Trong thí nghiệm chứng minh tinh bột được tạo thành trong quang hợp:
- Mục đích của việc sử dụng băng giấy đen bịt kín một phần lá ở cả hai mặt là gì?
- Cho chiếc lá đã bỏ băng giấy đen vào cốc có cồn 90o, đun sôi cách thủy có tác dụng gì?
- Phần nào của lá trong thí nghiệm trên tạo thành tinh bột? Vì sao em biết?
Tiến hành thí nghiệm và quan sát, từ đó rút ra kết quả
Mục đích của việc sử dụng băng giấy đen bịt kín một phần ở cả hai mặt là không để cho phần lá cây này không tiếp xúc với ánh sáng.
Cho chiếc lá đã bỏ băng giấy đen vào cốc có cồn 90o, đun sôi cách thủy có tác dụng để tẩy hết chất diệp lục ra khỏi lá, giúp cho việc quan sát màu sắc lá khi cho vào dung dịch iodine được dễ dàng.
Tinh bột được tạo thành ở phần lá không bịt băng giấy đen:
Phần lá bịt băng giấy đen sẽ không thể nhận được ánh sáng → Phần lá này không thể tiến hành quá trình quang hợp để tạo ra tinh bột → Do không có tinh bột nên khi nhúng lá vào dung dịch iodine phần lá này không xuất hiện màu xanh tím đặc trưng.
Phần lá không bịt băng giấy đen sẽ vẫn nhận được ánh sáng → Phần lá này vẫn tiến hành quá trình quang hợp để tạo ra tinh bột → Do có tinh bột nên khi nhúng lá vào dung dịch iodine phần lá này sẽ xuất hiện màu xanh tím đặc trưng.
Trong thí nghiệm chứng minh quang hợp giải phóng khí oxygen:
- Điều kiện tiến hành thí nghiệm ở hai cốc khác nhau như thế nào?
- Hiện tượng nào chứng tỏ cành rong đuôi chó thải chất khí? Chất khí đó là gì?
- Hiện tượng gì xảy ra khi đưa que đóm (còn tàn đỏ) vào miệng ống nghiệm?
Tiến hành thí nghiệm và rút ra nhận xét ở 2 cốc. Khi ta đưa que đóm còn tàn đỏ vào miệng ống nghiệm, nếu que bùng cháy chứng tỏ khí được thải ra là khí oxi
Điều kiện tiến hành thí nghiệm ở hai cốc:
Cốc A để trong phòng tối (thiếu ánh sáng).
Cốc B được để ngoài nắng (được chiếu sáng đầy đủ).
Hiện tượng nào chứng tỏ cành rong đuôi chó thải chất khí là: Xuất hiện các bong bóng khí nhỏ li ti nổi lên đáy ống nghiệm.
Khí xuất hiện là Oxygen (O2).
Do không có ánh sáng, cành rong đuôi chó ở cốc A không tiến hành được quá trình quang hợp nên không tạo được oxygen → bọt khí xuất hiện ít, hầu như không có. Còn do cốc B được để trong điều kiện có ánh sáng, cành rong đuôi chó ở cốc B sẽ tiến hành quang hợp thải ra khí oxygen (khí oxygen nhẹ hơn nước sẽ tạo thành bọt khí rồi nổi lên trên) → bọt khí xuất hiện nhiều.
Que đóm còn tàn đỏ bừng cháy khi đưa về phía miệng ống nghiệm (Vì O2 có khả năng duy trì sự cháy).
Khi nuôi cá cảnh trong bể kính, người ta thường hay thả vào bể một số loại rong và cây thủy sinh. Em hãy giải thích cơ sở khoa học của việc làm đó.
Rong và cây thủy sinh có khả năng quang hợp rất tốt, từ đó biết được vai trò của rong và cây thủy sinh trong bể kính nuôi cá cảnh
Khi nuôi cá cảnh trong bể kính, người ta thường thả vào bề một số cành rong và cây thuỷ sinh vì:
Trong quá trình quang hợp các cây rong và cây thuỷ sinh vì sẽ thải ra môi trường khí Oxygen (O2) làm tăng lượng O2 hòa tan trong nước giúp các loại sinh vật sống trong nước có thể hô hấp bình thường không bị chết ngạt.
Sắp xếp các hình ảnh sau tương ứng với các bước thí nghiệm chứng minh quang hợp nhả oxygen.
Các bước thí nghiệm chứng minh tinh bột được tạo thành trong quang hợp là: 1 → 5 → 3 → 2 → 4 → 6.
Dựa vào nội dung thí nghiệm 1 trong bài 24 SGK KHTN 7, hãy cho biết:
- Kết quả dự đoán nếu không để chậu cây khoai lang trong bóng tối 2 ngày mà trùm túi nylon đen lên chậu cây và để ngoài sáng với thời gian như trên.
- Tại sao không dán băng dính đen kín hết cả chiếc lá mà chỉ dán một phần của lá?
- Khi nhỏ iodine vào 2 phần của lá (phần đã dán băng dính đen và phần không dán), hiện tượng gì sẽ xảy ra? Giải thích.
- Iodine có vai trò/ý nghĩa gì trong thí nghiệm này?
Sau khi thực hiện thí nghiệm trước, từ đó đưa ra dự đoán cho kết quả và giải thích.
- Túi bóng đen cũng có tác dụng cản ánh sáng không cho tiếp xúc với lá cây nên kết quả thí nghiệm so với đặt chậu cây trong bóng tối 2 ngày sẽ không có sự thay đổi: phần bịt băng giấy đen vẫn không có màu xanh tím còn phần không bịt băng giấy đen vẫn có màu xanh tím.
- Không dán băng dính đen kín hết cả chiếc lá mà chỉ dán một phần của lá để tạo điều kiện thí nghiệm khác nhau về ánh sáng ở 2 phần của chiếc lá (phần được dán băng dính đen không được tiếp xúc với ánh sáng còn phần không được dán băng dính đen được tiếp xúc với ánh sáng).
- Hiện tượng xảy ra khi nhỏ iodine vào 2 phần của lá: Phần lá bị bịt kín bởi băng giấy đen không xuất hiện màu xanh tím vì phần lá này không được tiếp xúc với ánh sáng nên diệp lục không hấp thụ được ánh sáng để thực hiện quang hợp tạo thành tinh bột. Ngược lại, phần lá không bị bịt kín bởi băng giấy đen sẽ xuất hiện màu xanh tím vì phần lá này hấp thụ được ánh sáng nên tổng hợp được tinh bột.
- Trong thí nghiệm này, iodine có vai trò là chất chỉ thị nhận biết sự xuất hiện của tinh bột trong lá (khi nhỏ iodine vào phần lá có tinh bột sẽ có màu xanh tím đặc trưng).
a) Tại sao bước 3 của thí nghiệm 2 trong bài 24 SGK KHTN 7, cốc A lại phải để trong bóng tối. Sự khác nhau về điều kiện thí nghiệm ở cốc A và cốc B có ý nghĩa gì?
b) Theo em, nếu không sử dụng cành rong đuôi chó trong thí nghiệm này thì có thể chọn loài cây nào để làm thí nghiệm chứng minh quang hợp nhả khí oxygen?
Khi để một cây ra sáng, ta thấy cây sẽ tiếp xúc với ánh sáng → xảy ra quá trình quang hợp
a) Ở bước 3 của thí nghiệm 2 trong bài 24 SGK KHTN 7, cốc A lại phải để trong bóng tối nhằm ngăn cản không cho cành rong đuôi cho ở cốc A tiếp xúc với ánh sáng.
Sự khác nhau về điều kiện ánh sáng ở cốc A và cốc B có ý nghĩa chứng minh khi có ánh sáng, cành rong mới quang hợp để tạo ra khí oxygen.
b) Nếu không sử dụng cành rong đuôi chó trong thí nghiệm này thì có thể chọn loài cây thủy tinh khác như cây rong đuôi chồn, cây cỏ thìa, cây thanh đản,…
Chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, máy tính cầm tay, các dụng cụ thí nghiệm như kính hiển vi, ống nghiệm, hóa chất,...
- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).
Môn Khoa Học Tự Nhiên là môn gì? Đây là môn học được xây dựng và phát triển dựa trên nền tảng của các môn Vật Lí, Hóa Học, Sinh Học và Khoa học Trái Đất. Có thể hiểu một cách đơn giản hơn là gộp các môn: Vật Lí, Hóa Học và Sinh Học ở chương trình THCS vào làm một.
Nguồn : Gia sư đất việtLớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, chúng ta đã dần quen với nhịp điệu học tập. Hãy tiếp tục nỗ lực và khám phá thêm những kiến thức mới mẻ!
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK