Trang chủ Lớp 7 Vở thực hành Khoa học tự nhiên 7 (Kết nối tri thức) Chương VII. Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật Bài 28. Trao đổi khí ở sinh vật trang 25, 26, 27, 28 Vở thực hành khoa học tự nhiên 7: Trao đổi khí ở sinh vật có liên quan gì tới hô hấp tế bào?...

Bài 28. Trao đổi khí ở sinh vật trang 25, 26, 27, 28 Vở thực hành khoa học tự nhiên 7: Trao đổi khí ở sinh vật có liên quan gì tới hô hấp tế bào?...

Giải chi tiết Câu hỏi trang 25: 28.1, 28.2, 28.3, 4; Câu hỏi trang 26: 28.5; Câu hỏi trang 27: 28.6, 28.7, 28.8; Câu hỏi trang 28: 28.9; Câu hỏi trang 58: 28.10 - Bài 28. Trao đổi khí ở sinh vật trang 25, 26, 27, 28 Vở thực hành khoa học tự nhiên 7 - Chương VII. Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật. Hoàn thành bảng sau: Nắm rõ được cơ chế hô hấp, khuếch tán, quang hợp ở thực vật :

Câu hỏi:

Câu hỏi trang 25 28.1

Hoàn thành bảng sau:

image

Lời giải chi tiết :

image


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 25 28.2

Trao đổi khí ở sinh vật có liên quan gì tới hô hấp tế bào?

Hướng dẫn giải :

Nhớ lại kiến thức về hô hấp tế bào, từ đó tìm mối liên hệ với trao đổi khí ở sinh vật

Lời giải chi tiết :

Quá trình trao đổi khí và hô hấp tế bào có mối quan hệ chặt chẽ:

  • Hô hấp tế bào sử dụng O2 để oxi hóa chất hữu cơ tạo thành CO2, nước và giải phóng năng lượng.
  • Quá trình trao đổi khí giúp cơ thể lấy O2 dùng cho hô hấp tế bào và thải CO2 từ quá trình hô hấp tế bào ra môi trường.

Câu hỏi:

Câu hỏi trang 25 28.3

Cấu tạo tế bào khí khổng phù hợp với chức năng trao đổi khí ở thực vật như thế nào?

Hướng dẫn giải :

Nhớ lại đặc điểm của khí khổng phù hợp với chức năng trao đổi khí ở thực vật

Lời giải chi tiết :

Cấu tạo tế bào khí khổng phù hợp với chức năng trao đổi khí ở thực vật:

  • Khí khổng nằm ở lớp biểu bì của lá tạo điều kiện cho sự trao đổi khí diễn ra dễ dàng.
  • Tế bào khí khổng gồm hai tế bào hình hạt đậu nằm úp sát nhau, thành trong tế bào dày còn thành ngoài mỏng tạo thành khe khí khổng, khe khí khổng không bao giờ đóng lại hoàn toàn đảm bảo sự trao đổi khí diễn ra liên tục.

Câu hỏi:

Câu 4

Quan sát hình dưới, cho biết sự khác nhau giữa quá trình trao đổi khí qua khí khổng trong hô hấp và trong quang hợp.

imageimage

Hướng dẫn giải :

Nhớ lại đặc điểm khí khổng trong quang hợp và trong hô hấp để so sánh sự khác nhau

Lời giải chi tiết :

image


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 26 28.5

Quá trình trao đổi khí của cây chịu ảnh hưởng của những yếu tố nào? Cây bị thiếu nước ảnh hưởng như thế nào đến quá trình trao đổi khí?

Hướng dẫn giải :

Nắm được quá trình trao đổi khí của cây để biết những yếu tố ảnh hưởng tới trao đổi khí.

Lời giải chi tiết :

Quá trình trao đổi khí chịu ảnh hưởng của những yếu tố: ánh sáng, nước.

Khi cây bị thiếu nước, thành mỏng hết căng và thành dày duỗi thẳng, khí khổng đóng lại và quá trình trao đổi khí bị ảnh hưởng lớn.


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 27 28.6

Quan sát các hình trong bảng sau và điền tên cơ quan trao đổi khí tương ứng của các nhóm sinh vật vào chỗ (...).

image

Hướng dẫn giải :

Nêu được các cơ quan trao đổi khí của từng nhóm sinh vật

Lời giải chi tiết :

image


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 27 28.7

Quan sát hình dưới và mô tả đường đi của khí qua cơ quan trao đổi khí ở động vật

image

Hướng dẫn giải :

Mô tả được đường đi của khí qua cơ quan trao đổi khí ở động vật

Lời giải chi tiết :

Đường đi của khí qua cơ quan trao đổi khí ở động vật:

  • Khí O2 từ môi trường qua cơ quan trao đổi khí (da, hệ thống ống khí, mang, phổi) vào cơ thể rồi được mang đến cung cấp cho tất cả các tế bào trong cơ thể thực hiện quá trình hô hấp.
  • Khí CO2 sinh ra từ hô hấp tế bào được vận chuyển đến cơ quan trao đổi khí rồi được đẩy ra ngoài môi trường nhờ động tác thở ra.

Câu hỏi:

Câu hỏi trang 27 28.8

Quan sát hình dưới và mô tả đường đi của khí O2 và CO2 qua các cơ quan hệ hô hấp ở người.

image

Hướng dẫn giải :

Nhớ lại quá trình trao đổi khí của hệ hô hấp ở người

Lời giải chi tiết :

  • Khi hít vào, không khí mang nhiều O2 đi qua đường dẫn khí (khoang mũi → hầu → khí quản → phế quản) để vào phổi. Tại phổi, O2 khuếch tán vào máu. Máu mang O2 đến cung cấp cho các tế bào trong cơ thể.
  • Khí CO2 do tế bào thải ra sẽ khuếch tán vào máu. Máu vận chuyển CO2 đến phổi rồi đi qua đường dẫn khí để đi ra ngoài môi trường nhờ động tác thở ra.

Câu hỏi:

Câu hỏi trang 28 28.9

Điều gì sẽ xảy ra nếu đường dẫn khí bị tắc nghẽn? Nêu những việc làm có lợi cho quá trình trao đổi khí ở người

Hướng dẫn giải :

Nhớ lại đường đi của khí khi vào cơ thể

Lời giải chi tiết :

Nếu đường dẫn khí bị tắc nghẽn thì sẽ không có quá trình trao đổi khí O2 và CO2 giữa cơ thể và môi trường dẫn đến không có O2 để cung cấp cho sự hô hấp của các tế bào khiến tế bào không có năng lượng để sử dụng, đồng thời CO2 cũng không được đào thải ra ngoài môi trường khiến tế bào bị đầu độc. Hiện tượng này kéo dài, tế bào sẽ chết, gây nguy hiểm cho tính mạng của con người.

Những việc làm có lợi cho quá trình trao đổi khí ở người:

  • Tập luyện và lao động vừa sức, đều đặn; tập luyện các bài tập hít thở để tăng dung tích sống của phổi.
  • Giữ vệ sinh hệ hô hấp: đeo khẩu trang khi ra ngoài, vệ sinh mũi họng đúng cách, tránh nơi không khí bị ô nhiễm, sử dụng các thiết bị lọc không khí (nếu có),…
  • Cần cẩn trọng khi ăn các loại thực phẩm dễ hóc, gây tắc nghẽn đường thở như thạch, các loại quả tròn và trơn,…

Câu hỏi:

Câu hỏi trang 58 28.10

Chọn từ/cụm từ cho sẵn (hô hấp, khuếch tán, quang hợp) điền vào chỗ trống (...) trong các câu sau cho phù hợp

Trao đổi khí giữa cơ thể sinh vật với môi trường diễn ra theo cơ chế ………….

Ở thực vật, trao đổi khí được thể hiện qua quá trình ……… và ………, còn ở động vật, trao đổi khí được thực hiện qua quá trình …………

Hướng dẫn giải :

Nắm rõ được cơ chế hô hấp, khuếch tán, quang hợp ở thực vật

Lời giải chi tiết :

Trao đổi khí giữa cơ thể sinh vật với môi trường diễn ra theo cơ chế khuếch tán. Ở thực vật, trao đổi khí được thực hiện qua quá trình quang hợphô hấp, còn ở động vật, trao đổi khí được thực hiện qua quá trình hô hấp.

Dụng cụ học tập

Chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, máy tính cầm tay, các dụng cụ thí nghiệm như kính hiển vi, ống nghiệm, hóa chất,...

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Sách Giáo Khoa: Kết nối tri thức với cuộc sống

- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).

Đọc sách

Bạn có biết?

Môn Khoa Học Tự Nhiên là môn gì? Đây là môn học được xây dựng và phát triển dựa trên nền tảng của các môn Vật Lí, Hóa Học, Sinh Học và Khoa học Trái Đất. Có thể hiểu một cách đơn giản hơn là gộp các môn: Vật Lí, Hóa Học và Sinh Học ở chương trình THCS vào làm một.

Nguồn : Gia sư đất việt

Tâm sự Lớp 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, chúng ta đã dần quen với nhịp điệu học tập. Hãy tiếp tục nỗ lực và khám phá thêm những kiến thức mới mẻ!

- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

Nguồn : Sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK