Trang chủ Lớp 7 Vở thực hành Khoa học tự nhiên 7 (Kết nối tri thức) Chương VII. Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật Bài 29. Vai trò của nước và chất dinh dưỡng đối với sinh vật trang 29, 30, 31, 32 Vở thực hành khoa học tự nhiên 7: Phân tử nước được cấu tạo từ những nguyên tử nào? Trong phân ...

Bài 29. Vai trò của nước và chất dinh dưỡng đối với sinh vật trang 29, 30, 31, 32 Vở thực hành khoa học tự nhiên 7: Phân tử nước được cấu tạo từ những nguyên tử nào? Trong phân ...

Giải và trình bày phương pháp giải Câu hỏi trang 29: 29.1, 29.2, 29.3; Câu hỏi trang 30: 29.4, 29.5, 29.6; Câu hỏi trang 31: 29.7, 29.8; Câu hỏi trang 32: 29.9 - Bài 29. Vai trò của nước và chất dinh dưỡng đối với sinh vật trang 29, 30, 31, 32 Vở thực hành khoa học tự nhiên 7 - Chương VII. Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật. Quan sát hình dưới đây và trả lời các câu hỏi sau...Phân tử nước được cấu tạo từ những nguyên tử nào? Trong phân tử nước

Câu hỏi:

Câu hỏi trang 29 29.1

Quan sát hình dưới đây và trả lời các câu hỏi sau

image

Phân tử nước được cấu tạo từ những nguyên tử nào? Trong phân tử nước, các nguyên tử liên kết với nhau bằng liên kết gì?

Hướng dẫn giải :

Dựa vào hình vẽ để nêu được cấu tạo của phân tử nước

Lời giải chi tiết :

Phân tử nước được cấu tạo từ 2 nguyên tử hydrogen liên kết với 1 nguyên tử oxygen liên kết bằng liên kết cộng hóa trị.


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 29 29.2

Tính phân cực của phân tử nước được thể hiện như thế nào?

Hướng dẫn giải :

Dựa theo cấu tạo hóa học của nước để phân tích tính phân cực

Lời giải chi tiết :

Tính phân cực của phân tử nước được thể hiện ở cặp electron trong liên kết cộng hóa trị bị lệch về phía nguyên tử oxygen nên đầu mang nguyên tử oxygen của phân tử nước tích điện âm còn đầu mang nguyên tử hydrogen tích điện dương.


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 29 29.3

Nêu vai trò của nước đối với sinh vật. Điều gì sẽ xảy ra nếu sinh vật bị thiếu nước?

Hướng dẫn giải :

Nước có vai trò vô cùng quan trọng đối với sinh vật

Lời giải chi tiết :

Vai trò của nước đối với sinh vật:

  • Là thành phần chủ yếu tham gia cấu tạo nên tế bào và cơ thể sinh vật.
  • Là nguyên liệu và môi trường của nhiều quá trình sống trong cơ thể như quá trình quang hợp, tiêu hóa, hấp thụ chất dinh dưỡng,…
  • Là dung môi hòa tan nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể.
  • Góp phần vận chuyển các chất dinh dưỡng trong cơ thể.
  • Góp phần điều hòa nhiệt độ cơ thể.

Sinh vật bị thiếu nước thì quá trình sống cơ bản sẽ bị rối loạn và có thể bị chết.


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 30 29.4

Hãy đề xuất cách tiến hành thí nghiệm chứng minh khẳng định “Nếu thiếu nước trong một thời gian dài, cây sẽ bị héo, giảm sức sống và có thể chết.

Hướng dẫn giải :

Hiểu được vai trò của nước đối với cây trồng để đề xuất thí nghiệm

Lời giải chi tiết :

Cách tiến hành thí nghiệm chứng minh khẳng định “Nếu thiếu nước trong thời gian dài, cây sẽ bị héo, giảm sức sống và có thể chết”:

  • Chuẩn bị 2 chậu cây giống nhau (cùng loài và tương đồng về kích thước).
  • Cung cấp cho 2 chậu cây đầy đủ các yếu tố ánh sáng, nhiệt độ, chất dinh dưỡng thích hợp giống nhau nhưng 1 chậu cây thường xuyên tưới nước còn một cây thì không tưới nước.
  • Quan sát sự phát triển của 2 cây để rút ra kết luận về vai trò của nước đối với sự phát triển cả cây.

Câu hỏi:

Câu hỏi trang 30 29.5

Khi bị nôn, sốt cao hoặc tiêu chảy, cơ thể bị mất nhiều nước. Trong trường hợp đó, em cần làm gì?

Hướng dẫn giải :

Khi bị nôn, sốt cao hay tiêu chảy là những trường hợp khiến cơ thể bị mất nhiều nước. Vì vậy, cần biết những hành động để bù nước lại cho cơ thể

Lời giải chi tiết :

Khi bị nôn, sốt cao hoặc tiêu chảy, chúng ta cần:

  • Thực hiện các biện pháp tích cực để giảm nôn, sốt cao hoặc tiêu chảy.
  • Thực hiện các biện pháp để bù nước cho cơ thể: uống nhiều nước, bù điện giải bằng oresol, ăn thức ăn lỏng hoặc bổ sung nước qua đường tĩnh mạch (truyền nước),…

Câu hỏi:

Câu hỏi trang 30 29.6

Chất dinh dưỡng có vai trò gì đối với thực vật? Nêu một số biểu hiện ở thực vật khi thiếu hoặc thừa chất dinh dưỡng.

image

Hướng dẫn giải :

Nắm được vai trò của chất dinh dưỡng đối với thực vật, một số biểu hiện của thực vật khi thiếu hoặc thừa chất dinh dưỡng

Lời giải chi tiết :

Vai trò của chất dinh dưỡng đối với thực vật:

  • Những chất cơ thể cần với số lượng lớn (C, H, O, N,…) là thành phần chủ yếu của các chất hữu cơ tham gia cấu tạo nên tế bào và cơ thể như protein, diệp lục,…
  • Những chất cơ thể cần với số lượng ít (Cu, Fe, Zn, Mn,…) tham gia điều tiết quá trình trao đổi chất.

Một số biểu hiện ở thực vật khi thiếu hoặc thừa chất dinh dưỡng: lá đổi màu, quả dị dạng,…

Ví dụ: Thiếu đạm (N), cây sinh trưởng kém, lá non mỏng màu xanh nhạt, các lá già chuyển vàng và rụng sớm, kích thước lá bị nhỏ đi, đẻ nhánh và phân cành kém.


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 31 29.7

Giải thích tại sao trong trồng trọt, người ta thường trồng thay đổi các loài cây khác nhau trên cùng một diện tích đất trồng ở các mùa vụ khác nhau trong năm

Hướng dẫn giải :

Mỗi loại cây có nhu cầu dinh dưỡng khác nhau nên cần trồng thay đổi các loài cây khác nhau trên cùng một diện tích đất trồng ở các mùa vụ khác nhau trong năm.

Lời giải chi tiết :

Nhu cầu chất dinh dưỡng khác nhau ở các loài thực vật, do đó người ta thường trồng thay đổi các loài cây trên cùng một diện tích ở các mùa vụ khác nhau trong một năm để tránh suy kiệt một số chất dinh dưỡng trong đất.

Đồng thời, việc trồng thay đổi các cây cũng giúp đảm bảo điều kiện khí hậu tốt nhất cho sự sinh trưởng và phát triển của cây và hạn chế sự phát triển liên tục của sâu bệnh, cỏ dại đặc thù.


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 31 29.8

Quan sát hình dưới và hoàn thành bảng.

image

image

Hướng dẫn giải :

Nắm được vai trò của các chất dinh dưỡng và một số biểu hiện khi cơ thể bị thiếu/thừa chất dinh dưỡng.

Lời giải chi tiết :

image


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 32 29.9

Hình dưới thể hiện động vật bị thiếu chất dinh dưỡng. Hãy tìm hiểu và nêu một số biểu hiện của động vật khi bị thiếu hoặc thừa chất dinh dưỡng

image

Hướng dẫn giải :

Quan sát hình vẽ và nêu được những biểu hiện khi thiếu hoặc thừa chất dinh dưỡng

Lời giải chi tiết :

image

Dụng cụ học tập

Chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, máy tính cầm tay, các dụng cụ thí nghiệm như kính hiển vi, ống nghiệm, hóa chất,...

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Sách Giáo Khoa: Kết nối tri thức với cuộc sống

- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).

Đọc sách

Bạn có biết?

Môn Khoa Học Tự Nhiên là môn gì? Đây là môn học được xây dựng và phát triển dựa trên nền tảng của các môn Vật Lí, Hóa Học, Sinh Học và Khoa học Trái Đất. Có thể hiểu một cách đơn giản hơn là gộp các môn: Vật Lí, Hóa Học và Sinh Học ở chương trình THCS vào làm một.

Nguồn : Gia sư đất việt

Tâm sự Lớp 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, chúng ta đã dần quen với nhịp điệu học tập. Hãy tiếp tục nỗ lực và khám phá thêm những kiến thức mới mẻ!

- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

Nguồn : Sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK