Có những cách nào để xác định được học sinh chạy nhanh nhất, chậm nhất trong một cuộc thi chạy |
Liên hệ thực tế
Cách để xác định được học sinh chạy nhanh, chậm nhất trong một cuộc thi chạy: đo tốc độ của học sinh.
1. So sánh thời gian hoàn thành cuộc thi của từng học sinh, hãy ghi kết quả xếp hạng theo mẫu Bảng 8.1. |
Thứ tự xếp hạng của các học sinh được sắp xếp dựa trên thời gian hoàn thành, thứ tự xếp hạng
Học sinh |
Thời gian chạy (s) |
Thứ tự xếp hạng |
A |
10 |
2 |
B |
9,5 |
1 |
C |
11 |
3 |
D |
11,5 |
4 |
2. Có thể tính quãng đường chạy được trong 1 s của mỗi học sinh bằng cách nào? Thứ tự xếp hạng liên hệ thế nào với quãng đường chạy được trong 1 s của mỗi học sinh? |
Quãng đường chạy trong 1 s được tính theo công thức \(\frac{s}{t} = \frac{{60}}{t}\)
Học sinh |
Thời gian chạy (s) |
Thứ tự xếp hạng |
Quãng đường chạy trong 1 s (m) |
A |
10 |
2 |
6 |
B |
9,5 |
1 |
6,32 |
C |
11 |
3 |
5,45 |
D |
11,5 |
4 |
5,22 |
Trong 1 s, quãng đường của học sinh nào chạy được nhiều nhất thì thứ hạng của bạn đó cao nhất và ngược lại.
Hoàn thành các câu sau:
a) Trên cùng một quãng đường, nếu thời gian chuyển động (1) ... hơn thì chuyển động đó nhanh hơn. b) Trong cùng một khoảng thời gian, nếu quãng đường chuyển động (2)... hơn chuyển động đó nhanh hơn. c) Chuyển động nào có quãng đường đi được trong mỗi giây (3)... hơn thì chuyển động đó nhanh hơn |
a) Trên cùng một quãng đường, nếu thời gian chuyển động ít hơn thì chuyển động đó nhanh hơn.
b) Trong cùng một khoảng thời gian, nếu quãng đường chuyển động lớn hơn thì chuyển động đó nhanh hơn.
c) Chuyển động nào có quãng đường đi được trong mỗi giây lớn hơn thì chuyển động đó nhanh hơn.
3. Trình bày cách tính tốc độ của người đi xe đạp trong Hình 8.1 |
Biểu thức tính tốc độ: \(v = \frac{s}{t}\)
Ta có quãng đường AB = 30 m, thời gian chuyển động t = 10 s
=> Tốc độ chuyển động của người đi xe đạp là: \(v = \frac{s}{t} = \frac{{30}}{{10}} = 3(m/s)\)
Đổi tốc độ của các phương tiện giao thông trong Bảng 8.2 ra đơn vị m/s. |
1 m/s = 3,6 km/h
Phương tiện giao thông |
Tốc độ (km/h) |
Tốc độ (m/s) |
Xe đạp |
10,8 |
3 |
Ca nô |
36 |
10 |
Tàu hỏa |
60 |
16,67 |
Ô tô |
72 |
20 |
Máy bay |
720 |
200 |
Vì sao ngoài đơn vị m/s, trong thực tế người ta còn dùng các đơn vị tốc độ khác? Nêu ví dụ minh họa. |
Liên hệ thực tế
Ngoài đơn vị m/s, người ta còn sử dụng một số đơn vị khác như:
+ km/h: Đơn vị này thường được sử dụng để đo tốc độ của các phương tiện tham gia giao thông đường dài, ví dụ như xe máy đi từ Hà Nội lên Hải Phòng với tốc độ 60 km/h
+ Dặm/h: Đơn vị này thường xuất hiện trên tốc kế
1. Nêu ý nghĩa của tốc độ 2. Một ca nô chuyển động trên sông với tốc độ không đổi 30 km/h. Tính thời gian để ca nô đi được quãng đường 15 km. |
1.
Vận dụng kiến thức trong SGK mục 1 trang 52
2.
Biểu thức tính tốc độ: \(v = \frac{s}{t}\)
Trong đó:
+ v: tốc độ của vật (km/h)
+ s: quãng đường vật đi được (km)
+ t: thời gian vật chuyển động (h)
Bài 1:
Ý nghĩa của tốc độ: Tốc độ là đại lượng cho biết mức độ nhanh hay chậm của chuyển động.
Bài 2:
Ta có v = 30 km/h; s = 15 km.
Thời gian để ca nô đii được quãng đường 15 km là: \(v = \frac{s}{t} \Rightarrow t = \frac{s}{v} = \frac{15}{{30}} = 0,5(h)\)
Chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, máy tính cầm tay, các dụng cụ thí nghiệm như kính hiển vi, ống nghiệm, hóa chất,...
- CHÂN TRỜI SÁNG TẠO là bộ sách giáo khoa hiện đại.
- Bộ sách giáo khoa CHÂN TRỜI SÁNG TẠO sẽ truyền cảm hứng để giúp các em học sinh phát triển toàn diện về tư duy, phẩm chất và năng lực, giúp người học dễ dàng vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn cuộc sống; giải quyết một cách linh hoạt, hài hoà các vấn đề giữa cá nhân và cộng đồng; nhận biết các giá trị bản thân và năng lực nghề nghiệp mà còn nuôi dưỡng lòng tự hào, tình yêu tha thiết với quê hương đất nước, mong muốn được góp sức xây dựng non sông này tươi đẹp hơn.
Môn Khoa Học Tự Nhiên là môn gì? Đây là môn học được xây dựng và phát triển dựa trên nền tảng của các môn Vật Lí, Hóa Học, Sinh Học và Khoa học Trái Đất. Có thể hiểu một cách đơn giản hơn là gộp các môn: Vật Lí, Hóa Học và Sinh Học ở chương trình THCS vào làm một.
Nguồn : Gia sư đất việtLớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, chúng ta đã dần quen với nhịp điệu học tập. Hãy tiếp tục nỗ lực và khám phá thêm những kiến thức mới mẻ!
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK