Khởi động
Bác Hồ đã viết về tình hữu nghị giữa hai nước Việt Nam và Lào qua bốn câu thơ sau:
“Thương nhau mấy núi cũng trèo
Mấy sông cũng lội, mấy đèo cũng qua
Việt – Lào, hai nước chúng ta
Tình sâu hơn nước Hồng Hà, Cửu Long”
Hãy chia sẻ những hiểu biết của em về đất nước Lào.
- Vận dụng những kiến thức đã biết và tham khảo trên mạng
- Chỉ ra những hiểu biết của em về đất nước Lào
- Những hiểu biết của em về đất nước Lào là:
+ Là quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á, có chung đường biên giới với Việt Nam, tuy nhiên lại không giáp biển.
+ Có mối quan hệ khăng khít, gắn bó với Việt Nam. Việt Nam đã hỗ trợ và giúp đỡ Lào rất nhiều trong quá trình xây dựng đất nước.
Khám phá 1
Đọc thông tin và quan sát các hình 1, em hãy xác định vị trí địa lý của Lào trên lược đồ.
- Đọc kĩ phần 1. Vị trí địa lý (SGK trang 82)
- Chỉ ra được vị trí địa lý của Lào trên lược đồ.
- Qua thông tin đọc được và quan sát, em xác định được vị trí địa lý của Lào như sau:
+ Lào là quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á.
+ Lào tiếp giáp với các quốc gia: Trung Quốc, Mi-an-ma, Thái Lan, Cam-pu-chia, Việt Nam.
+ Lào không giáp biển.
Khám phá 2
Đọc thông tin và quan sát hình 1, em hãy nêu một số đặc điểm tự nhiên và dân cư của Lào.
- Đọc kĩ phần 2. Đặc điểm tự nhiên và dân cư (SGK trang 82)
- Chỉ ra được đặc điểm tự nhiên và dân cư của Lào.
- Đặc điểm tự nhiên:
+ Địa hình của Lào chủ yếu là núi và cao nguyên.
+ Khí hậu: nhiệt đới gió mùa.
+ Sông Mê Công là con sông lớn nhất chảy qua Lào, có nhiều loại khoáng sản như: vàng, đồng, bạc, đá vôi,...
- Dân cư:
+ Dân số của Lào vào năm 2021 khoảng 7,4 triệu người, phần lớn là dân tộc Lào sống chủ yếu ở đồng bằng, các dân tộc khác có số lượng ít chủ yếu sống ở đồi núi như: Khơ-me, Mông,…
Khám phá 3
Đọc thông tin và quan sát các hình từ 2 đến 4, em hãy:
- Kể tên một số công trình tiêu biểu của Lào.
- Mô tả một công trình mà em ấn tượng nhất.
- Đọc kĩ phần 3. Một số công trình tiêu biểu (SGK trang 84)
- Chỉ ra được một số công trình tiêu biểu của Lào
- Một số công trình tiêu biểu của Lào
+ Cánh đồng Chum.
+ Luông-pha-băng.
+ Thạt Luổng.
+ …
- Công trình mà em ấn tượng nhất là: Cánh đồng Chum:
+ Là di tích khảo cổ trên cao nguyên Xiêng Khoảng.
+ Có khoảng 2000 chiếc chum lớn, nhỏ nằm rải rác như một bàn cờ tại đây.
+ Các chum đều được tạo ra từ những khối đá cổ, miệng chum có hình dạng khác nhau.
+ Một số cao nguyên của Lào: cao nguyên Hủa Phan, cao nguyên Xiêng Khoảng, cao nguyên Tà Ôi,…
Luyện tập 1
Quan sát hình 1, em hãy kể tên và xác định trên lược đồ một số cao nguyên, sông của Lào
- Đọc kĩ phần 1. Vị trí địa lý (SGK trang 82)
- Chỉ ra một số cao nguyên, sông của Lào
- Một số sông của Lào: sông Nậm U, sông Mê Công, sông Nậm Thơn,…
Luyện tập 2
Hoàn thành bảng (theo gợi ý dưới đây vào vở) về một số công trình tiêu biểu của Lào.
- Đọc kĩ phần 3. Một số công trình tiêu biểu (SGK trang 84)
- Chỉ ra một số công trình tiêu biểu của Lào.
Tên công trình |
Nét đặc sắc |
Cánh đồng Chum |
Là di tích khảo cổ học, lưu giữ khoảng 2000 chiếc chum. |
Cố đô Luông Pha-băng |
Là nơi lưu giữ 58 làng cổ với hệ thống cung điện, chùa, tháp,... |
Thạt Luổng |
Tháp có hình nậm rượu đặt trên hình hoa sen, đáy vuông, được dát vàng rực rỡ, xung quanh là những tháp nhỏ. |
Vận dụng
Giới thiệu với người thân về một công trình tiêu biểu của Lào mà em ấn tượng.
- Vận dụng những kiến thức em đã biết hoặc tham khảo trên mạng
- Chia sẻ cho mọi người về công trình tiêu biểu của Lào mà em ấn tượng.
- Chùa That Luang tọa lạc tại thủ đô Vientiane, là một trong những ngôi chùa quan trọng và linh thiêng nhất của đất nước Lào. Ngôi chùa được xây dựng vào thế kỷ 16, là nơi lưu giữ xá lợi của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni.
- That Luang có kiến trúc độc đáo với 3 tầng mái cong hình chóp, được dát vàng rực rỡ. Tổng thể ngôi chùa toát lên vẻ đẹp uy nghiêm, tráng lệ, thể hiện sự tôn kính đối với Phật giáo và tầm quan trọng của ngôi chùa trong đời sống tâm linh của người dân Lào.
Chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, bản đồ, quả địa cầu và sách tham khảo về lịch sử và địa lý.
- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).
Lịch sử và Địa lí là môn học bắt buộc, được dạy học từ lớp 6 đến lớp 9. Môn học gồm các nội dung giáo dục lịch sử, địa lí và một số chủ đề liên môn, đồng thời lồng ghép, tích hợp kiến thức ở mức độ đơn giản về kinh tế, văn hoá, khoa học, tôn giáo,...
Nguồn : Bộ giáo dục và đào tạoLớp 5 - Năm cuối cấp tiểu học, nhiều kỷ niệm với thầy cô, bạn bè sẽ trở thành hành trang quý báu. Hãy cố gắng hết mình trong học tập và chuẩn bị tốt cho những thử thách mới!
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK