Phần I
Quan sát tranh dưới đây và nói về loài cây em nhìn thấy trong tranh. |
Em quan sát kĩ bức tranh và cho biết:
- Đó là loại cây gì?
- Loại cây đó có đặc điểm như thế nào? (hình dáng, màu sắc,…)
- Tác dụng của loại cây đó là gì?
- Loại cây được vẽ trong tranh là cây cọ.
- Tán lá cọ xòe rộng thành hình tròn, mép lá cọ có hình răng cưa, bề mặt xếp thành nếp và có gân hình chân vịt.
- Có thể trồng cây cọ để làm cảnh, lấy bóng mát
Phần II
Mặt trời xanh của tôi
Đã có ai lắng nghe Tiếng mưa trong rừng cọ Như tiếng thác dội về Như ào ào trận gió. |
Đã có ai dậy sớm Nhìn lên rừng cọ tươi Lá xòe từng tia nắng Giống hệt như mặt trời. |
Đã ai lên rừng cọ Giữa một buổi trưa hè Gối đầu lên thảm cỏ Nhìn trời xanh, lá che. |
Rừng cọ ơi! Rừng cọ! Lá đẹp, lá ngời ngời Tôi yêu thường vẫn gọi Mặt trời xanh của tôi. (Nguyễn Viết Bính) |
Đã ai biết gió ấm Thổi đến tự khi nào Từ khi rừng cọ nở Hoa vàng như hoa cau. |
|
Từ ngữ:
- Cọ: cây thuộc họ dừa, cao, lá to và xòe ra như hình cái quạt
- Hoa cau: hoa của cây cau, có màu vàng nhạt
Câu 1
Tiếng mưa trong rừng cọ được tả như thế nào? |
Em đọc kĩ khổ thơ đầu tiên để trả lời câu hỏi.
Tiếng mưa trong rừng có được so sánh với tiếng thác dội về và tiếng ào ào của trận gió.
Câu 2
Buổi trưa mùa hè ở rừng cọ có gì thú vị? |
Em đọc kĩ khổ thơ thứ hai để trả lời câu hỏi.
Buổi trưa ở rừng cọ có thể nằm trên thảm cỏ để ngắm nhìn trời xanh dưới những tán lá cọ.
Câu 3
Tìm những câu thơ nói về vẻ đẹp của hoa cọ và lá cọ. Vì sao lá cọ được gọi là “mặt trời xanh”? |
Em đọc kĩ 3 khổ thơ cuối để tìm những câu thơ nói về vẻ đẹp của lá cọ, hoa cọ và trả lời câu hỏi.
Những câu thơ nói về vẻ đẹp của hoa cọ và lá cọ là:
- Hoa vàng như hoa cau
- Lá xòe từng tia nắng
Giống hệ như mặt trời
- Lá đẹp, lá ngời ngời
Lá cọ được gọi là “mặt trời xanh” vì lá có có hình tròn, mép lá là những hình răng cưa xòe ra giống như những tia nắng.
Câu 4
Vẻ đẹp của rừng cọ được tác giả cảm nhận bằng những giác quan nào? |
Em đọc kĩ bài thơ và cho biết, tác giả đã sử dụng những giác quan nào để cảm nhận vẻ đẹp của rừng cọ.
Tác giả đã cảm nhận vẻ đẹp của rừng cọ bằng nhiều giác quan khác nhau:
- Thính giác (tai): Nghe tiếng mưa trong rừng cọ
- Thị giác (mắt): Ngắm nhìn vẻ đẹp của rừng cọ
Nội dung
Bài thơ là vẻ đẹp của rừng cọ qua cảm nhận của tác giả bằng các giác quan khác nhau. |
Học môn Tiếng Việt thì chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, tẩy, và sách tham khảo thêm như từ điển Tiếng Việt.
- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).
Tiếng Việt là ngôn ngữ chính thức của Việt Nam và là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam. Tiếng Việt không chỉ là phương tiện giao tiếp mà còn là biểu tượng văn hóa và tinh thần của dân tộc Việt.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 3 - Những áp lực học tập bắt đầu hình thành, nhưng tuổi này vẫn là tuổi ăn, tuổi chơi. Hãy cân bằng giữa việc học và giải trí để có những kỷ niệm đẹp trong tuổi thơ.
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK