Khởi động
Nói về một dòng sông mà em biết.
Em dựa vào hiểu biết của mình để hoàn thành bài tập.
- Dòng sông mà em biết là: Sông Đuống, Sông Hồng, sông Mã, sông Tô Lịch, sông Cửu Long,...
- Sống Đuống rất hiền hòa. Mỗi sớm mai, mặt sông phẳng lặng như gương. Dòng sông giống như một chiếc khăn mềm mại. Thấp thoáng trong sương mù, từng đoàn thuyền đang từ từ rời bến. Hai bên bờ sông là những bãi ngô, rặng tre xanh tươi. Những con thuyền trôi trên sông lững lờ. Mặt trời đã lên cao. Ánh nắng rực rỡ chiếu lấp lánh làm cho dòng sông rạng rỡ giống như người thiếu nữ đầy sức sống. Sông Đuống đẹp như một bức tranh.
Bài đọc
SÔNG HƯƠNG
Từ xưa, người Huế đã dành những lời thơ đẹp nhất, tình cảm sâu đậm nhất cho dòng sông quê Hương.
Người ta kể rằng, xưa kia, dòng nước ở đây thường thoảng lên một mùi hương dìu dịu bởi nguồn sông chảy qua một cánh rừng mọc dày một loại cỏ có tên là thạch xương bồ.
Sông Hương là một bức tranh phong cảnh khổ dài mà mỗi đoạn, mỗi khúc đều có vẻ đẹp riêng của nó. Bao trùm lên cả bức tranh là một màu xanh có nhiều sắc độ, đậm nhạt khác nhau: màu xanh da trời, màu xanh của nước biếc, màu xanh non của những bãi ngô, thảm cỏ,...
Cứ mỗi mùa hè tới, hoa phượng vĩ nở đỏ rực hai bên bờ. Hương Giang bỗng thay chiếc áo xanh hằng ngày thành dải lụa đào ửng hồng cả phố phường.
Những đêm trăng sáng, dòng sông là một đường trăng lung linh dát vàng.
Sông Hương là một đặc ân của thiên nhiên dành cho Huế, làm cho không khí thành phố trở nên trong lành, làm tan biến những tiếng ồn ào của chợ búa, tạo cho thành phố một vẻ đẹp êm đềm.
(Theo Cửu Thọ)
Từ ngữ:
- Huế: thành phố thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế, từng là kinh độ của Việt Nam thời nhà Nguyễn.
- Thạch xương bồ: loài cỏ có hương thơm dìu dịu, dân gian thường dùng để chữa bệnh.
- Sông Hương (Hương Giang): tên con sông nổi tiếng ở Huế.
- Đặc ân: ơn đặc biệt.
Câu 1
Bài đọc đã giúp em hiểu điều gì về tên gọi của sông Hương?
Em đọc kĩ đoạn đầu bài đọc để trả lời câu hỏi.
Người ta kể rằng, xưa kia, dòng nước ở đây thường thoảng lên một mùi hương dìu dịu bởi nguồn sông chảy qua một cánh rừng mọc dày một loại cỏ có tên lò thạch xương bồ. Vì thế nên gọi dòng sông là sông Hương.
Câu 2
Tác giả muốn khẳng định điều gì khi nói sông Hương là một bức tranh khổ dài?
Em đọc kĩ đoạn văn thứ 3 để tìm câu trả lời cho phù hợp.
Tác giả muốn khẳng định vẻ đẹp như tranh của sông Hương, mỗi khúc, mỗi đoạn của dòng sông đều mang vẻ đẹp riêng.
Câu 3
Màu sắc của sông Hương thay đổi như thế nào? Vì sao có sự thay đổi như vậy?
Em đọc kĩ đoạn 4 của bài đọc để trả lời câu hỏi.
Màu sắc của sống hương thay đổi là:
- Màu xanh có nhiều sắc độ, đậm nhạt khác nhau: màu xanh da trời, màu xanh của nước biếc, màu xanh non của những bãi ngô, thảm cỏ,...
- Cứ mỗi mùa hè tới, hoa phượng vĩ nở đỏ rực hai bên bờ. Hương Giang bỗng thay chiếc áo xanh hằng ngày thành dải lụa đào ửng hồng cả phố phường.
- Những đêm trăng sáng, dòng sông là một đường trăng lung linh dát vàng.
Màu sắc của sông Hương thay đổi theo mùa, theo thời gian và cảnh sắc của cảnh vật hai bên bờ sông.
Câu 4
Vì sao nói “sông Hương là một đặc ân của thiên nhiên dành cho Huế”?
Em đọc đoạn cuối bài đọc để trả lời câu hỏi.
Vì sông Hương làm cho không khí thành phố trở nên trong lành, làm tan biến những tiếng ồn ào của chợ búa, tạo cho thành phố một vẻ đẹp êm đềm.
Câu 5
Em thích nhất hình ảnh so sánh nào trong bài? Vì sao?
Em lựa chọn hình ảnh so sánh mà mình yêu thích và nói lên cảm xúc của mình.
Em thích hình ảnh: "Những đêm trăng sáng, dòng sông là một đường trăng lung linh dát vàng.”
Vì hình ảnh gợi lên một vẻ đẹp lung linh, lại thanh tịnh và yên bình của dòng sông.
Nội dung
Vẻ đẹp của bức tranh phong cảnh sông Hương ở cái nhìn bao quát và từng thời điểm khác nhau (ban ngày, ban đêm, mùa hè và các mùa trong năm). Bài đọc thể hiện suy nghĩ, cảm xúc, sự gắn bó của tác giả với song Hương ở những thời điểm khác nhau. |
Học môn Tiếng Việt thì chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, tẩy, và sách tham khảo thêm như từ điển Tiếng Việt.
- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).
Tiếng Việt là ngôn ngữ chính thức của Việt Nam và là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam. Tiếng Việt không chỉ là phương tiện giao tiếp mà còn là biểu tượng văn hóa và tinh thần của dân tộc Việt.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 3 - Những áp lực học tập bắt đầu hình thành, nhưng tuổi này vẫn là tuổi ăn, tuổi chơi. Hãy cân bằng giữa việc học và giải trí để có những kỷ niệm đẹp trong tuổi thơ.
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK