Quan sát hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm Nhận biết dung dịch, chất tan và dung môi (trang 20, SGK KHTN 8) và trả lời các câu hỏi sau:
1. Trong các cốc (1), (2), (3), cốc nào chứa dung dịch?
Dựa vào dấu hiệu nào để nhận biết?
Chỉ ra chất tan, dung môi trong dung dịch thu được
2. Phần dung dịch ở cốc (4) có phải là dung dịch bão hòa ở nhiệt độ phòng không? Giải thích
Dựa vào hiện tượng trong thí nghiệm Nhận biết dung dịch, chất tan và dung môi
1. Cốc (1), (2) cốc chứa dung dịch. Do nó là hỗn hợp đồng nhất giữa chất tan và dung môi (nước) chất tan, dung môi trong các dung dịch thu được là
Chất tan |
Dung môi |
|
Cốc 1 |
Muối ăn |
Nước |
Cốc 2 |
Copper (II) Sulfat |
Nước |
2. Phần dung dịch ở cốc (4) là dung dịch bão hoà ở nhiệt độ phòng. Do dung dịch đó không thể hoà tan thêm chất tan (muối ăn) được nữa.
Hãy nêu cách pha dung dịch bão hòa sodium carbonate (Na2CO3) trong nước
Dựa vào kiến thức về chất tan, dung môi và dung dịch làm thí nghiệm quan sát và trả lời câu hỏi
Chuẩn bị một cốc nước cho dần dần và liên tục muối sodium carbonate (Na2CO3) vào trong cốc nước, khuấy nhẹ đến bao giờ không thể hòa tan thêm muối nữa thì ta thu được dung dịch sodium carbonate (Na2CO3) bão hòa
Ở nhiệt độ 25°C, khi cho 12 gam muối X vào 20 gam nước, khuấy kĩ thì còn lại 5 gam muối không tan. Tính độ tan của muối X.
Dựa vào công thức tính độ tan của chất trong dung dịch: S = (m chất tan : m nước). 100
Độ tan của muối X bằng S = (12 – 5) : 20.100 = 35 (g/100g H2O)
Ở 18°C, khi hoà tan hết 53 gam Na2CO3 trong 250 gam nước thì được dung dịch bão hoà. Tính độ tan của Na2CO3 trong nước ở nhiệt độ trên.
Dựa vào công thức tính độ tan của chất trong dung dịch:
S = (m chất tan : m nước). 100
Độ tan của Na2CO3 trong nước ở 18 độ C là: S = (53 : 250).100 = 21,2 (g/100g H2O)
Tính khối lượng H2SO4 có trong 20 gam dung dịch H2SO4 98%.
Dựa vào công thức tính nồng độ phần trăm của dung dịch (C%)
C% = (m ct : m dd) x 100
Khối lượng H2SO4 có trong 20 gam dung dịch H2SO4 98%:
C% = (m chất tan : m dung dịch) x 100
Trộn lẫn 2 lít dung dịch urea 0,02 M (dung dịch A) với 3 lít dung dịch urea 0,1M (dung dịch B), thu được 5 lít dung dịch C.
a) Tính số mol urê trong dung dịch A, B và C.
b) Tính nồng độ mol của dung dịch C. Nhận xét về giá trị nồng độ mol của dung dịch C so với nồng độ mol của dung dịch A, B.
Dựa vào công thức tính nồng độ mol: CM = n : V (mol/l)
a. Số mol urea trong dung dịch A = CM x V = 2 x 0,02 = 0,04 mol
Số mol urea trong dung dịch B = CM x V = 0,1 x 3 = 0,3 mol
Số mol urea trong dung dịch C = 0,3 + 0,04 = 0,34 mol
b. Tổng thể tích của dung dịch C = 2 + 3 = 5 lít
Nồng độ mol dung dịch C = n : V = 0,34 : 5 = 0,068 (mol/l)
Nhận xét:
Giá trị nồng độ mol của dung dịch C lớn hơn nồng độ mol của dung dịch A và nhỏ hơn nồng độ mol của dung dịch B.
Tiến hành thí nghiệm Pha 100 gam dung dịch muối ăn nồng độ 0,9% (trang 22 và 23 SGK KHTN 8) và trả lời câu hỏi:
1. Tại sao phải dùng muối ăn khan để pha dung dịch?
2. Dung dịch muối ăn nồng độ 0,9% có thể được dùng để làm gì?
Dựa vào các kiến thức đã học về dung dịch và chất tan
1. Dùng muối ăn khan để pha dung dịch dung dịch vì nếu trong muối ăn có chứa nước thì công thức tính toán khối lượng nước cần thêm vào để hoà tan muối sẽ phức tạp, gây sai số nhiều hơn.
2. Nước muối sinh lý 0,9% được sử dụng để điều trị hoặc ngăn ngừa tình trạng mất muối bởi tình trạng mất nước do tiêu chảy, sau phẫu thuật, đổ mồ hôi quá nhiều …
Dung dịch sodium chloride đẳng trương (0,9%) được dùng rộng rãi để thay thế dịch ngoại bào và trong xử lý nhiễm kiềm chuyển hóa có mất dịch và giảm natri nhẹ; và là dịch dùng trong thẩm tách máu, dùng khi bắt đầu và kết thúc truyền máu.
Hai đồ thị sau cho biết độ tan của oxygen trong nước tinh khiết và trong nước biển ở các nhiệt độ và áp suất khác nhau
Từ các đồ thị trên hãy đưa ra nhận xét:
a) Khi nhiệt độ tăng, độ tan của oxygen trong nước tinh khiết thay đổi thế nào?
b) Khi áp suất tăng, độ tan của oxygen trong nước tinh khiết thay đổi thế nào?
c) So sánh độ tan của oxygen trong nước tinh khiết và nước biển ở
5oC, 1 at
30oC, 4atm
Dựa vào kiến thức về độ tan của chất trong dung dịch
a) Theo đồ thị độ tan của oxygen trong nước tinh khiết, ta thấy khi tăng nhiệt độ, độ tan của oxygen giảm dần
b) Theo đồ thị độ tan của oxygen trong nước biển, ta thấy khi tăng nhiệt độ độ tan của oxygen trong nước biển giảm dần
c)
Nhiệt độ, áp suất |
Độ tan oxygen tinh khiết |
Độ tan oxygen trong nước biển |
5oC, 1 atm |
10 < S < 15 |
S = 10 |
300C, 4 atm |
S = 30 |
20 < S < 30 |
Chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, máy tính cầm tay, các dụng cụ thí nghiệm như kính hiển vi, ống nghiệm, hóa chất,...
- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).
Môn Khoa Học Tự Nhiên là môn gì? Đây là môn học được xây dựng và phát triển dựa trên nền tảng của các môn Vật Lí, Hóa Học, Sinh Học và Khoa học Trái Đất. Có thể hiểu một cách đơn giản hơn là gộp các môn: Vật Lí, Hóa Học và Sinh Học ở chương trình THCS vào làm một.
Nguồn : Gia sư đất việtLớp 8 - Năm học đầy thách thức với những bài học khó hơn. Đừng lo lắng, hãy chăm chỉ học tập và luôn giữ tinh thần lạc quan!
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK