Khởi động
Quan sát tranh minh họa, cho biết hai người trong tranh đang làm gì.
Em quan sát tranh để trả lời câu hỏi.
Hai người trong tranh đang bê núi, đồi, dời non lấp bể.
Bài đọc
SỰ TÍCH ÔNG ĐÙNG, BÀ ĐÙNG
Ngày xửa ngày xưa, ở xứ Mường Bi xuất hiện một đôi vợ chồng cao lớn khác thường. Họ đứng cao hơn năm lần đỉnh núi cao nhất. Người Mường hay gọi họ là ông Đùng, bà Đùng, nghĩa là ông bà khổng lổ.
Hồi ấy, đất thì cao thấp, lồi lõm. Cây cối hoang dại mọc chằng chịt. Nước thì chảy từ lòng đất, ngập lênh láng khắp nơi. Thấy vậy, ông Đùng, bà Đùng liền ra tay. Chỉ một ngày, ông bà đã nhổ cây, san đất, làm thành cánh đồng bằng phẳng, rộng rãi, lấy chỗ cho dân ở và cày cấy.
Ông Đùng bàn với vợ làm một con đường dẫn nước đi, tránh để nước tràn lênh láng. Ông Đùng lom khom dùng tay bới đất đằng trước, bà Đùng hì hụi vét đất đằng sau. Họ làm việc suốt ngày đêm, cùng trò chuyện vui vẻ. Thế rồi, theo con đường ông bà Đùng đào bới, nước đã chảy thành dòng, vượt qua đồi núi, đổ về xuôi. Đó chính là sông Đà ngày nay.
Xong mọi việc, ông bà Đùng ngẩng đầu nhìn lại mới biết: Do vét đất ban đêm, không nhìn rõ, dòng sông đã không thẳng. Nơi chưa được vét, đất đá cản trở dòng chảy và tạo thành thác ghềnh. Vì thế, sông Đà mới ngoằn ngoèo, có tới “trăm bày nươi tác, trăm ba mươi ghềnh” như bây giờ.
(Theo Truyện cổ dân tộc Mường)
Từ ngữ:
- Mường Bi: địa danh thuộc huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình.
- Chằng chịt: (cây cối) đan vào nhau dày đặc và không theo hàng lối nhất định.
- Ra tay: bắt đầu làm để tỏ rõ khả năng, tài trí của mình.
- Hì hụi: dáng vẻ cặm cụi, làm việc gì đó một cách khó nhọc, kiên nhẫn.
- Ghềnh: chỗ lòng sông bị thu hẹp và nông, có đá nằm chắn ngang, làm nước dồn lại và chảy xiết.
Câu 1
Ông Đùng, bà Đùng có điểm gì khác thường về ngoại hình.
Em đọc kĩ đoạn văn đầu tiên để tìm câu trả lời cho phù hợp.
Ông bà Đùng đứng cao hơn năm lần đỉnh núi cao nhất.
Câu 2
Kể lại những việc ông bà Đùng đã làm khi chứng kiến cảnh đất hoang, nước ngập.
Em đọc kĩ đoạn văn thứ 2, 3 để tìm câu trả lời cho phù hợp.
- Ông bà đã nhổ cây, san đất, làm thành cánh đồng bằng phẳng, rộng rãi, lấy chỗ cho dân ở và cày cấy.
- Ông bà làm một con đường dẫn nước đi, tránh để nước tràn lênh láng. Ông Đùng lom khom dùng tay bới đất đằng trước, bà Đùng hì hụi vét đất đằng sau. Họ làm việc suốt ngày đêm.
Câu 3
Việc làm của ông bà Đùng đã đem lại kết quả như thế nào?
Em đọc kĩ đoạn văn thứ 3 để tìm câu trả lời cho phù hợp.
Theo con đường ông bờ Đùng đào bới, nước đã chảy thành dòng, vượt qua đổi núi, đổ về xuôi. Đó chính là con sông Đà ngày nay.
Câu 4
Theo em, ông Đùng, bà Đùng có những phẩm chất tốt đẹp nào?
Em đọc lại văn bản để trả lời câu hỏi.
Theo em, ông Đùng, bà Đùng có những phẩm chất tốt đẹp: Thương người, luôn lo nghĩ cho nhân dân, tấm lòng lương thiện và tốt bụng, cần cù, chăm chỉ, không ngại khó khăn.
Câu 5
Câu chuyện đã giải thích điều gì về con sông Đà ngày nay?
Em đọc kĩ lại câu chuyện để tìm câu trả lời phù hợp.
Câu chuyện đã giải thích vì sao sông Đà ngoằn ngoèo, có tới “trăm bảy mươi thác, trăm ba mươi ghềnh” như bây giờ.
Nội dung
Bài đọc kể về những việc ông Đùng, bà Đùng đã làm giúp dân. Thể hiện suy nghĩ, tình cảm của tác giả đối với ông Đùng, bà Đùng – những người có công lao lớn đối với đất nước trong việc chinh phục tự nhiên. Qua đó giải thích tại sao dòng sông Đà ngoằn ngoèo và có nhiều ghềnh thác. |
Học môn Tiếng Việt thì chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, tẩy, và sách tham khảo thêm như từ điển Tiếng Việt.
- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).
Tiếng Việt là ngôn ngữ chính thức của Việt Nam và là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam. Tiếng Việt không chỉ là phương tiện giao tiếp mà còn là biểu tượng văn hóa và tinh thần của dân tộc Việt.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 3 - Những áp lực học tập bắt đầu hình thành, nhưng tuổi này vẫn là tuổi ăn, tuổi chơi. Hãy cân bằng giữa việc học và giải trí để có những kỷ niệm đẹp trong tuổi thơ.
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK