Trang chủ Lớp 12 SGK Sinh 12 - Kết nối tri thức Chương 2. Di truyền nhiễm sắc thể Bài 12. Đột biến nhiễm sắc thể trang 60, 61, 62 Sinh 12 Kết nối tri thức: Cơ chế nào hình thành người có kiểu NST giới tính là XYY?...

Bài 12. Đột biến nhiễm sắc thể trang 60, 61, 62 Sinh 12 Kết nối tri thức: Cơ chế nào hình thành người có kiểu NST giới tính là XYY?...

Giải và trình bày phương pháp giải bài 12. Đột biến nhiễm sắc thể trang 60, 61, 62 Sinh 12 Kết nối tri thức - Bài 12. Đột biến nhiễm sắc thể. Một người có kiểu hình nữ giới nhưng NST có cặp giới tính là XY. Tuy nhiên, NST Y có chiều dài ngắn hơn so với bình thường. Hãy giải thích tại sao người này lại có kiểu hình nữ...Cơ chế nào hình thành người có kiểu NST giới tính là XYY?

Câu hỏi:

Câu hỏi trang 60 Mở đầu

Trả lời câu hỏi Mở đầu trang 60

Một người có kiểu hình nữ giới nhưng NST có cặp giới tính là XY. Tuy nhiên, NST Y có chiều dài ngắn hơn so với bình thường. Hãy giải thích tại sao người này lại có kiểu hình nữ.

Hướng dẫn giải :

Lý thuyết đột biến NST

Lời giải chi tiết :

Người này có kiểu hình nữ vì NST Y mang gene quy định kiểu hình nam.


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 61 Câu hỏi 1

Trả lời câu hỏi 1 trang 61

Quan sát Hình 12.1 và trình bày cơ chế phát sinh các dạng các đột biến cấu trúc NST.

image

Hướng dẫn giải :

Quan sát hình 12.1

Lời giải chi tiết :

Các dạng đột biến cấu trúc:

- Mất đoạn: Đột biến mất đoạn do một đoạn NST bị đứt mà không được nối lại, làm mất vật chất di truyền nên phần nhiều là có hại. NST bị mất đoạn dài có thể được nhận biết dưới kính hiển vi quang học.

- Lặp đoạn: Lặp đoạn NST là loại đột biến cấu trúc làm cho một đoạn NST được lặp lại một hoặc vài lần dẫn đến gia tăng số lượng bản sao của gene trên NST. Loại đột biến này làm tăng chiều dài NST.

- Đảo đoạn: Đảo đoạn thường không làm mất vật chất di truyền. Tuy vậy, nếu các điểm đứt gãy nằm ở giữa các gene có thể, dẫn đến hỏng cả hai gene ở hai đầu đoạn bị đảo hoặc hai phần của hai gene ghép lại có thể tạo ra gene mới.

- Chuyến đoạn: Đột biến chuyển đoạn là đột biến làm cho một đoạn NST được chuyển ừt vị trí này sang vị trí khác giữa các NST hoặc trên cùng một NST.


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 61 Câu hỏi 2

Trả lời câu hỏi 2 trang 61

Phân biệt đột biến chuyển đoạn NST với đột biến đảo đoạn NST.

Hướng dẫn giải :

Dựa vào lí thuyết các dạng đột biến.

Lời giải chi tiết :

- Đảo đoạn: Đảo đoạn thường không làm mất vật chất di truyền. Tuy vậy, nếu các điểm đứt gãy nằm ở giữa các gene có thể, dẫn đến hỏng cả hai gene ở hai đầu đoạn bị đảo hoặc hai phần của hai gene ghép lại có thể tạo ra gene mới.

- Chuyến đoạn: Đột biến chuyển đoạn là đột biến làm cho một đoạn NST được chuyển ừt vị trí này sang vị trí khác giữa các NST hoặc trên cùng một NST.


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 64 Câu hỏi 1

Trả lời câu hỏi 1 trang 64

Quan sát Hình 12.2 và 12.3, trình bày cơ chế phát sinh đột biến số lượng NST.

image

Hướng dẫn giải :

Quan sát Hình 12.2 và 12.3.

Lời giải chi tiết :

Cơ chế phát sinh đột biến số lượng NST là do sự phân li bất thường của một hay nhiều cặp NST trong kì sau của quá trình phân bào.


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 64 Câu hỏi 2

Trả lời câu hỏi 2 trang 64

Phân biệt đột biến lệch bội với đột biến đa bội.

Hướng dẫn giải :

Lý thuyết các dạng đột biến số lượng NST.

Lời giải chi tiết :

* Thể lệch bội:

– Làm tăng hoặc giảm số lượng NST ở một vài cặp NST.

– Do sự không phân li của một vài cặp NST trong phân bào.

– Có các dạng một nhiễm, ba nhiễm, bốn nhiễm,… một nhiễm kép, ba nhiễm kép…

– Gặp ở cả động vật và thực vật và thường gây hại.

* Thể đa bội:

– Làm tăng NST gấp n lần số NST đơn bội.

– Sự không phân li của tất cả NST trong phân bào.

– Có tự đa bội gồm đa bội lẻ (3n, 5n…), đa bội chẵn (4n, 6n…) và dị đa bội do bộ NST 2n của 2 hay nhiều loài khác nhau cùng tồn tại trong một tế bào.

– Gặp chủ yếu ở thực vật ít gặp ở động vật bậc cao. Thường có ý nghĩa trong trồng trọt.


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 66 Câu hỏi 1

Trả lời câu hỏi 1 trang 66

Phân tích tác hại của các dạng đột biến NST đối với thể đột biến.

Hướng dẫn giải :

Lý thuyết tác hại của đột biến số lượng

Lời giải chi tiết :

Các loại đột biến dị bội làm mất cân bằng gene nên thường gây hại và thậm chí gây chết.

Ví dụ: Ở người, tất cả các đột biến dị bội về NST đều gây chết thai nhi, ngoại trừ trường hợp thừa hoặc thiếu NST giới tính (X, Y) hay thừa NST 21. Ở người, các thai nhi đa bội đều bị chết sớm. Các thể đột biến đa bội lẻ như 3n ở thực vật và ở một số loài động vật bậc thấp thường gây bất thụ. Các loại đột biến đa bội chẵn như 4n ít gây hại hơn so với các loại đột biến đa bội lẻ vì thường không làm mất cân bằng gene.


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 66 Câu hỏi 2

Trả lời câu hỏi 2 trang 66

Sưu tầm thêm tư liệu về vai trò của đột biến NST trong tiến hóa, chọn giống và nghiên cứu di truyền.

Hướng dẫn giải :

Sưu tầm qua sách báo, internet,...

Lời giải chi tiết :

- Vai trò trong tạo quả không hạt.

- Tạo và chọn giống có năng suất cao


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 66 Luyện tập & Vận dụng 1

Trả lời câu hỏi Luyện tập và vận dụng 1 trang 66

Cơ chế nào hình thành người có kiểu NST giới tính là XYY?

Hướng dẫn giải :

Dựa vào co chế đột biến nhiễm sắc thể.

Lời giải chi tiết :

Quá trình giảm phân ở người mẹ bình thường tạo giao tử X. Quá trình giảm phân của bố xảy ra hiện tượng cặp nhiễm sắc thể giới tính sau khi tự nhân đôi không phân ly ở phân bào II của giảm phân tạo giao tử YY


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 66 Luyện tập & Vận dụng 2

Trả lời câu hỏi Luyện tập và vận dụng 2 trang 66

Hãy sưu tập thêm một số ví dụ về đột biến cấu trúc NST gây bệnh ở người.

Hướng dẫn giải :

Sưu tầm qua sách báo, internet,...

Lời giải chi tiết :

Bệnh Đao (3 NST số 21), bệnh Tơcnơ (XO), Claiphentơ (XXY).


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 66 Luyện tập & Vận dụng 3

Trả lời câu hỏi Luyện tập và vận dụng 3 trang 66

Nếu muốn tạo giống cây ăn quả không hạt thì em có thể sử dụng loại đột biến gì? Giải thích.

Hướng dẫn giải :

Dựa vào lý thuyết đột biến nhiễm sắc thể.

Lời giải chi tiết :

Để tạo giống cây ăn quả không hạt, em có thể sử dụng loại đột biến đa bội lẻ (3n, 5n, ...).

Đa bội lẻ là dạng đột biến số lượng nhiễm sắc thể, trong đó cơ thể có bộ nhiễm sắc thể tăng lên một số nguyên lần (như 3n, 5n, ...) nhưng không chia hết cho 2.

Cây ăn quả không hạt thường là thể tam bội (3n). Ở thể tam bội, do số lượng NST không chẵn, nên trong quá trình giảm phân, các cặp NST không phân li đồng đều, dẫn đến sự hình thành các giao tử không có NST (n = 0).

Khi giao tử không có NST (n = 0) của cây tam bội thụ phấn với giao tử n của cây lưỡng bội (2n), sẽ tạo ra hợp tử có bộ NST là 3n (thể tam bội). Hợp tử này phát triển thành cây không hạt.

Dụng cụ học tập

Chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, kính hiển vi, mẫu sinh vật và các dụng cụ thí nghiệm khác.

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Sách Giáo Khoa: Kết nối tri thức với cuộc sống

- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).

Đọc sách

Bạn có biết?

Sinh học là môn khoa học nghiên cứu về sự sống và các sinh vật. Từ cấu trúc tế bào đến các hệ sinh thái phức tạp, sinh học giúp chúng ta hiểu rõ hơn về bản chất của sự sống và mối quan hệ giữa các loài.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự Lớp 12

Lớp 12 - Năm cuối của thời học sinh, với nhiều kỳ vọng và áp lực. Đừng quá lo lắng, hãy tự tin và cố gắng hết sức mình. Thành công sẽ đến với những ai nỗ lực không ngừng!

- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

Nguồn : Sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK