Câu 1
Nhớ - viết:
Mặt trời xanh của tôi
Đã có ai lắng nghe Tiếng mưa trong rừng cọ Như tiếng thác dội về Như ào ào trận gió. |
Đã ai lên rừng cọ Giữa một buổi trưa hè Gối đầu lên thảm cỏ Nhìn trời xanh, lá che. |
Đã ai biết gió ấm Thổi đến tự khi nào Từ khi rừng cọ nở Hoa vàng như hoa cau. |
Em chủ động viết vào vở.
Câu 2
Chọn tiếng thích hợp thay cho ô vuông. |
Em đọc kĩ các từ ngữ và lựa chọn tiếng phù hợp để điền vào ô trống.
- dong/rong: rong biển, dong dỏng, rong chơi, thong dong, rong rêu
- dứt/rứt: bứt rứt, dứt khoát, day dứt, (khóc) rấm rứt, dứt điểm
Câu 3
Làm bài tập a hoặc b. a. Chọn r, d hoặc gi thay cho ô vuông. b. Tìm từ ngữ có tiếng chứa in hoặc inh M: in: mịn màng inh: đủng đỉnh |
Em lựa chọn 1 trong 2 bài tập để hoàn thành.
a. Em đọc kĩ các đoạn văn, đoạn thơ để điền chữ thích hợp
b. Em dựa vào mẫu để tìm từ ngữ phù hợp.
a. Chọn r, d hoặc gi thay cho ô vuông.
Sầu riêng là loại trái quý của miền Nam. Hương vị của nó hết sức đặc biệt, mùi thơm đậm, bay rất xa, lâu tan trong không khí. Sầu riêng thơm mùi thơm của mít chín quyện với hương bưởi, béo cái béo của trứng gà, ngọt cái vị của mật ong già hạn.
Cây thược dược
Mới ra hoa
Trận gió qua
Cây đổ rạp
Có đau lắm?
Tôi đỡ nào.
b.
- Từ ngữ có tiếng chứa in: xin lỗi, viên pin, trái chín, quả mìn, uy tín, kín đáo,…
- Từ ngữ có tiếng chứa inh: xinh đẹp, vinh quang, rùng mình, thỉnh thoảng, tỉnh thành, thính giác,…
Câu 4
Tìm đọc câu chuyện, bài văn, bài thơ về một loài cây (ví dụ: Sự tích cây lúa, Sự tích cây khoai lang,…) |
Em tìm đọc ở sách báo, trên mạng hoặc hỏi người thân trong gia đình.
Em tham khảo một số câu chuyện sau:
Sự tích cây thì là
Ngày xưa, cây cối trên trái đất chưa có tên gọi. Trời bèn gọi chúng lên để đặt tên. Cây cối mừng rỡ kéo nhau lên trời. Trời chỉ tay vào từng cây và đặt tên:
- Chú thì ta đặt tên cho là cây dừa.
- Chú thì ta đặt tên cho là cây cau.
- Chú thì ta đặt tên cho là cây mít...
Trời đặt tên mãi mà vẫn chưa hết. Về sau, trời chỉ nói vắn tắt:
- Chủ thì là cây cải.
- Chú là cây ớt.
- Chú là cây tỏi...
Khi các loài cây đều đã có tên, bỗng một cái cây dáng mảnh khảnh, lá nhỏ xíu đến xin đặt tên.
- Chú bé tí xíu, chú có ích gì để ta đặt tên nào? - Trời hỏi.
Cây nhỏ liền thưa:
- Thưa trời, khi nấu canh riêu cá hoặc làm chả cá, chả mực mà không có con thì mất cả ngon ạ.
Trời liền bảo:
- Ừ, để ta nghĩ cho một cái tên. Tên chủ thì... là... thì... là...
Trời còn đang suy nghĩ, cây nhỏ đã chạy đi xa rồi. Nó mừng rỡ khoe với bạn bè:
- Trời đặt tên cho tôi là cây “thì là” đấy!
(Sự tích cây thì là – Trịnh Mạnh kể)
Sự tích cây vú sữa
Ngày xưa, có một cậu bé ham chơi. Một lần, bị mẹ mắng, cậu vùng vằng bỏ đi. Cậu la cà khắp nơi, chẳng nghĩ đến mẹ ở nhà mỏi mắt chờ mong.
Một hôm, vừa đói vừa rét, cậu mới tìm đường về nhà.
Ở nhà, cảnh vật vẫn như xưa, nhưng không thấy mẹ đâu. Cậu khản tiếng gọi mẹ, rồi ôm lấy một cây xanh trong vườn mà khóc. Cây xanh bỗng run rẩy. Từ các cành lá, những đài hoa bé tí trổ ra, nở trắng như mây. Hoa tàn, quả xuất hiện, lớn nhanh, da căng mịn, xanh óng ánh, rồi chín. Một quả rơi vào lòng cậu.
Môi cậu vừa chạm vào, một dòng sữa trắng trào ra, ngọt thơm như sữa mẹ.
Cậu nhìn lên tán lá. Lá một mặt xanh bóng, mặt kia đỏ hoe như mắt mẹ khóc chờ con. Cậu bé oà khóc. Cây Xoà cành ôm cậu, như tay mẹ âu yếm vỗ về.
Trái cây thơm ngon ở vườn nhà cậu bé, ai cũng thích. Họ đem hạt gieo trồng khắp nơi và gọi đó là cây vú sữa.
Theo NGỌC CHÂU
Học môn Tiếng Việt thì chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, tẩy, và sách tham khảo thêm như từ điển Tiếng Việt.
- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).
Tiếng Việt là ngôn ngữ chính thức của Việt Nam và là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam. Tiếng Việt không chỉ là phương tiện giao tiếp mà còn là biểu tượng văn hóa và tinh thần của dân tộc Việt.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 3 - Những áp lực học tập bắt đầu hình thành, nhưng tuổi này vẫn là tuổi ăn, tuổi chơi. Hãy cân bằng giữa việc học và giải trí để có những kỷ niệm đẹp trong tuổi thơ.
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK