Trang chủ Lớp 6 Sách bài tập Ngữ văn 6 - Kết nối tri thức Bài 1: Tôi và các bạn Bài tập 4 trang 5,6 SBT Văn 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống: Đoạn trích được kể bằng lời của người kể chuyện ngôi thứ mấy?...

Bài tập 4 trang 5,6 SBT Văn 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống: Đoạn trích được kể bằng lời của người kể chuyện ngôi thứ mấy?...

Lời giải bài tập, câu hỏi Câu 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, giải Bài tập 4 trang 5,6 Sách bài tập Ngữ văn 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống - Đọc hiểu và thực hành tiếng Việt - Bài 1. Đọc bài thơ Trường hoa của Ta-go và trả lời các câu hỏi nêu ở dưới...Đoạn trích được kể bằng lời của người kể chuyện ngôi thứ mấy?

Đề bài: Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

Mấy hôm sau, về tới quê nhà.

Cái hang bỏ hoang của tôi, cỏ và rêu xanh đã kín lối vào, Nhưng đằng cuối bãi, mẹ tôi vẫn mạnh khoẻ. Hai mẹ con gặp nhau, mừng quá, cứ vừa khóc vừa cười.

Tôi kể lại từ đầu chí cuối những ngày qua trong may rủi và thử thách mà bấy lâu tôi trải. Bắt đầu từ chuyện anh Dế Choắt khốn khổ bên hàng xóm.

Nghe xong, mẹ tôi ôm tôi vào lòng, y như người ôm ẵm khi mới sinh tôi và bảo rằng:

- Con ơi, mẹ mừng cho con đã qua nhiều nỗi hiểm nguy mà trở về. Nhưng mẹ mừng nhất là con đã rèn được tấm lòng chín chắn thật đáng làm trai. Bây giờ con muốn ở nhà mấy ngày với mẹ, rồi con đi du lịch xa mẹ cũng bằng lòng, mẹ không áy náy gì về con đâu. Thế là con của mẹ đã lớn rồi. Con đồ khôn lớn rồi. Mẹ chẳng phải lo gì nữa.

Mẹ tôi nói thế rồi chan hoà hàng nước mắt sung sướng và cảm động, Tôi nhìn ra cửa hang, nơi mới ngày nào còn trứng nước ở đây và cũng cảm thấy nay mình khôn lớn.

Tôi ở lại với mẹ:

- Mẹ kính yêu của con! Không bao giờ con quên được lời mẹ. Rồi mai đây con lên đường, con sẽ hết sức tu tỉnh được như mẹ mong ước cho con của mẹ.

(Tô Hoài, Dế Mèn phiêu lưu kí NXB Văn học, Hà Nội, 2006, tr. 41)

Câu hỏi:

Câu 1

Đoạn trích được kể bằng lời của người kể chuyện ngôi thứ mấy? Em căn cứ vào yếu tố nào để xác định ngôi kể?

Hướng dẫn giải :

Căn cứ vào hình thức xuất hiện của người kể chuyện

Lời giải chi tiết :

Đoạn trích kể theo ngôi kể thứ nhất. Căn cứ vào hình thức xuất hiện của người kể: xưng “tôi” và kể về những gì mình trực tiếp chứng kiến, tham gia hoặc quan sát, “giấu mình” không tham gia vào câu chuyện…


Câu hỏi:

Câu 2

Đoạn trích trên nằm ở vị trí trước hay sau đoạn trích Bởi học đường đời đầu tiên? Những chi tiết nào giúp em nhận biết được điều đó?

Hướng dẫn giải :

Dựa vào các chi tiết:

- Thời gian, không gian

- Hình ảnh cái hang bị bỏ hoang của Dế Mèn

- Sự việc đầu tiên mà Dế Mèn kể lại cho mẹ nghe

Lời giải chi tiết :

- Vị trí đoạn trích: sau đoạn trích Bài học đường đời đầu tiên

- Để xác định vị trí, dựa vào các chi tiết:

+ Thời gian, không gian: mấy hôm sau, về tới quê nhà.

+ Hình ảnh cái hang bị bỏ hoang của Dế Mèn.

+ Sự việc đầu tiên mà Dế Mèn kể lại cho mẹ nghe: Bắt đầu từ chuyện anh Dế Choắt khốn khổ bên hàng xóm.


Câu hỏi:

Câu 3

Lời nói của mẹ Dế Mèn thể hiện những cảm xúc gì sau khi nghe con kể lại những thử thách đã trải qua?

Hướng dẫn giải :

Đọc đoạn trích

Lời giải chi tiết :

Mẹ Dế Mèn vui mừng vì con đã trở về sau bao nguy hiểm; tự hào khi thấy con biết học hỏi từ những sai lầm để trưởng thành; yên tâm vì con đã vững vàng sau nhiều thử thách


Câu hỏi:

Câu 4

Điều gì khiến mẹ Dế Mèn thấy con đã lớn khôn và không còn phải lo lắng về con nữa?

Hướng dẫn giải :

Đọc kĩ lời nói của mẹ Dế Mèn, tìm câu văn có chứa điều khiến mẹ Dế Mèn thấy “vui mừng nhất”

Lời giải chi tiết :

Điều khiến mẹ Dế Mèn thấy con đã khôn lớn và không phải lo lắng về con nữa là Dế Mèn đã rèn được tấm lòng chín chắn thật đáng làm trai


Câu hỏi:

Câu 5

Nêu cảm nhận về nhân vật Dế Mèn trong đoạn trích trên, Em hãy so sánh với Dế Mèn trong đoạn trích Bài học đường đời đầu tiên và cho biết sự khác biệt lớn nhất ở Dế Mèn trong hai đoạn trích này là gì?

Hướng dẫn giải :

Đọc kĩ hai đoạn trích để tìm ra sự khác nhau

Lời giải chi tiết :

- Dế Mèn trong đoạn trích Bài học đường đời đầu tiên kiêu căng, ngạo mạn, bắt nạt, coi thường người khác, nghịch ranh gây ra hậu quả nặng nề,...

- Dế Mèn trong đoạn trích ở bài tập 4 đã trải qua nhiều hiểm nguy, thử thách và cả những sai lầm. Đặc biệt, Dế Mèn đã biết nhận ra những lỗi lầm, biết học hỏi để tự hoàn thiện bản thân, để trưởng thành: “rèn được tấm lòng chín chắn thật đáng làm trai”.


Câu hỏi:

Câu 6

Kẻ bảng vào vở (theo mẫu) và điền các từ in đậm trong đoạn trích sau vào ở phù hợp:

Nhưng đằng cuối bãi, mẹ tôi vẫn mạnh khoẻ. Hai mẹ con gặp nhau, mừng quá, cứ vừa khóc vừa cười. Tôi kể lại từ đầu chí cuối những ngày qua trong may rủi thử thách mà bấy lâu tôi trải. Bắt đầu từ chuyện anh Dế Choắt khốn khổ bên hàng xóm.

Từ đơn

Từ phức

Từ ghép

Từ láy

Hướng dẫn giải :

Kẻ bảng

Lời giải chi tiết :

Kẻ bảng và điền các từ vào ô phù hợp

Từ đơn

Từ phức

Từ ghép

Từ láy

mẹ, mừng

Mạnh khỏe

Khốn khổ


Câu hỏi:

Câu 7

Giải thích nghĩa của các từ in đậm trong những câu sau:

a. Tôi nhìn ra cửa hang, nơi mới ngày nào còn trứng nước ở đây và cũng cảm thấy nay mình khôn lớn.

b. Rồi mai đây con lên đường, con sẽ hết sức tu tỉnh được như mẹ mong ước cho con của mẹ.

Hướng dẫn giải :

Giải thích

Lời giải chi tiết :

Giải thích nghĩa các từ:

a. Trứng nước: ở thời kì mới sinh ta chưa được bao lâu, đang còn non nớt, cần được chăm sóc, bảo vệ.

b. Tu tỉnh: nhận ra lỗi lầm của bản thân và tự sửa chữa.

Dụng cụ học tập

Học Văn cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, sách tham khảo về các tác phẩm văn học và từ điển.

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Sách Giáo Khoa: Kết nối tri thức với cuộc sống

- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).

Đọc sách

Bạn có biết?

Ngữ văn là môn học khai phá vẻ đẹp của ngôn ngữ và văn học, giúp chúng ta hiểu sâu sắc hơn về văn hóa, lịch sử và tâm hồn con người qua từng tác phẩm văn chương và các hiện tượng ngôn ngữ học.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự Lớp 6

Lớp 6 - Năm đầu tiên của cấp trung học cơ sở, mọi thứ đều mới mẻ và đầy thách thức. Hãy tự tin làm quen với bạn bè mới và đón nhận những cơ hội học tập thú vị!

- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

Nguồn : Sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK