học sinh, với nhiều kỳ vọng và áp lực. Đừng quá lo lắng, hãy tự tin và cố gắng hết sức mình. Thành công sẽ đến với những ai nỗ lực không ngừng!
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK