Trang chủ Lớp 6 Vở thực hành Khoa học tự nhiên 6 (Kết nối tri thức) Chương VII. Đa dạng thế giới sống Bài 29. Virus trang 14, 15, 16 Vở thực thành khoa học tự nhiên 6: Quan sát Hình 29.1 SGK KHTN 6, em có nhận xét gì về hình dạng của virus?...

Bài 29. Virus trang 14, 15, 16 Vở thực thành khoa học tự nhiên 6: Quan sát Hình 29.1 SGK KHTN 6, em có nhận xét gì về hình dạng của virus?...

Trả lời Câu hỏi trang 14: 29.1, 29.2, 29.3; Câu hỏi trang 15: 29.4, 29.5; Câu hỏi trang 16: 29.6, 29.7, 29.8, 29.9, 29.10 - Bài 29. Virus trang 14, 15, 16 Vở thực thành khoa học tự nhiên 6 - Chương VII. Đa dạng thế giới sống. Quan sát Hình 29.1 SGK Khoa học tự nhiên 6, em có nhận xét gì về hình dạng của virus?...

Câu hỏi:

Câu hỏi trang 14 29.1

Quan sát Hình 29.1 SGK KHTN 6, em có nhận xét gì về hình dạng của virus?

Hướng dẫn giải :

Quan sát Hình 29.1 SGK KHTN 6 để nêu những đặc điểm chung về hình dạng của vi khuẩn.

image

Lời giải chi tiết :

Virus có ba dạng chính là: dạng xoắn, dạng khối, dạng hỗn hợp.


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 14 29.2

Vì sao nói virus chưa có cấu tạo tế bào điển hình? Em có đồng ý với ý kiến cho cho rằng virus là vật thể không sống không? Giải thích.

Hướng dẫn giải :

Xem lại lý thuyết cấu tạo tế bào.

Lời giải chi tiết :

- Tế bào có cấu tạo các thành phần chính là nhân (vùng nhân) chứa vật chất di truyền, tế bào chất chứa các bào quan và màng sinh chất.

- Virus chưa có cấu tạo tế bào điển hình, tất cả các virus đều gồm 2 thành phần cơ bản: vỏ protein và lõi là vật chất di truyền (ADN hoặc ARN). Một số virus có thêm vỏ ngoài và gai glicoprotein.

Virus không hẳn là vật thể không sống vì chúng vẫn có khả năng nhân lên và gây bệnh cho sinh vật khi xâm nhập vào các sinh vật khác. Tuy nhiên khi không kí sinh chúng không thể thực hiện các chức năng này. Vậy nên ta kết luận virus là một dạng sống đặc biệt.


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 14 29.3

Quan sát các hình sau, hãy phân biệt vi khuẩn, virus và hoàn thành bảng.

image

Hướng dẫn giải :

Quan sát hình.

Lời giải chi tiết :

image


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 15 29.4

Dựa trên hình dạng và cấu tạo của virus mà em đã học, quan sát các hình trong bảng, nêu tên các thành phần được chú thích trong hình và hoàn thành bảng sau:

image

Hướng dẫn giải :

Quan sát hình và dựa vào lý thuyết cấu trúc các thành phần cấu tạo virus.

Lời giải chi tiết :

image


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 15 29.5

Nêu vai trò và ứng dụng của virus trong y học và nông nghiệp.

- Trong y học: ………………………………………...……………

- Trong nông nghiệp: ……………………………………………

Lời giải chi tiết :

- Trong y học: sản xuất vaccine, sản xuất chế phẩm sinh học như hormone, protein …

- Trong nông nghiệp: sản xuất thuốc trừ sâu, chuyển gen loài này sang loài khác để tạo cây trồng năng suất cao …


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 16 29.6

Kể tên các bệnh do virus gây ra cho người, động vật và thực vật.

- Các bệnh do virus gây ra ở người: ………………………….………………………….

- Các bệnh do virus gây ra ở động vật: …………………………………………………

- Các bệnh do virus gây ra ở thực vật: …………………………….……………………

Lời giải chi tiết :

- Các bệnh do virus gây ra ở người: thủy đậu, quai bị, viêm gan B, cúm …

- Các bệnh do virus gây ra ở động vật: tai xanh ở lợn; lở mồm long móng ở trâu, bò; cúm gia cầm …

- Các bệnh do virus gây ra ở thực vật: khảm ở cây đậu, xoăn ở lá cà chua …


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 16 29.7

Kể tên các loại vaccine mà em biết.

Lời giải chi tiết :

Một số loại vaccine mà em biết là: vaccine phòng cúm, vaccine phòng viêm gan B, vaccine SARS-CoV-2, vaccine phòng lao, uốn ván …


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 16 29.8

Em có biết mình đã từng tiêm những loại vaccine nào không? Tại sao cần tiêm nhiều loại vaccine khác nhau?

Hướng dẫn giải :

Em có thể hỏi bố mẹ để tìm hiểu về những loại vaccine mình đã được tiêm.

Lời giải chi tiết :

Em đã được tiêm rất nhiều loại vaccine như sởi, viêm não Nhật Bản, thủy đậu, …

Mỗi loại virus sẽ gây ra những bệnh khác nhau nên cần tiêm phòng nhiều loại vaccine đề phòng tránh được tối đa các loại bệnh do nhiều loại virus gây ra.


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 16 29.9

Nêu cách phòng các bệnh do virus gây ra.

Lời giải chi tiết :

Phương pháp hữu hiệu nhất để phòng ngừa các bệnh do virus là sử dụng vaccine. Vaccine phòng tránh các bệnh lây truyền.

Ngoài ra, việc ăn uống sinh hoạt điều độ, vệ sinh sạch sẽ giúp phòng bệnh do virus.


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 16 29.10

Khi nói về virus, nhận định nào dưới đây là không chính xác?

A. Có lối sống kí sinh.

B. Kích thước nhỏ hơn vi khuẩn.

C. Có cấu tạo tế bào.

D. Có cấu trúc đa dạng: dạng khối, dạng xoắn, dạng hỗn hợp, …

Hướng dẫn giải :

Dựa vào tất cả những hiểu biết em đã học về cấu tạo và lối sống của virus để trả lời câu hỏi.

Câu không chính xác là đáp án C. Vì virus không có cấu tạo tế bào.

Lời giải chi tiết :

Đáp án C.

Dụng cụ học tập

Chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, máy tính cầm tay, các dụng cụ thí nghiệm như kính hiển vi, ống nghiệm, hóa chất,...

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Sách Giáo Khoa: Kết nối tri thức với cuộc sống

- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).

Đọc sách

Bạn có biết?

Môn Khoa Học Tự Nhiên là môn gì? Đây là môn học được xây dựng và phát triển dựa trên nền tảng của các môn Vật Lí, Hóa Học, Sinh Học và Khoa học Trái Đất. Có thể hiểu một cách đơn giản hơn là gộp các môn: Vật Lí, Hóa Học và Sinh Học ở chương trình THCS vào làm một.

Nguồn : Gia sư đất việt

Tâm sự Lớp 6

Lớp 6 - Năm đầu tiên của cấp trung học cơ sở, mọi thứ đều mới mẻ và đầy thách thức. Hãy tự tin làm quen với bạn bè mới và đón nhận những cơ hội học tập thú vị!

- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

Nguồn : Sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK