Khởi động
Ngoài tiếng Việt, em còn biết thêm thứ tiếng nào khác? Nói 1 – 2 câu về thứ tiếng đó.
Em dựa vào hiểu biết và liên hệ bản thân để trả lời câu hỏi.
Ngoài tiếng Việt, em còn được học tiếng Anh ở trường.
Em có thể giới thiệu bản thân bằng tiếng Anh: Hello everyone, my name is Ly. I’am 8 years old,...
Bài đọc
TIẾNG NƯỚC MÌNH
Tiếng bố là dấu sắc
Có phải không bố ơi?
Cao như mây đỉnh núi
Bát ngát như trùng khơi.
Tiếng mẹ là dấu nặng
Bập bẹ thuở đầu đời
Ngọt ngào như dòng sữa
Nuôi con lớn thành người.
Tiếng võng là dấu ngã
Kẽo kẹt suốt mùa hè
Bà ru cháu khôn lớn
Trong êm đềm tiếng ve.
Tiếng làng là dấu huyền
Có sân đình bến nước
Có cánh diều tuổi thơ
Nâng cả trời mơ ước.
Tiếng cỏ là dấu hỏi
Tuổi thơ chơi chọi gà
Nếu tiếng không có dấu
Là tiếng em reo ca.
(Trúc Lâm)
Từ ngữ:
- Bập bẹ: nói chưa rõ do mới tập nói.
- Kẽo kẹt: từ mô phỏng tiếng kêu của võng khi đung đưa.
- Sân đình: nơi sinh hoạt cộng đồng của làng xã trong khuôn viên đình làng.
- Chọi (cỏ) gà: trò chơi dân gian của trẻ nhỏ (dùng cỏ gà của mình quất mạnh vào cỏ gà của bạn), mang đậm nét đẹp đồng quê.
Câu 1
Bài thơ nhắc đến những dấu thanh nào trong tiếng Việt?
Em đọc kĩ bài thơ để trả lời câu hỏi.
Bài thơ nhắc đến những dấu thanh: huyền, sắc, hỏi, ngã, nặng trong tiếng Việt.
Câu 2
Ở khổ 1 và khổ 2, dấu sắc và dấu nặng được nhắc đến qua những tiếng nào? Tìm những hình ảnh so sánh được gợi ra từ các tiếng đó.
Em đọc kĩ khổ thơ 1 và khổ thơ 2 để trả lời câu hỏi.
Dấu sắc và dấu nặng được nhắc đến qua tiếng bố, mẹ.
- Bố: cao như mây đỉnh núi / bát ngát như trùng khơi.
- Mẹ: ngọt ngào như dòng sữa / nuôi con lớn thành người.
Câu 3
Trong bài thơ, dấu ngã, dấu huyền, dấu hỏi gắn với tiếng nào? Mỗi tiếng đó gợi nhớ đến điều gì?
Em đọc khổ thơ 3, 4, 5 để trả lời câu hỏi.
Trong bài thơ, dấu ngã, dấu huyền, dấu hỏi gắn với tiếng võng, làng, cỏ.
Mỗi tiếng đó gợi nhớ đến điều là:
- võng: kẽo kẹt, bà ru cháu ngủ.
- làng: sân đình, bến nước, cánh diều tuổi thơ.
- cỏ: tuổi thơ chơi chọi gà.
Câu 4
Hai câu thơ cuối cùng nhắc đến tiếng nào? Tiếng đó có gì khác với những tiếng được nhắc tới trong bài thơ?
* Học thuộc lòng 3 khổ thơ đầu hoặc cả bài thơ.
Em đọc hai câu thơ cuối bài để hoàn thành bài tập.
Hai câu thơ cuối cùng nhắc đến tiếng em.
Tiếng đó khác với những tiếng khác trong bài thơ ở chỗ: không có dấu.
Nội dung
Bài đọc nói về những dấu thanh trong tiếng Việt. Dấu thanh là đặc trưng riêng biệt của tiếng Việt. Thông qua đó nói lên tình yêu của tác giả đối với tiếng Việt, đối với quê hương đất nước. |
Học môn Tiếng Việt thì chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, tẩy, và sách tham khảo thêm như từ điển Tiếng Việt.
- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).
Tiếng Việt là ngôn ngữ chính thức của Việt Nam và là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam. Tiếng Việt không chỉ là phương tiện giao tiếp mà còn là biểu tượng văn hóa và tinh thần của dân tộc Việt.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 3 - Những áp lực học tập bắt đầu hình thành, nhưng tuổi này vẫn là tuổi ăn, tuổi chơi. Hãy cân bằng giữa việc học và giải trí để có những kỷ niệm đẹp trong tuổi thơ.
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK