Khởi động
Dựa vào kiến thức của bản thân và quan sát hình 1, em hãy:
- Cho biết các quốc gia ở khu vực nào tham gia sự kiện này?
- Chia sẻ hiểu biết của em về sự kiện này
- Vận dụng những kiến thức đã biết và tham khảo trên mạng
- Chỉ ra được một số các quốc gia tham gia sự kiện và hiểu biết của em về sự kiện
- Dựa vào kiến thức bản thân và qua quan sát hình ảnh, em biết được: Các quốc gia ở khu vực Đông Nam Á tham gia sự kiện SEA Games.
- Hiểu biết của em về sự kiện này: SEA Games là sự kiện thể thao tổ chức hai năm một lần với sự tham gia của các vận động viên từ 11 nước trong khu vực Đông Nam Á, có khoảng 30-140 bộ môn thi đấu khác nhau.
Khám phá 1
Đọc thông tin và quan sát các hình 2, em hãy:
- Xác định vị trí địa lý của khu vực Đông Nam Á trên lược đồ.
- Kể tên các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á
- Đọc kĩ phần 1. Vị trí địa lý của khu vực Đông Nam Á (SGK trang 90)
- Chỉ ra được vị trí địa lý của khu vực Đông Nam Á và một số quốc gia trong khu vực
- Qua thông tin đọc được và quan sát, em xác định được vị trí địa lý của khu vực Đông Nam Á như sau:
+ Nằm ở phía đông nam châu Á.
+ Tiếp giáp với Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.
- Các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á bao gồm: Bru-nây, Cam-pu-chia, Đông Ti-mo, In-đô-nê-xi-a, Lào, Ma-lai-xi-a, Mi-an-ma, Phi-líp-pin, Xin-ga-po, Thái Lan và Việt Nam.
Khám phá 2
Đọc thông tin, em hãy:
- Nêu sự ra đời của ASEAN.
- Kể tên các quốc gia gia nhập ASEAN từ năm 1967 cho đến nay.
- Đọc kĩ phần 2. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) (SGK trang 91)
- Chỉ được sự ra đời của ASEAN và các quốc gia gia nhập ASEAN từ năm 1967 đến nay
- Qua thông tin đọc được, em biết:
+ Sự ra đời của ASEAN: Ngày 8/8/1967 tại Băng Cốc (Thái Lan), 5 nước: Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-líp-pin và Xin-ga-po kí tuyên bố về việc thành lập “Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á”.
+ Các quốc gia gia nhập ASEAN từ năm 1967 cho đến nay: Bru-nây, Việt Nam, Mi-an-ma, Lào, Cam-pu-chia.
+ Đến năm 2022, đã có 10 quốc gia trong khu vực Đông Nam Á là thành viên của ASEAN.
Khám phá 3
Đọc thông tin và quan sát hình 4, em hãy nêu ý nghĩa của việc Việt Nam gia nhập ASEAN
- Đọc kĩ phần 1. Vị trí địa lý của khu vực Đông Nam Á (SGK trang 90)
- Chỉ ra được ý nghĩa của việc Việt Nam gia nhập ASEAN
- Đánh dấu quá trình hội nhập khu vực của Việt Nam và tiến trình hợp tác, liên kết của cả khu vực.
- Tạo nhiều cơ hội để phát triển kinh tế nhờ mở rộng thị trường tiêu thụ và thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
- Mở rộng giao lưu văn hoá, tạo cơ hội việc làm và nâng cao năng lực của người lao động.
- Vị thế của nước ta trong ASEAN và trên thế giới được nâng cao.
Luyện tập
Dựa vào lược đồ các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á, hãy xác định các quốc gia thành viên của ASEAN trên lược đồ
- Đọc kĩ phần 1. Vị trí địa lý của khu vực Đông Nam Á (SGK trang 90)
- Chỉ ra được ý nghĩa của việc Việt Nam gia nhập ASEAN
- Các quốc gia thành viên của ASEAN trên lược đồ bao gồm: Bru-nây, Cam-pu-chia, In-đô-nê-xi-a, Lào, Ma-lai-xi-a, Mi-an-ma, Phi-líp-pin, Xin-ga-po, Thái Lan , Việt Nam,...
Vận dụng
Sưu tầm và chia sẻ với bạn về hình ảnh quốc kì của một số quốc gia thành viên ASEAN.
- Vận dụng những kiến thức em đã biết hoặc tham khảo trên mạng
- Chia sẻ cho mọi người về hình ảnh quốc kì một số quốc gia
- Lá cờ Campuchia có nền màu đỏ với hình Angkor Wat màu xanh dương ở giữa. Màu đỏ tượng trưng cho lòng dũng cảm và sự hy sinh, hình Angkor Wat tượng trưng cho văn hóa và tôn giáo của Campuchia.
Chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, bản đồ, quả địa cầu và sách tham khảo về lịch sử và địa lý.
- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).
Lịch sử và Địa lí là môn học bắt buộc, được dạy học từ lớp 6 đến lớp 9. Môn học gồm các nội dung giáo dục lịch sử, địa lí và một số chủ đề liên môn, đồng thời lồng ghép, tích hợp kiến thức ở mức độ đơn giản về kinh tế, văn hoá, khoa học, tôn giáo,...
Nguồn : Bộ giáo dục và đào tạoLớp 5 - Năm cuối cấp tiểu học, nhiều kỷ niệm với thầy cô, bạn bè sẽ trở thành hành trang quý báu. Hãy cố gắng hết mình trong học tập và chuẩn bị tốt cho những thử thách mới!
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK