Luyện từ và câu
Câu 1:
Dấu ngoặc kép trong mỗi câu dưới đây dùng để làm gì?
Em đọc kĩ các câu và chọn câu trả lời phù hợp.
- Đánh dấu phần trích dẫn lời người khác: a
- Đánh dấu lời đối thoại của nhân vật: b
Câu 2
Chọn dấu ngoặc kép hoặc dấu gạch ngang thay cho ô vuông.
a. Gặp vua, Quốc Toản quỳ xuống tâu:
...Cho giặc mượn đường là mất nước. Xin bệ hạ cho đánh!
Nói xong, cậu tự đặt thanh gươm lên gáy, xin chịu tội.
Vua cho Quốc Toản đứng dậy, ôn tồn bảo:
...Quốc Toản làm trái phép nước, lẽ ra phỏi trị tội. Nhưng còn trẻ mà đã biết lo việc nước, ta có lời khen.
(Theo Nguyễn Huy Tưởng)
b. Năm 1285, giặc Nguyên sang cướp nước ta. Trần Bình Trọng, danh tướng đời Trần, chỉ huy một cánh quân, không may sa vào tay giặc. Giặc dụ dỗ ông đầu hàng, hứa phong tước vương cho. Trần Bình Trọng khảng khái trả lời: ...Ta thà làm ma nước Nam chứ không thèm làm vương đất Bắc.....
(Theo Tiếng Việt 3, tập hai, 2006)
Em chọn dấu câu thích hợp điền vào chỗ trống.
a. Gặp vua, Quốc Toản quỳ xuống tâu:
- Cho giặc mượn đường là mất nước. Xin bệ hạ cho đánh!
Nói xong, cậu tự đặt thanh gươm lên gáy, xin chịu tội.
Vua cho Quốc Toản đứng dậy, ôn tồn bảo:
- Quốc Toản làm trái phép nước, lẽ ra phỏi trị tội. Nhưng còn trẻ mà đã biết lo việc nước, ta có lời khen.
(Theo Nguyễn Huy Tưởng)
b. Năm 1285, giặc Nguyên sang cướp nước ta. Trần Bình Trọng, danh tướng đời Trần, chỉ huy một cánh quân, không may sa vào tay giặc. Giặc dụ dỗ ông đầu hàng, hứa phong tước vương cho. Trần Bình Trọng khảng khái trả lời: “Ta thà làm ma nước Nam chứ không thèm làm vương đất Bắc.”.
(Theo Tiếng Việt 3, tập hai, 2006)
Câu 3
Tìm thêm 1 – 2 ví dụ có sử dụng dấu ngoặc kép trong các bài em đã học (ví dụ: Học nghề; A lô, tớ đây; Sự tích ông Đùng, bà Đùng,...).
Em nhớ lại các bài đã học và hoàn thành bài tập.
- Vì thế, sông Đà mới ngoằn ngoèo, có tới “trăm bảy mươi thóc, trăm bq mươi ghềnh” như bây giờ.
- “Bố mẹ cho phép tớ gọi điện cho bạn bè đấy. Đi học về tớ sẽ gọi cậu nhé!”
- “Cả thế giới nghe thấy hai con nói chuyện đấy.”.
Luyện viết đoạn
Câu 1:
Trao đổi cùng bạn về một nhân vật yêu thích trong câu chuyện đã học, đã nghe
Gợi ý:
a. Tên nhân vật là gì?
b. Nhân vật trong truyện nào?
c. Em thích những điều gì ở nhân vật?
d. Nêu lí do yêu thích.
Em dựa vào gợi ý để trao đổi cùng các bạn về nhân vật mà em yêu thích.
a. Tên nhân vật là ông Đùng, bà Đùng
b. Nhân vật trong truyện Sự tích ông Đùng, bà Đùng.
c. Em thích tính cách của nhân vật.
d. Em yêu thích ông Đùng, bà Đùng vì những việc ông bà đã làm.
Câu 2
Viết 2 – 3 câu nêu lí do em yêu thích nhân vật.
Em dựa vào gợi ý để hoàn thành bài tập.
Gợi ý:
- Nhân vật đã trải qua những gì?
- Nhân vật có những đức tính gì?
- Em rút ra được bài học gì từ nhân vật?
Em rất yêu thích nhân vật ông Đùng, bà Đùng vì hai ông bà đã giúp đỡ người dân rời núi, tạo sông, tạo nên vùng đồng bằng và con sông Đà. Hai ông bà có những đức tính vô cùng tốt đẹp: thương người, tốt bụng, cần mẫn,... Từ ông bà, em cảm thấy mình cần rèn luyện và trau dồi đạo đức thật tốt để giúp ích cho đời.
Vận dụng
Tìm đọc câu chuyện về một vị thần trong kho tàng truyện cổ Việt Nam hoặc về người có công với đất nước.
Ví dụ:
Thần Sắt
Xưa có anh nông dân làm lụng vất vả quanh năm mà vẫn đói nghèo. Một hôm, anh mơ thấy Bụt hiện lên bảo:
- Ngày mai, có ba người đến xin nghỉ trọ. Con hãy chọn một người ưng ý cho vào ngủ nhờ, đừng ngại nhà chật.
Quả nhiên, chiều hôm sau, một người mặc quần áo trắng, cưỡi con ngựa trắng, hơi bạc tỏa ra lạnh toát đi tới. Người đó dừng trước lều, hoạnh họe:
- Người mau thu xếp cho ta chỗ nghỉ.
Anh nông dân bèn nói:
- Lều rách của tôi không có chỗ xứng đáng, xin ngài đi nơi khác.
Lát sau, một người toàn thân dát vàng, cưỡi một con ngựa vàng, hơi vàng tỏa ra lạnh buốt đến xin nghỉ trọ. Anh nông dân cũng từ chối.
Đến lúc trăng lên, có một người đen đủi, cưỡi con ngựa đen, tỏa ra hương thơm của núi rừng, xin ngủ nhờ. Nhìn người này hiền lành nên anh nông dân bằng lòng.
Sáng hôm sau, anh nông dân không thấy người khách và con ngựa đâu cả. Ở chỗ người khách ngủ chỉ thấy một cục sắt đen sì, cứng như đá. Anh nông dân liền đem cục sắt ra rèn cày, rèn cuộc để khai phá ruộng nương.
Nhờ có sắt và chăm chỉ làm ăn, đời sống của anh nông dân ngày càng no ấm. Sau này anh mới biết người khách trọ chính là Thần Sắt.
(Theo Kho tàng truyện cổ Việt Nam)
Em sưu tầm truyện ở sách, báo, tạp chí,...
Em có thể tham khảo một số câu chuyện như: Thánh Gióng, Sọ Dừa, Sơn Tinh Thủy Tinh, Lạc Long Quân và Âu Cơ,...
Học môn Tiếng Việt thì chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, tẩy, và sách tham khảo thêm như từ điển Tiếng Việt.
- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).
Tiếng Việt là ngôn ngữ chính thức của Việt Nam và là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam. Tiếng Việt không chỉ là phương tiện giao tiếp mà còn là biểu tượng văn hóa và tinh thần của dân tộc Việt.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 3 - Những áp lực học tập bắt đầu hình thành, nhưng tuổi này vẫn là tuổi ăn, tuổi chơi. Hãy cân bằng giữa việc học và giải trí để có những kỷ niệm đẹp trong tuổi thơ.
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK