Hướng dẫn giải câu hỏi khởi động trang 141
Một chương trình hoàn chỉnh được mô tả như Hình 29.1: Tiếp nhận các dữ liệu đầu vào, xử lý theo yêu cầu bài toán và đưa ra kết quả đúng theo yêu cầu. Theo em nếu chương trình có lỗi, thì các lỗi này sẽ như thế nào và có thể ở đâu?
Dựa vào lý thuyết bài 29. Nhận biết lỗi chương trình
Theo em, nếu chương trình có lỗi thì lỗi thường nằm ở input hoặc chương trình (sai câu lệnh, chỉ số vượt quá giới hạn cho phép, lỗi logic bên trong chương trình...)
Giải câu hỏi Hoạt động 1 trang 141
Quan sát các trường hợp chương trình gặp lỗi như sau, từ đó nhận biết và phân biệt một số loại lỗi của chương trình.
Quan sát các chương trình gặp lỗi
- Syntax Error: Lỗi khi có lệnh viết sai cú pháp hoặc sai cấu trúc ngôn ngữ python quy định. Chương trình sẽ lập tức dừng lại và thông báo lỗi Syntax Error
- Ngoại lệ: Lỗi khi không thể thực hiện một lệnh trong chương trình. Chương trình sẽ dừng lại và thông báo một mã lỗi. Lỗi ngoại lệ.
- Lỗi logic: Chương trình chạy không lỗi ngoại lệ nhưng kết quả đưa ra sai, không chính xác.
Gợi ý giải câu hỏi mục 1 trang 142
1. Khi gõ sai cú pháp một lệnh, chương trình sẽ dừng lại và báo lỗi, đó là lỗi loại gì?
Lỗi khi có lệnh viết sai cú pháp, chương trình sẽ lập tức dừng lại và thông báo lỗi Syntax Error
Khi gõ sai cú pháp một lệnh, chương trình sẽ dừng lại và báo lỗi, đó là loại lỗi cú pháp (Syntax Error).
2. Bài toán yêu cầu sắp xếp dãy số ban đầu thành dãy tăng dần. Giả sử dãy số ban đầu là [3, 1, 8, 10, 0]. Kết quả thu được dãy [1, 3, 8, 10, 0]. Chương trình có lỗi không? Nếu có thì lỗi đó thuộc loại gì?
Lỗi logic: Chương trình chạy không lỗi ngoại lệ nhưng kết quả đưa ra sai, không chính xác.
Lỗi logic bên trong chương trình
Đáp án câu hỏi Hoạt động 2 trang 143
Đọc, thảo luận để nhận biết một số lỗi ngoại lệ thường gặp trong chương trình Python.
Dựa vào lý thuyết trong phần 2. Một số lỗi ngoại lệ thường gặp
Gợi ý giải câu hỏi mục 2 trang 143
Hãy nêu mã ngoại lệ của mỗi lệnh sau nếu xảy ra lỗi.
Một số mã lỗi ngoại lệ:ZeroDivisionError, IndexError, NameError, TypeError, ValueError, IndentationError, SyntaxError.
a) Lỗi kiểu dữ liệu: TypeError
b) Lỗi giá trị dữ liệu: ValueError
c) Lỗi kiểu dữ liệu: TypeError
d) Nếu có lỗi xảy ra thì có thể là các loại lỗi sau đây: TypeError nếu dữ liệu (số 10) truyền vào đối số của hàm x() bị sai kiểu, hoặc NameError nếu hàm x() chưa được định nghĩa trước đó, hoặc TypeError nếu giá trị trả lại của hàm x(10) không cùng kiểu để có thể thực hiện phép toán 12 + x(10).
Hướng dẫn giải câu hỏi Luyện tập trang 144
1. Các lệnh sau có sinh lỗi chương trình không? Nếu có thì mã lỗi là gì?
Một số mã lỗi ngoại lệ:ZeroDivisionError, IndexError, NameError, TypeError, ValueError, IndentationError, SyntaxError.
Lệnh 1: SyntaxError
Lệnh 2: TypeError
2. Để tính giá trị trung bình của một danh sách số A người lập trình đã dùng lệnh sau để tính:
gttb = sum(A)/len(A)
Lệnh này có thể sinh lỗi ngoại lệ không? Nếu có thì những lỗi gì?
Dựa vào kiến thức đã học về lỗi ngoại lệ
Lỗi có thể phát sinh là lỗi chia cho 0 nếu dãy A rỗng
Gợi ý giải câu hỏi Vận dụng trang 144
1. Giả sử em được yêu cầu viết một chương trình nhập số tự nhiên n từ bàn phím, kết quả đưa ra là danh sách các ước số thực sự của n, tính cả 1 và không tính n. Hãy viết chương trình và kiểm tra các khả năng sinh lỗi khi thực hiện chương trình.
Dựa vào kiến thức đã học để viết chương trình
Các khả năng sinh lỗi của chương trình:
- Số n nhập vào không phải là số tự nhiên.
- Viết n = input(): lỗi chưa đổi kiểu dữ liệu.
- Cho range (1, n + 1): khi đó, kết quả cho cả n.
2. Ví dụ về một chương trình khi chạy sinh mã lỗi NameError.
NameError: Lỗi xảy ra khi chương trình muốn tìm một tên nhưng không thấy
a=5*10-b
print(b)
Học Tin học cần sách giáo khoa, máy tính, vở ghi chép, bút mực và phần mềm học tập liên quan.
- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).
Tin học là môn khoa học nghiên cứu về quá trình tự động hóa thông tin bằng máy tính. Đây là nền tảng của kỷ nguyên số, mở ra những cơ hội mới trong mọi lĩnh vực từ y học đến truyền thông, và đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế và xã hội.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 10 - Năm đầu tiên ở cấp trung học phổ thông, bước vào một môi trường mới với nhiều bạn bè từ khắp nơi. Hãy tận hưởng thời gian này và bắt đầu định hướng tương lai cho mình!
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK