Trang chủ Lớp 6 Sách bài tập Ngữ văn 6 - Kết nối tri thức Bài 1: Tôi và các bạn Bài tập 7 trang 8,9 SBT Văn 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống: Đoạn trích được kể bằng lời của người kể chuyện ngôi thứ mấy?...

Bài tập 7 trang 8,9 SBT Văn 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống: Đoạn trích được kể bằng lời của người kể chuyện ngôi thứ mấy?...

Hướng dẫn cách giải/trả lời Câu 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, giải Bài tập 7 trang 8,9 Sách bài tập Ngữ văn 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống - Đọc hiểu và thực hành tiếng Việt - Bài 1. Đọc lại văn bản Những người bạn (từ Ngay lần đầu gặp gỡ đến thường xuyên bị mắng) trong SGK (tr...Đoạn trích được kể bằng lời của người kể chuyện ngôi thứ mấy?

Đọc lại văn bản Những người bạn (từ Ngay lần đầu gặp gỡ đến thường xuyên bị mắng) trong SGK (tr. 34 - 35) và trả lời các câu hỏi

Câu hỏi:

Câu 1

Đoạn trích được kể bằng lời của người kể chuyện ngôi thứ mấy?

Hướng dẫn giải :

Căn cứ vào hình thức xuất hiện của người kể chuyện

Lời giải chi tiết :

Đoạn trích kể theo ngôi kể thứ nhất. Căn cứ vào hình thức xuất hiện của người kể: xưng “tôi” và kể về những gì mình trực tiếp chứng kiến, tham gia hoặc quan sát, “giấu mình” không tham gia vào câu chuyện…


Câu hỏi:

Câu 2

Lai-ca đã rủ và “xúi” nhân vật “tôi” làm những gì?

Hướng dẫn giải :

Đọc kĩ văn bản và chỉ ra những việc Lai-ca đã rủ và “xúi” nhân vật “tôi” làm

Lời giải chi tiết :

Lai-ca đã rủ và “xúi” nhân vật “tôi” làm: hắn đã vội giục tôi nhằn chiếc dép của mẹ chị Ni; hắn còn lên vào phòng tắm đánh cắp cục xà phòng và hớn hở tha vào dưới gầm tủ; hẳn hào hứng rủ tôi gặm...; thằng Lai-ca cũng kịp bày cho tôi cái trò nhảy chồm chồm trong giờ ăn.


Câu hỏi:

Câu 3

Em hãy chọn phân tích một số chi tiết thể hiện đặc điểm của nhân vật Lai-ca.

Hướng dẫn giải :

Gợi ý giải câu hỏi dựa trên các chi tiết đã tìm được khi trả lời câu số 2

Lời giải chi tiết :

“Hắn đã vội giục tôi nhàn chiếc đép của mẹ chị Ni; hắn còn lên vào phòng tắm đánh cắp cục xà phòng và hớn hở tha vào dưới gầm tủ; hắn hào hứng rủ tôi gặm...; thằng Lai-ca cũng kịp bày cho tôi cái trò nhảy chồm chồm trong giờ ăn” => Những hành động của Lai-ca cho thấy đây là một chú chó rất tinh nghịch, hiếu động


Câu hỏi:

Câu 4

Nhân vật “tôi” có thái độ thế nào với Lai-ca? Những chi tiết nào thể hiện thái độ đó?

Hướng dẫn giải :

Căn cứ vào thái độ của “tôi” khi mới gặp Lai-ca, việc tham gia vào các trò nghịch ngợm của Lai-ca và lời đánh giá trực tiếp của “tôi” về người bạn mới, Lai-ca.

Lời giải chi tiết :

- Ngay lần đầu gặp gỡ, “tôi” và thằng Lai-ca đã sung sướng nhìn nhau như thể nhìn vào gương.

- “Tôi” và Lai-ca hào hứng thi nhau gặm đồ vật.

- “Tôi” đánh giá Lai-ca là một đứa bạn hấp dẫn.

=> Thái độ vui vẻ


Câu hỏi:

Câu 5

Một đứa bạn như Lai-ca là một đứa bạn hấp dẫn. Em có đồng tình với suy nghĩ trên của nhân vật "tôi” không? Vì sao?

Hướng dẫn giải :

Có thể đồng tình hoặc không đồng tình nhưng cần lí giải được quan điểm của mình.

Lời giải chi tiết :

Em đồng tình với suy nghĩ của nhân vật “tôi” vì Lai-ca và “tôi” rất giống nhau (hai đứa tôi giống nhau quá sức) và một người bạn tinh nghịch, hiếu động thường mang đến cho ta nhiều điều bất ngờ, thú vị,...


Câu hỏi:

Câu 6

Tìm từ láy trong những câu sau:

a. Hắn còn lẻn vào phòng tắm đánh cắp cục xà phòng và hớn hở tha vào dưới gầm tủ.

b. Đó là một cục đen sì, nhớp nháp, đầy những vết rỗ và vết xước như vừa vớt ra từ một cuộc chiến

c. Trong quãng thời gian ngắn ngủi ở nhà tôi, thằng Lai-ca cũng kịp bày cho tôi cái trò nhảy chồm chồm trong giờ ăn.

Hướng dẫn giải :

Đọc và tìm các từ láy

Lời giải chi tiết :

Từ láy trong các câu:

a. Hớn hở

b. Nhớp nháp

c. Ngắn ngủi, chồm chồm


Câu hỏi:

Câu 7

Giải thích nghĩa của từ in đậm trong câu văn sau và tìm những từ đồng nghĩa với từ đó:

Hắn hào hứng rủ tôi gặm, và khi thấy tôi nhăn mũi thị hắn tỉnh bơ gặm một mình cái món hôi rình đó

Hướng dẫn giải :

Có thể tra từ điển hoặc căn cứ vào các từ ngữ đứng trước và sau từ tỉnh bơ để giải nghĩa từ

Lời giải chi tiết :

- Tỉnh bơ: tỏ ra như hoàn toàn không có gì xảy ra trước việc lẽ ra phải chú ý, phải có phản ứng.

- Những từ đồng nghĩa: tỉnh khô, tỉnh queo, phớt lờ...

Dụng cụ học tập

Học Văn cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, sách tham khảo về các tác phẩm văn học và từ điển.

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Sách Giáo Khoa: Kết nối tri thức với cuộc sống

- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).

Đọc sách

Bạn có biết?

Ngữ văn là môn học khai phá vẻ đẹp của ngôn ngữ và văn học, giúp chúng ta hiểu sâu sắc hơn về văn hóa, lịch sử và tâm hồn con người qua từng tác phẩm văn chương và các hiện tượng ngôn ngữ học.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự Lớp 6

Lớp 6 - Năm đầu tiên của cấp trung học cơ sở, mọi thứ đều mới mẻ và đầy thách thức. Hãy tự tin làm quen với bạn bè mới và đón nhận những cơ hội học tập thú vị!

- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

Nguồn : Sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK