Trang chủ Lớp 11 SGK Vật Lí 11 - Kết nối tri thức Chương I. Dao động Bài 3. Vận tốc, gia tốc trong dao động điều hòa trang 14, 15, 16 Vật lý 11 Kết nối tri thức: Ta có thể dựa vào đồ thị (x – t) của dao động điều hòa để xác định vận tốc...

Bài 3. Vận tốc, gia tốc trong dao động điều hòa trang 14, 15, 16 Vật lý 11 Kết nối tri thức: Ta có thể dựa vào đồ thị (x – t) của dao động điều hòa để xác định vận tốc...

Lời giải bài tập, câu hỏi bài 3. Vận tốc, gia tốc trong dao động điều hòa trang 14, 15, 16 Vật lý lớp 11 Kết nối tri thức. Ta có thể dựa vào đồ thị (x – t) của dao động điều hòa để xác định vận tốc và gia tốc của vật được không?...

Câu hỏi:

Câu hỏi trang 14 Khởi động

Ta có thể dựa vào đồ thị (x – t) của dao động điều hòa để xác định vận tốc và gia tốc của vật được không?

Hướng dẫn giải :

Dựa vào nội dung kiến thức đã học của những bài trước để trả lời và đưa ra dự đoán.

Lời giải chi tiết :

Vì vận tốc tức thời được tính bằng công thức và gia tốc tính bằng công thức

Nên ta có thể dựa vào đồ thị (x - t) của dao động điều hòa để xác định vận tốc và gia tốc của vật.


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 14 Hoạt động

Xác định độ dốc của đồ thị tại các điểm C, D, E, G, H bằng cách đặt một thước kẻ (loại 20 cm) cho mép của thước tiếp xúc với đồ thị li độ - thời gian tại các điểm C, D, E, G, H (Hình 3.1). Từ độ dốc của thước hãy so sánh độ lớn vận tốc của vật tại các điểm C, E, H

image

Hướng dẫn giải :

Từ đồ thị xác định độ dốc của đồ thị bằng thước thẳng, sau đó so sánh vận tốc của vật tại các điểm được yêu cầu.

Lời giải chi tiết :

Tại E, H thước không có độ dốc, thước song song với trục Ox nên vận tốc tại E, H bằng 0.

Tại C thước có độ dốc lớn hơn so với tại E, H nên vận tốc tại C lớn hơn so với tại E, H.


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 15 Câu hỏi 1

1. So sánh đồ thị của vận tốc (Hình 3.2) với đồ thị của li độ (Hình 3.1), hãy cho biết vận tốc sớm pha hay trễ pha bao nhiêu so với li độ.

2. Trong các khoảng thời gian từ 0 đến \(\frac{T}{4}\), từ \(\frac{T}{4}\)đến \(\frac{T}{2}\), từ \(\frac{T}{2}\)đến \(\frac{{3T}}{4}\), từ \(\frac{{3T}}{4}\)đến T vận tốc của dao động điều hoà thay đổi như thế nào?

image

Hướng dẫn giải :

1. Từ đồ thị so sánh độ lệch pha của hai dao động

2. Dựa vào đồ thị, trong khoảng thời gian được cho xem dáng của đồ thị như nào để kết luận vận tốc của dao động điều hòa.

Lời giải chi tiết :

1. So sánh đồ thị của vận tốc (Hình 3.2) với đồ thị của li độ (Hình 3.1)

- Pha ban đầu của vận tốc là \(\frac{\pi }{4}\)

- Pha ban đầu của li độ là 0

Pha ban đầu của vận tốc lớn hơn li độ nên vận tốc sớm pha hơn so với li độ.

2. Trong các khoảng thời gian từ 0 đến \(\frac{T}{4}\), từ \(\frac{T}{4}\)đến \(\frac{T}{2}\), từ \(\frac{T}{2}\)đến \(\frac{{3T}}{4}\), từ \(\frac{{3T}}{4}\)đến T vận tốc của dao động điều hoà thay đổi:

Từ 0 đến \(\frac{T}{4}\): vận tốc có hướng từ biên về vị trí cân bằng ngược chiều dương, độ lớn tăng dần từ 0 và đạt giá trị lớn nhất tại \(\frac{T}{4}\)

Từ \(\frac{T}{4}\)đến \(\frac{T}{2}\): vận tốc có hướng từ vị trí cân bằng về biên ngược với chiều dương, độ lớn giảm dần từ giá trị lớn nhất về 0 tại \(\frac{T}{2}\)

Từ \(\frac{T}{2}\) đến \(\frac{{3T}}{4}\): vận tốc có hướng từ vị trí biên về vị trí cân bằng cùng chiều dương, độ lớn tăng dần từ 0 và đạt giá trị lớn nhất tại \(\frac{{3T}}{4}\)

Từ \(\frac{{3T}}{4}\)đến T: vận tốc có hướng từ vị trí cân bằng về biên cùng chiều dương, độ lớn giảm dần từ giá trị lớn nhất về 0 tại T.


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 15 Hoạt động

1. Dùng thước kẻ (loại 20 cm) để xác định xem trên đồ thị (v – t) Hình 3.2, tại thời điểm nào độ dốc của đồ thị bằng 0 và tại thời điểm nào độ dốc của đồ thị cực đại. Từ đó, so sánh độ lớn của gia tốc trên đô thị (a – t) Hình 3.3 ở các thời điểm tương ứng.

2. Phương trình dao động của một vật là x=5cos4πt (cm). Hãy viết phương trình vận tốc, gia tốc và vẽ đồ thị li độ, vận tốc, gia tốc theo thời gian của vật.

image

Hướng dẫn giải :

1. Từ hai đồ thị, so sánh gia tốc tương ứng với vận tốc.

2. Áp dụng những kiến thức đã học để viết phương trình vận tốc, gia tốc theo li độ và thời gian.

Lời giải chi tiết :

1. Trên đồ thị (v – t) Hình 3.2, tại thời điểm T/4, 3T/4 độ dốc của đồ thị bằng 0 và tại thời điểm 0, T/2, T độ dốc của đồ thị cực đại. Trên đồ thị (a - t) Hình 3.3 thì ngược lại.

Thời điểm

0

T/4

T/2

3T/4

T

Vận tốc (độ dốc)

max

min

max

min

max

Gia tốc (độ dốc)

min

max

min

max

min

2. Phương trình dao động là x = 5cos4πt (cm)

Ta có: Biên độ A = 5 (cm)

Tần số góc ω = 4π (rad/s)

Pha ban đầu φ = 0

Phương trình vận tốc là: v = −20πsin4πt (cm/s)

Phương trình gia tốc là: a = −80πcos4πt (cm/s2)

image


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 15 Câu hỏi 2

1. So sánh đồ thị Hình 3.3 và Hình 3.1 ta có nhận xét gì về pha của li độ và gia tốc của một dao động

2. Trong các khoảng thời gian từ 0 đến \(\frac{T}{4}\), từ \(\frac{T}{4}\)đến \(\frac{T}{2}\), từ \(\frac{T}{2}\)đến \(\frac{{3T}}{4}\), từ \(\frac{{3T}}{4}\)đến T gia tốc của dao động điều hoà thay đổi như thế nào?

image

Hướng dẫn giải :

Áp dụng kiến thức đã học trong bài để làm

Lời giải chi tiết :

1. Pha của li độ và gia tốc của một dao động cùng pha với nhau

2. Trong các khoảng thời gian từ 0 đến T/4, từ T/4 đến T/2, từ T/2 đến 3T/4, từ 3T/4 gia tốc của dao động thay đổi:

Từ 0 đến \(\frac{T}{4}\): gia tốc có hướng từ biên về vị trí cân bằng cùng chiều dương, độ lớn tăng dần từ giá trị nhỏ nhất −ω2A và bằng 0 tại \(\frac{T}{4}\)

Từ \(\frac{T}{4}\)đến \(\frac{T}{2}\): gia tốc có hướng từ vị trí cân bằng về biên cùng với chiều dương, độ lớn tăng dần từ 0 đến giá trị lớn nhất ω2A tại \(\frac{T}{2}\)

Từ \(\frac{T}{2}\)đến \(\frac{{3T}}{4}\): gia tốc có hướng từ vị trí biên về vị trí cân bằng ngược chiều dương, độ lớn tăng dần từ giá trị lớn nhất ω2A và bằng 0 tại \(\frac{{3T}}{4}\)

Từ \(\frac{{3T}}{4}\)đến T: gia tốc có hướng từ vị trí cân bằng về biên ngược chiều dương, độ lớn giảm dần từ 0 và đạt giá trị nhỏ nhất −ω2A tại T


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 16 Câu hỏi

1. Một vật dao động điều hoà trên trục Ox. Khi vật qua vị trí cân bằng thì tốc độ của nó là 20 cm/s. Khi vật có tốc độ là 10 cm/s thì gia tốc của nó có độ lớn là \(40\sqrt 3 \)cm/s2. Tính biên độ dao động của vật

2. Hình 3.4 là đồ thị li độ – thời gian của một vật dao động điều hoà. Sử dụng đô thị để tính các đại lượng sau:

a) Tốc độ của vật ở thời điểm t=0 s.

b) Tốc độ cực đại của vật.

c) Gia tốc của vật tại thời điểm t = 1,0 s

image

Hướng dẫn giải :

Áp dụng kiến thức đã học trong bài để làm

Lời giải chi tiết :

1. Vật tại vị trí cân bằng có vmax = ωA = 20 cm/s

Khi vật có tốc độ bằng v =\(\omega \sqrt {{A^2} - {x^2}} \) = 10 cm/s

Gia tốc của vật có độ lớn a = ω2x = \(40\sqrt 3 \)cm/s2

Từ đó A = 5 cm, ω = 4rad/s

2. Từ đồ thị ta thấy:

Biên độ A = 40 cm, chu kì T = 4s

a) Tốc độ của vật ở thời điểm t = 0s bằng v = 0 (cm/s) vì ở vị trí biên.

b) Tốc độ cực đại của vật là vmax = ωA = 20π (rad/s) .

c) Gia tốc của vật tại thời điểm t = 1,0 s là a= ω2A=10π2 (rad/s) đạt giá trị lớn nhất vì tại vị trí cân bằng.


Dụng cụ học tập

Học Vật Lý cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, máy tính cầm tay và các dụng cụ thí nghiệm như máy đo, nam châm, dây dẫn.

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Sách Giáo Khoa: Kết nối tri thức với cuộc sống

- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).

Đọc sách

Bạn có biết?

Vật lý học là môn khoa học tự nhiên khám phá những bí ẩn của vũ trụ, nghiên cứu về vật chất, năng lượng và các quy luật tự nhiên. Đây là nền tảng của nhiều phát minh vĩ đại, từ lý thuyết tương đối đến công nghệ lượng tử.'

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự Lớp 11

Lớp 11 - Năm học quan trọng, bắt đầu hướng đến những mục tiêu sau này. Hãy học tập chăm chỉ và tìm ra đam mê của mình để có những lựa chọn đúng đắn cho tương lai!'

- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

Nguồn : Sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK