Trang chủ Lớp 3 VBT Tiếng Việt lớp 3 - Kết nối tri thức Tuần 11: Mái nhà yêu thương Bài 20: Trò chuyện cùng mẹ VBT Tiếng Việt lớp 3 - Kết nối tri thức tập 1: Ngôi nhà có màu gì?...

Bài 20: Trò chuyện cùng mẹ VBT Tiếng Việt lớp 3 - Kết nối tri thức tập 1: Ngôi nhà có màu gì?...

Gợi ý giải Câu 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 Bài 20: Trò chuyện cùng mẹ VBT Tiếng Việt 3 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống. Đọc câu chuyện, bài văn, bài thơ, … về hoạt động của người thân trong gia đình và viết thông tin vào phiếu đọc sách. Gạch dưới từ chỉ người thân trong đoạn văn dưới đây... Ngôi nhà có màu gì?

Câu hỏi:

Câu 1

Đọc câu chuyện, bài văn, bài thơ, … về hoạt động của người thân trong gia đình và viết thông tin vào phiếu đọc sách.

image

Hướng dẫn giải :

Em tìm đọc các câu chuyện, bài thơ, bài văn trong sách, báo, tạp chí.

Lời giải chi tiết :

Em có thể tham khảo một số bài thơ như: Tình mẹ, Yêu mẹ, Mẹ ơi,... và điền vào phiếu đọc sách.

- Ngày đọc: 8/8/2022

- Tên bài: Mẹ và cơn mưa

- Tác giả: ...

Nhân vật em thích nhất: Mẹ

Lí do em thích nhân vật đó: Vì mẹ là người tần tảo một nắng hai sương, vất vả chăm lo cho gia đình. được một gia đình hạnh phúc như hiện tại là cả một trời vất vả của mẹ.

Mức độ yêu thích: 5 sao


Câu hỏi:

Câu 2

Gạch dưới từ chỉ người thân trong đoạn văn dưới đây:

Bà nội của tôi là bà ngoại em Đốm. Hai chị em tôi đều rất quý bà vì cả hai đều được bà chăm sóc từ khi mới sinh. Không phải chỉ đối với tôi và Đốm, mà sau này, em My, em Chấm ra đời, em My bà đều nâng niu bế ẵm từ lúc lọt lòng.

(Theo Vũ Tú Nam)

Hướng dẫn giải :

Em đọc kĩ đoạn văn để hoàn thành bài tập.

Lời giải chi tiết :

Bà nội của tôi là bà ngoạiem Đốm. Hai chị em tôi đều rất quý vì cả hai đều được chăm sóc từ khi mới sinh. Không phải chỉ đối với tôi và Đốm, mà sau này, em My, em Chấm ra đời, đều nâng niu bế ẵm từ lúc lọt lòng.


Câu hỏi:

Câu 3

Tìm thêm từ ngữ chỉ những người thân bên nội và bên ngoại.

- Bên nội: cô,...

- Bên ngoại: cậu,...

Hướng dẫn giải :

Em dựa vào hiểu biết và liên hệ bản thân để hoàn thành bài tập.

Lời giải chi tiết :

- Bên nội: cô, ông nội, bà nội, bác trai, bác gái, chú, anh, chị, em họ,...

- Bên ngoại: cậu, ông ngoại, bà ngoại, dì, anh, chị, em họ,...


Câu hỏi:

Câu 4

Khoanh vào chữ cái trước ý nêu công dụng của dấu hai chấm trong câu văn sau:

Cảnh vật xung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học.

(Theo Thanh Tịnh)

a. Để báo hiệu lời nói trực tiếp

b. Để báo hiệu phần giải thích

c. Để báo hiệu phần liệt kê

Hướng dẫn giải :

Em đọc câu văn và dựa vào công dụng của dấu hai chấm để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết :

Công dụng của dấu hai chấm trong câu văn là: b. Để báo hiệu phần giải thích.


Câu hỏi:

Câu 5

Nêu công dụng của dấu hai chấm trong mỗi câu văn sau:

image

Hướng dẫn giải :

Em dựa vào kiến thức đã học về công dụng của dấu hai chấm để hoàn thành bài tập.

Lời giải chi tiết :

Công dụng của dấu hai chấm trong các câu văn là:

a. Để báo hiệu phần liệt kê.

b. Để báo hiệu phần giải thích.

c. Để báo hiệu phần giải thích.


Câu hỏi:

Câu 6

Điền dấu hai chấm vào vị trí thích hợp trong mỗi câu sau:

a. Các bạn tham gia biểu diễn văn nghệ chào mừng ngày 20 tháng 11 Quang Anh, Nam Hải, Ngọc Mai, Thu Thuỷ và Trọng Vĩnh.

b. Hộp bút của Hà có rất nhiều thứ bút bi, bút chì, bút mực, thước kẻ, tẩy,…

Hướng dẫn giải :

Em đọc kĩ các câu và dựa vào công dụng của dấu hai chấm để điền sao cho phù hợp.

Lời giải chi tiết :

a. Các bạn tham gia biểu diễn văn nghệ chào mừng ngày 20 tháng 11: Quang Anh, Nam Hải, Ngọc Mai, Thu Thuỷ và Trọng Vĩnh.

b. Hộp bút của Hà có rất nhiều thứ: bút bi, bút chì, bút mực, thước kẻ, tẩy,…


Câu hỏi:

Câu 7

Viết 2 – 3 câu giới thiệu về ngôi nhà của em.

Hướng dẫn giải :

Em quan sát ngôi nhà của mình để hoàn thành bài giới thiệu.

- Ngôi nhà có màu gì?

- Bố cục ngôi nhà như thế nào?

- Em thường làm gì khi ở nhà?

Lời giải chi tiết :

Ngôi nhà của em là nhà cấp bốn được sơn màu xanh ngọc rất đẹp và tươi mát. Trước nhà có sân rộng và rất nhiều cây xanh, trong nhà có một phòng khách, một phòng bếp, hai phòng ngủ và hai nhà vệ sinh. Mỗi khi rảnh rỗi em thường ra trước hiên nhà chơi và chăm sóc cây cối trong vườn.

Dụng cụ học tập

Học môn Tiếng Việt thì chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, tẩy, và sách tham khảo thêm như từ điển Tiếng Việt.

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Sách Giáo Khoa: Kết nối tri thức với cuộc sống

- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).

Đọc sách

Bạn có biết?

Tiếng Việt là ngôn ngữ chính thức của Việt Nam và là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam. Tiếng Việt không chỉ là phương tiện giao tiếp mà còn là biểu tượng văn hóa và tinh thần của dân tộc Việt.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự Lớp 3

Lớp 3 - Những áp lực học tập bắt đầu hình thành, nhưng tuổi này vẫn là tuổi ăn, tuổi chơi. Hãy cân bằng giữa việc học và giải trí để có những kỷ niệm đẹp trong tuổi thơ.

- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

Nguồn : Sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK