Xếp các từ ngữ được gạch chân vào nhóm thích hợp.
a. Rủ nhau xemcảnh Kiếm Hồ
Xem cầu Thê Húc xem chùa Ngọc Sơn
Đài Nghiên, Tháp Bút chưa mòn,
Hỏi ai gây dựng nên non nước này?
(Ca dao)
b. Ai về Hà Tĩnh thì về
Mặclụachợ Hạ, uốngchè Hương Sơn
Ai về Tuy Phước ănnem
Ghéqua Hưng Thịnh mà xem Tháp Chàm.
(Ca dao)
Em đọc và phân loại các từ gạch chân vào nhóm từ phù hợp.
- Từ ngữ chỉ sự vật:
a. cảnh Kiếm Hồ, cầu Thê Húc, chùa Ngọc Sơn, Đài Nghiên, Tháp Bút, non nước.
b. lụa, chợ.
- Từ ngữ chỉ hoạt động:
a. rủ, xem, hỏi.
b. về, mặc, uống chè, ăn nem, ghé qua.
Tìm và viết các từ ngữ vào nhóm thích hợp.
Em suy nghĩ, dựa vào hiểu biết để hoàn thành bài tập.
- Từ ngữ chỉ sự vật ở trường: học sinh, thầy giáo, cô giáo, bác bảo vệ, cô lao công, bàn ghế, bảng, phấn, bút thước, sách vở, cây cối, trống trường, lớp học, nhà đa năng, sân trường, sân cỏ,…
- Từ ngữ chỉ hoạt động diễn ra ở trường: thảo luận, nghe, nói, đọc, viết, chơi, múa, hát, vẽ, diễn kịch, tập thể dục,...
- Từ ngữ chỉ đặc điểm của sự vật, hoạt động ở trường: sổi nổi, ồn ào, náo nhiệt, vui vẻ, nhộn nhịp, rôm rả, thú vị,...
Đặt câu với 2 – 3 từ ngữ em tìm được ở bài tập 2.
Em sử dụng các từ ngữ đã tìm được ở bài tập 2 để đặt câu.
- Mỗi giờ ra chơi, sân trường rất đông đúc, náo nhiệt.
- Mỗi giờ học em đều cùng các bạn thảo luận rất vui vẻ, sôi nổi.
- Trường em có rất nhiều hoạt động ngoài giờ thú vị: vẽ tranh, diễn kịch, múa, hát, chơi bóng,...
Điền dấu câu phù hợp vào ô trống.
Sửa chuông gọi cửa
Một thanh niên gọi cho thợ điện phàn nàn:
- Sáng hôm qua, tôi đã gọi anh đến sửa chuông nhà tôi. Sao giờ vẫn chưa thấy đến ____ Các anh thật chậm quá ____
Người thợ điện phân trần:
- Hôm qua, tôi có tới nhà anh, bấm chuông nhưng không thấy ai mở cửa ____ Tôi đoán là mọi người đi vắng hết rồi nên tôi đi về ____
(Trung Nguyên sưu tầm)
Em đọc kĩ câu chuyện và điện dấu câu phù hợp.
Sửa chuông gọi cửa
Một thanh niên gọi cho thợ điện phàn nàn:
- Sáng hôm qua, tôi đã gọi anh đến sửa chuông nhà tôi. Sao giờ vẫn chưa thấy đến. Các anh thật chậm quá!
Người thợ điện phân trần:
- Hôm qua, tôi có tới nhà anh, bấm chuông nhưng không thấy ai mở cửa. Tôi đoán là mọi người đi vắng hết rồi nên tôi đi về.
Học môn Tiếng Việt thì chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, tẩy, và sách tham khảo thêm như từ điển Tiếng Việt.
- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).
Tiếng Việt là ngôn ngữ chính thức của Việt Nam và là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam. Tiếng Việt không chỉ là phương tiện giao tiếp mà còn là biểu tượng văn hóa và tinh thần của dân tộc Việt.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 3 - Những áp lực học tập bắt đầu hình thành, nhưng tuổi này vẫn là tuổi ăn, tuổi chơi. Hãy cân bằng giữa việc học và giải trí để có những kỷ niệm đẹp trong tuổi thơ.
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK