Trang chủ Lớp 9 SGK Lịch sử và Địa lí 9 - Kết nối tri thức Chương 1: Địa lý dân cư Việt Nam Bài 2: Phân bố dân cư và các loại hình quần cư lịch sử và địa lý 9 Kết nối tri thức: Phân bố dân cư chịu tác động tổng hợp của các nhân tố tự nhiên, kinh tế – xã hội...

Bài 2: Phân bố dân cư và các loại hình quần cư lịch sử và địa lý 9 Kết nối tri thức: Phân bố dân cư chịu tác động tổng hợp của các nhân tố tự nhiên, kinh tế – xã hội...

Tìm hiểu qua sách, báo và internet và tham khảo lại bài 1. Dân tộc và dân số. Trả lời Mở đầu, ? mục 1, ? mục 2, Luyện tập, Vận dụng - Bài 2: Phân bố dân cư và các loại hình quần cư SGK lịch sử và địa lí 9 Kết nối tri thức - Chương 1: Địa lý dân cư Việt Nam. Phân bố dân cư chịu tác động tổng hợp của các nhân tố tự nhiên, kinh tế – xã hội. Phân bố dân cư ở nước ta có đặc điểm như thế nào?...

Mở đầu

Phân bố dân cư chịu tác động tổng hợp của các nhân tố tự nhiên, kinh tế – xã hội. Phân bố dân cư ở nước ta có đặc điểm như thế nào? Các loại hình quần cư có những điểm gì khác biệt?

Phương pháp giải :

- Tìm hiểu qua sách, báo và internet và tham khảo lại bài 1. Dân tộc và dân số.

- Chỉ ra đặc điểm phân bố dân cư và những điểm khác biệt giữa các loại hình dân cư .

Lời giải chi tiết :

- Nước ta có phân bố dân cư không đều, dân cư nước ta chủ yếu sống ở nông thôn .

- Có 2 loại hình quần cư là: quần cư nông thôn và quần cư thành thị, những đặc điểm như: mật độ dân số, kiến trúc, quy hoạch,... của mỗi quần cư đều khác nhau.


Câu hỏi (?) mục 1

Dựa vào thông tin mục 1 và hình 2, hãy nhận xét đặc điểm phân bố dân cư ở nước ta .

Phương pháp giải :

- Đọc kĩ thông tin phần 1. Phân bố dân cư và hình 2 (SGK trang 119,120).

- Chỉ ra đặc điểm phân bố dân cư ở nước ta (Đồng bằng và miền núi, thành thị và nông thôn,…).

Lời giải chi tiết :

- Phân bố dân cư khác nhau giữa các khu vực:

+ Giữa đồng bằng và miền núi: Các khu vực đồng bằng, ven biển có dân cư đông đúc, các khu vực miền núi có dân cư thưa thớt hơn. Đồng bằng sông Hồng có mật độ dân số cao nhất cả nước, Tây Nguyên có mật độ dân số thấp nhất,

+ Giữa thành thị và nông thôn: Dân cư nước ta chủ yếu sinh sống ở nông thôn. Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội có mật độ dân số cao nhất cả nước.

- Phân bố dân cư nước ta có sự thay đổi: Trong những thập kỉ qua, sự phân bố dân cư nước ta thay đổi theo hướng ngày càng hợp lý hơn.

+ Một số đô thị có quy mô dân số đông, cơ sở hạ tầng hiện đại như Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Hải Phòng,..

+ Các vùng có kinh tế phát triển năng động thu hút đông dân cư (Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Hồng).


Câu hỏi (?) mục 2

Dựa vào thông tin mục 2 và hiểu biết của em, hãy trình bày sự khác biệt giữa quần cư nông thôn và quần cư thành thị ở nước ta .

Phương pháp giải :

- Đọc kĩ thông tin mục 2. Các loại hình dân cư (SGK trang 121).

- Chỉ ra sự khác biệt giữa quần cư nông thôn và quần cư thành thị ở nước ta( mật độ dân số, hoạt động kinh tế, chức năng).

Lời giải chi tiết :

- Quần cư nông thôn mật độ dân số thấp, được cấu trúc thành xã, làng, xóm, bản,... thì quần cư thành thị có mật độ dân số cao, được cấu trúc thành phường, thị trấn, tổ dân phố,...

- Hoạt động kinh tế của quần cư nông thôn chủ yếu dựa vào nông nghiệp thig quần cư thành thị, hoạt động kinh tế chủ yếu là sản xuất công nghiệp và dịch vụ.

- Chức năng của quần cư nông thôn đang thay đổi theo hướng đa dạng hoá còn quần cư thành thị đa chức năng: trung tâm kinh tế, văn hoá, chính trị, đổi mới sáng tạo.


Luyện tập

Dựa vào hình 2, hãy:

- Liệt kê các tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương có mật độ dân số từ 1000 người/ km² trở lên.

- Kể tên các đô thị có quy mô dân số trên 1 triệu người.

Phương pháp giải :

- Quan sát kĩ hình 2 (SGK trang 120).

- Chỉ ra các tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương có mật độ dân số từ 1000 người/ km² trở lên (các tỉnh,thành phố tô mà đỏ đậm nhất); các đô thị có quy mô dân số trên 1 triệu người (đo thị kí hiệu ô vuông có ô vuông đen ở giữa).

Lời giải chi tiết :

- Các tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương có mật độ dân số từ 1000 người/ km² trở lên là: Hà Nội, Hưng Yên, Hải Phòng, Nam Định, Hải Dương, Thái Bình, Thành phố Hồ Chí Minh,...

- Các đô thị có quy mô dân số trên 1 triệu người là: Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hoà,Cần Thơ,...


Vận dụng

Mô tả đặc điểm quần cư tại nơi em sinh sống.

Phương pháp giải :

- Tham khảo internet và hình 2 (SGK trang 120).

- Chỉ ra đặc điểm quần cư tại nơi em sinh sống.

Lời giải chi tiết :

Đặc điểm quần cư của Hà Nội là:

- Mật độ dân số rất cao.

- Các kiểu “nhà ống” san sát nhau khá phổ biến, những chung cư cao tầng đang được xây dựng ngày càng nhiều. Ngoài ra còn có kiểu nhà biệt thự, nhà vườn,...

- Là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá, khoa học kỹ thuật quan trọng.

Đặc điểm quần cư nông thôn là:

- Mật độ dân số thấp, dân cư sống phân tán.

- Các hoạt động kinh tế phát triển chủ yếu là hoạt động nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi.

- Dân cư tập trung thành các thôn, làng, ở đơn vị hành chính cấp xã, huyện.

Dụng cụ học tập

Chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, bản đồ, quả địa cầu và sách tham khảo về lịch sử và địa lý.

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Sách Giáo Khoa: Kết nối tri thức với cuộc sống

- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).

Đọc sách

Bạn có biết?

Lịch sử và Địa lí là môn học bắt buộc, được dạy học từ lớp 6 đến lớp 9. Môn học gồm các nội dung giáo dục lịch sử, địa lí và một số chủ đề liên môn, đồng thời lồng ghép, tích hợp kiến thức ở mức độ đơn giản về kinh tế, văn hoá, khoa học, tôn giáo,...

Nguồn : Bộ giáo dục và đào tạo

Tâm sự Lớp 9

Lớp 9 - Năm cuối cấp trung học cơ sở, chuẩn bị cho kỳ thi quan trọng. Những áp lực sẽ lớn nhưng hãy tin tưởng vào khả năng của bản thân và nỗ lực hết mình!

- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

Nguồn : Sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK