Câu 1
Xếp các từ ngữ dưới đây vào nhóm thích hợp. |
Em đọc kĩ các từ ngữ và sắp xếp chúng vào nhóm thích hợp.
Từ ngữ chỉ sự vật |
Từ ngữ chỉ đặc điểm |
Núi, ruộng bậc thang, thác nước, suối, rừng |
Sừng sững, mênh mông, uốn lượn, ngoằn ngoèo, trắng xóa, gập ghềnh, quanh co. |
Câu 2
Đặt 2 – 3 câu với từ ngữ ở bài tập 1. M: Ngọn núi sừng sững. |
Em sử dụng các từ ngữ ở bài tập 1 để đặt câu theo mẫu.
- Cánh đồng rộng mênh mông.
- Con đường từ trường về nhà em quanh co.
- Mưa rơi trắng xóa cả một khoảng trời.
- Con suối chảy róc rách.
- Dòng sông uốn lượn.
Câu 3
Nhìn tranh, đặt và trả lời câu hỏi Ở đâu? M: - Cú mèo làm tổ ở đâu? - Cú mèo làm tổ trong hốc cây. |
Em quan sát kĩ bức tranh và đặt câu theo mẫu.
- Hai chú sóc đang đùa nghịch ở đâu?
- Hai chú sóc đang đùa nghịch trên cành cây.
- Chú gấu đang uống nước ở đâu?
- Chú gấu đang uống nước bên bờ sông.
- Đàn cá đang bơi lội tung tăng ở đâu?
- Đàn cá đang bơi lội tung tăng dưới nước.
- Đàn chim đang bay lượn ở đâu?
- Đàn chim đang bay lượn trên bầu trời.
Câu 4
Dựa vào đoạn thơ dưới đây, đặt và trả lời câu hỏi Khi nào? Rùa con đi chợ đầu xuân Mới đến cổng chợ bước chân sang hè Chợ đông hoa trái bộn bề Rùa mua hạt giống đêm về trồng gieo Mua xong chợ đã vãn chiều Heo heo gió thổi cánh diều mùa thu Đường dài chẳng ngại nắng mưa Kịp về tới cửa trời vừa sang đông. (Mai Văn Hai) M: - Rùa con đi chợ khi nào? - Rùa con đi chợ đầu xuân. |
Em đọc kĩ đoạn thơ và đặt câu hỏi, câu trả lời theo mẫu.
- Rùa con đến cổng chợ khi nào?
- Rùa con đến cổng chợ khi vừa bước sang mùa hè.
- Khi nào chợ vãn chiều?
- Chợ vãn chiều khi rùa vừa mua xong.
- Rùa con về tới cửa khi nào?
- Rùa con về tới cửa khi trời vừa sang đông.
Câu 5
Em thích cảnh vật nào trong các bức ảnh dưới đây? Vì sao? |
Em quan sát kĩ các bức ảnh xem trong ảnh chụp cảnh vật gì và nêu lên ý kiến của mình.
- Ảnh 1: ruộng bậc thang
- Ảnh 2: cảnh sông nước
- Ảnh 3: cảnh thác nước
- Em thích cảnh ruộng bậc thang nhất vì cảnh này cho em thấy được sự sáng tạo trong lao động sản xuất của những đồng bào dân tộc thiểu số.
- Em thích cảnh sông nước nhất vì nó đem lại cho em cảm giác bình yên, được đến đây giống như đang được hòa mình vào thiên nhiên.
Câu 6
Viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc của em về một cảnh vật em yêu thích. G: - Cảnh vật em yêu thích là gì, ở đâu? - Đặc điểm nổi bật của cảnh vật đó là gì? Điều khiến em ấn tượng nhất? - Khi ngắm nhìn cảnh vật đó, em có cảm nghĩ gì? (yêu vẻ đẹp của cảnh vật, biết ơn những người khám phá, giữ gìn cảnh vật,…) |
Em dựa vào gợi ý để viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc của em.
Bài tham khảo 1:
Vào kì nghỉ hè năm ngoái, cả gia đình em cùng đến thăm thành phố Huế. Khung cảnh nơi đây giống hệt như một bức tranh. Trong chuyến đi, em đã được ghé thăm rất nhiều địa điểm nổi tiếng như Đại nội Huế, Lăng tẩm của các vị cua, điện Hòn Chén và núi Bạch Mã. Cảnh mà làm em ấn tượng nhất là dòng sông Hương đầy thơ mộng. Trên dòng sông Hương có cây cầu Tràng Tiền nổi tiếng bắc qua. Ngắm nhìn vẻ đẹp yên bình, thơ mộng của Huế, em cảm thấy con người nơi đây rất ôn hòa, nhẹ nhàng.
Bài tham khảo 2:
Nhà em ở ngày cạnh biển. Mỗi tối, gia đình em thường cùng nhau đi dạo trên bờ biển. Biển quê em đẹp nhất vào những đêm trăng sáng. Mặt biển như một tấm thảm đen được dát những ánh vàng lấp lánh. Phía xa xa, ánh đèn trên những chiếc thuyền đánh cá lúc ẩn, lúc hiện như những ánh sao lung linh trong đêm. Trên bờ biển, người dân và du khách cùng nhau tận hưởng những làn gió mát dịu. Em yêu cảnh đẹp ở quê hương mình. Dù có đi đâu về đâu em cũng sẽ không thể quên được không khí này.
Câu 7
Trao đổi bài làm với bạn để sửa lỗi và bổ sung ý hay. G: - Em ghi lại ý kiến các bạn góp ý cho đoạn văn của em. - Chỉnh sửa, bổ sung ý hay cho đoạn văn dựa trên các góp ý em cho là đúng |
Em trao đổi đoạn văn mà mình đã viết ở bài tập trước với các bạn và nhận những ý kiến đóng góp, bổ sung.
Em chủ động hoàn thành bài tập.
Vận dụng
Trao đổi với người thân để biết thêm cảnh đẹp của đất nước. |
Em hỏi người thân trong gia đình về một số cảnh đẹp trong đất nước.
Một số cảnh đẹp ở đất nước ta:
Thác Bản Giốc (Cao Bằng)
Cột cờ Lũng Cú (Hà Giang)
Hang Sơn Đoòng (Quảng Bình)
Học môn Tiếng Việt thì chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, tẩy, và sách tham khảo thêm như từ điển Tiếng Việt.
- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).
Tiếng Việt là ngôn ngữ chính thức của Việt Nam và là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam. Tiếng Việt không chỉ là phương tiện giao tiếp mà còn là biểu tượng văn hóa và tinh thần của dân tộc Việt.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 3 - Những áp lực học tập bắt đầu hình thành, nhưng tuổi này vẫn là tuổi ăn, tuổi chơi. Hãy cân bằng giữa việc học và giải trí để có những kỷ niệm đẹp trong tuổi thơ.
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK