Để mô tả chuyển động của một vật, như chiếc ca nô ở hình bên, người ta có thể sử dụng những cách nào? |
Quan sát hình ảnh và vận dụng kiến thức đã học
Để mô tả chuyển động của một vật, người ta có thể biểu diễn chuyển động thông qua đồ thị quãng đường – thời gian.
1. Dựa vào Bảng 9.1, hãy thực hiện các yêu cầu sau: a) Xác định thời gian để ca nô đi được quãng đường 60 km. b) Tính tốc độ của ca nô trên quãng đường 60 km. c) Dự đoán vào lúc 9 h, ca nô sẽ đi đến vị trí cách bến bao nhiêu km. Cho biết tốc độ của ca nô không đổi. |
Quan sát và phân tích bảng số liệu
Biểu thức tính tốc độ: \(v = \frac{s}{t}\)
a) Dựa vào bảng 9.1, ta có thời gian để ca nô đi được quãng đường 60 km là 4 h
b) Tốc độ của ca nô trên quãng đường 60 km là:
\(v = \frac{s}{t} = \frac{{60}}{4} = 15(km/h)\)
c) Ca nô xuất phát lúc 6 h, kết thúc lúc 9 h
=> Thời gian chuyển động của ca nô là 9 – 6 = 3 h
Quãng đường ca nô đi được là: s = v.t = 15.3 = 45 km
2. Nêu nhận xét về đường nối các điểm O, A, B, C, D trên Hình 9.2 (thẳng hay cong, nghiêng hay nằm ngang). |
Quan sát hình vẽ
Từ hình 9.2, ta thấy đường nối các điểm O, A, B, C, D là đường thẳng, nghiêng so với phương ngang.
Dựa vào bảng ghi số liệu dưới đây về quãng đường và thời gian của một người đi bộ, em hãy vẽ đồ thị quãng đường – thời gian của người này
Bảng ghi số liệu quãng đường s và thời gian t của người đi bộ
|
Sử dụng bảng số liệu để vẽ hình
Bước 1: Vẽ hai trục vuông góc cắt nhau tại điểm gốc O, gọi là hai trục tọa độ
+ Trục nằm ngang Ot biểu diễn thời gian theo một tỉ lệ thích hợp
+ Trục thẳng đứng Os biểu diễn độ dài quãng đường theo một tỉ lệ thích hợp
Bước 2: Xác định các điểm có giá trị s và t tương ứng
Bước 3: Nối các điểm đã vẽ ở bước 2 lại với nhau ta có đồ thị quãng đường – thời gian.
Trong trường hợp nào thì đồ thị quãng đường – thời gian có dạng là một đường thẳng nằm ngang? |
Trường hợp đồ thị quãng đường – thời gian là một đường thẳng nằm ngang khi quãng đường không thay đổi mà thời gian thay đổi => Vật ở trạng thái dừng lại.
Từ đồ thị ở Hình 9.3, hãy nêu cách tìm: a) Thời gian để ca nô đi hết quãng đường 60 km. b) Tốc độ của ca nô |
Quan sát, phân tích dữ liệu
Biểu thức tính tốc độ của vật: \(v = \frac{s}{t}\)
a) Ta có tốc độ của vật trong quá trình chuyển động không đổi nên thời gian để ca bô đi hết quãng đường 60 km là:
\(\begin{array}{l}\frac{{{s_1}}}{{{t_1}}} = \frac{{{s_2}}}{{{t_2}}} \Leftrightarrow \frac{{30}}{1} = \frac{{60}}{{{t_2}}}\\ \Rightarrow {t_2} = 2(h)\end{array}\)
b) Tốc độ của ca nô là:
\(v = \frac{{{s_1}}}{{{t_1}}} = \frac{{30}}{1} = 30(km/h)\)
Cách mô tả một chuyển động bằng đồ thị quãng đường – thời gian có ưu điểm gì? |
Từ đồ thị quãng đường – thời gian cho trước, ta có thể tìm được quãng đường vật đi hoặc tốc độ hay thời gian chuyển động của vật.
1: Dựa vào các thông tin về quãng đường và thời gian của một người đi xe đạp trong hình dưới, hãy: a) Lập bảng ghi các giá trị quãng đường s và thời gian t tương ứng của người này. b) Vẽ đồ thị quãng đường – thời gian của người đi xe đạp nói trên. |
Quan sát hình
a)
t (s) |
0 |
2 |
4 |
6 |
8 |
10 |
s (m) |
0 |
10 |
20 |
30 |
40 |
50 |
b)
2. Dựa vào đồ thị quãng đường – thời gian của ô tô (hình bên) để trả lời các câu hỏi sau: a) Sau 50 giây, xe đi được bao nhiêu mét? b) Trên đoạn đường nào xe chuyển động nhanh hơn? Xác định tốc độ của xe trên mỗi đoạn đường. |
Quan sát hình vẽ
Biểu thức tính tốc độ của vật \(v = \frac{s}{t}\)
a)Từ đồ thị ta thấy t = 50 s, thì xe đi được quãng đường là s = 675 m
b) Tốc độ trung bình trên đoạn đường (1) là: \({v_{tb1}} = \frac{{\Delta {s_1}}}{{\Delta {t_1}}} = \frac{{150}}{{10}} = 15(m/s)\)
Tốc độ trung bình trên đoạn đường (2) là: \({v_{tb2}} = \frac{{\Delta {s_2}}}{{\Delta {t_2}}} = \frac{{900 - 675}}{{10}} = 22,5(m/s)\)
=> Trên đoạn đường (2), xe chuyển động nhanh hơn
Chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, máy tính cầm tay, các dụng cụ thí nghiệm như kính hiển vi, ống nghiệm, hóa chất,...
- CHÂN TRỜI SÁNG TẠO là bộ sách giáo khoa hiện đại.
- Bộ sách giáo khoa CHÂN TRỜI SÁNG TẠO sẽ truyền cảm hứng để giúp các em học sinh phát triển toàn diện về tư duy, phẩm chất và năng lực, giúp người học dễ dàng vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn cuộc sống; giải quyết một cách linh hoạt, hài hoà các vấn đề giữa cá nhân và cộng đồng; nhận biết các giá trị bản thân và năng lực nghề nghiệp mà còn nuôi dưỡng lòng tự hào, tình yêu tha thiết với quê hương đất nước, mong muốn được góp sức xây dựng non sông này tươi đẹp hơn.
Môn Khoa Học Tự Nhiên là môn gì? Đây là môn học được xây dựng và phát triển dựa trên nền tảng của các môn Vật Lí, Hóa Học, Sinh Học và Khoa học Trái Đất. Có thể hiểu một cách đơn giản hơn là gộp các môn: Vật Lí, Hóa Học và Sinh Học ở chương trình THCS vào làm một.
Nguồn : Gia sư đất việtLớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, chúng ta đã dần quen với nhịp điệu học tập. Hãy tiếp tục nỗ lực và khám phá thêm những kiến thức mới mẻ!
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK