Khởi động
Quan sát hình 1, em hãy cho biết đây là con vật đặc trưng của đất nước nào? Hãy chia sẻ những hiểu biết của em về đất nước đó.
- Vận dụng những kiến thức đã biết và tham khảo trên mạng
- Chỉ ra được những hiểu biết của em về con vật đó
- Qua quan sát em biết được đây là con gấu trúc, là loại động vật đặc trưng của đất nước Trung Quốc.
- Những hiểu biết của em về đất nước Trung Quốc là: Trung Quốc là một trong ba nước tiếp giáp với đất nước Việt Nam trên đất liền. Đây là nước có diện tích lục địa lớn thứ tư trên thế giới và là quốc gia có tổng diện tích lớn thứ 3 trên thế giới. Ở Trung Quốc có rất nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng như Vạn Lý Trường Thành, Tử Cấm Thành, lăng mộ Tần Thủy Hoàng, Phượng hoàng cổ trấn…
Khám phá 1
Đọc thông tin và quan sát hình 2, em hãy xác định vị trí địa lý của Trung Quốc trên lược đồ
- Đọc kĩ phần 1. Vị trí địa lý (SGK trang 76)
- Chỉ ra được vị trí địa lý của Trung Quốc trên lược đồ
- Qua thông tin đọc được và quan sát lược đồ, em xác định được vị trí địa lý của Trung Quốc trên lược đồ như sau:
+ Nằm ở giữa khu vực châu Á.
+ Phía Đông đất liền tiếp giáp với biển Thái Bình Dương.
+ Phía Bắc, Tây, Nam có đường biên giới tiếp giáp với nhiều nước như: Nê-Pan, Mông Cổ, Nga, Triều Tiên, Việt Nam…
Khám phá 2
Đọc thông tin và quan sát hình 3, em hãy nêu một số đặc điểm tự nhiên của Trung Quốc.
- Đọc kĩ phần 2. Đặc điểm tự nhiên (SGK trang 77)
- Chỉ ra một số đặc điểm tự nhiên của Trung Quốc.
- Điều kiện tự nhiên ở Trung Quốc rất đa dạng, có sự khác biệt giữa miền Đông và miền Tây.
* Miền Đông Trung Quốc:
+ Địa hình núi thấp và đồng bằng châu thổ.
+ Khí hậu thay đổi theo chiều bắc – nam từ ôn đới sang cận nhiệt.
+ Đất chủ yếu là phe-ra-lít và phù sa.
+ Có nhiều sông lớn.
* Miền Tây Trung Quốc:
+ Địa hình dãy núi cao và cao nguyên đồ sộ, xen lẫn bồn địa.
+ Khí hậu khắc nghiệt.
+ Đất cằn cỗi, chủ yếu là hoang mạc và bán hoang mạc.
+ Là nơi bắt nguồn của nhiều con sông chảy vào Đông Nam Á và miền Đông Trung Quốc.
Khám phá 3
Đọc thông tin, em hãy nêu một số đặc điểm dân của của Trung Quốc?
- Đọc kĩ phần 3. Dân cư (SGK trang 78)
- Chỉ ra được đặc điểm dân của của Trung Quốc
- Qua thông tin đọc được, em có thể nêu một số đặc điểm dân cư của Trung Quốc như sau:
+ Là một trong những nước đông dân nhất thế giới (năm 2021 có 1,4 tỉ người)
+ Có 56 dân tộc, 90% dân tộc Hán.
+ Dân cư phân bố không đồng đều, đông đúc ở miền Đông, thưa thớt ở miền Tây, nhiều nơi không có người ở.
Khám phá 4
Đọc thông tin và quan sát các hình từ 4 đến 6 em hãy:
- Kể tên một số công trình tiêu biểu ở Trung Quốc và mô tả một công trình mà em ấn tượng nhất.
- Kể lại một câu chuyện liên quan đến Vạn Lý Trường Thành hoặc Cổ cung Bắc Kinh.
- Đọc kĩ phần 4. Một số công trình tiêu biểu của Trung Quốc (SGK trang 79)
- Chỉ ra và miêu tả được một số công trình tiêu biểu
- Một số công trình tiêu biểu ở Trung Quốc là: Vạn Lý Trường Thành; Tử Cấm Thành; Lăng mộ Tần Thủy Hoàng; Phượng hoàng cổ trấn; …
- Em ấn tượng nhất với công trình Phượng Hoàng cổ trấn. Đó là thị trấn cổ với kiến trúc Điêu Cước lâu độc đáo của các dân tộc lâu đời sống bên sông Trường Giang. Ở đây cảnh rất đẹp, rất yên bình, có núi, có sông, có sự cổ kính và bình yên…
- Cách Bắc Kinh 60 km về phía bắc, một đoạn Trường Thành được đặt tên là Huang Hua Cheng (tạm dịch “Hoàng Hoa Đài”, tức pháo đài hoa vàng) do vào mùa hè, toàn bộ khu vực phủ kín bởi hoa màu vàng. Hoàng Hoa Đài bắt đầu được xây dựng vào năm 1575 vào thời nhà Minh và do tướng Cai Kai phụ trách. Trương truyền, họ mất nhiều năm để hoàn tất đoạn Trường Thành này. Khi tướng Cai Kai về kinh thành báo cáo với hoàng đế, một số vị đại thần ghen ăn tức ở đã tâu với hoàng đế rằng tướng Cai Kai tiêu tốn quá nhiều tiền và chất lượng của đoạn thành rất tệ. Hoàng đế tức giận tới mức ra lệnh xử tử tướng Cai ngay lập tức.
Một thời gian sau, hoàng đế cử một người tin cẩn tới kiểm tra đoạn thành tướng Cai đã xây. Người đó trở về báo rằng đoạn Hoàng Hoa Đài rất vững chắc và được xây dựng công phu. Hối hận vì đã quá nóng vội gây ra cái chết của tướng Cai, hoàng đế cử người xây dựng lăng mộ và tượng đài để tưởng nhớ vị tướng trung thành. Hoàng đế cũng viết hai chữ "Jin Tang” (tạm dịch “Kim Đường” - nghĩa là vững chắc và bền bỉ) và lệnh cho người khắc lên một tảng đá lớn phía dưới chân thành. Do đó đoạn thành này còn được gọi là Kim Thành.
Luyện tập 1
So sánh đặc điểm địa hình và khí hậu của miền Đông với miền Tây Trung Quốc bằng cách hoàn thành bảng theo gợi ý dưới đây vào vở:
- Đọc kĩ phần 2. Đặc điểm tự nhiên (SGK trang 77)
- Chỉ ra được đặc điểm địa hình, khí hậu của miền Đông, miền Tây Trung Quốc
Đặc điểm |
Miền Đông |
Miền Tây |
Địa hình |
Núi thấp và đồng bằng châu thổ |
Núi cao, sơn nguyên đồ sộ xen lẫn bồn địa |
Khí hậu |
Ôn đới sang cận nhiệt (Bắc – Nam) |
Khắc nghiệt, mưa ít |
Luyện tập 2
Giới thiệu một công trình kiến trúc tiêu biểu của Trung Quốc (theo gợi ý dưới đây):
- Tên công trình
- Thời gian xây dựng
- Địa điểm
- Điểm nổi bật của công trình.
- Đọc kĩ phần 4. Một số công trình tiêu biểu của Trung Quốc (SGK trang 79)
- Chỉ ra được một số công trình kiến trúc tiêu biểu của Trung Quốc
Gợi ý |
Thông tin công trình kiến trúc |
Tên công trình |
Vạn Lý Trường Thành |
Thời gian xây dựng |
Từ thế kỉ V TCN đến thế kỉ XVI. |
Địa điểm |
Hoài Nhu, Trung Quốc |
Điểm nổi bật của công trình |
Dãy tường thành có tuổi đời hơn 2.500 năm, được UNESCO công nhận là Di sản thế giới. Công trình có chiều dài lên đến 21.196,18 km, đi qua 9 tỉnh và thành phố |
Vận dụng
Tìm hiểu qua sách, báo và internet, hãy kể tên một số công trình nổi tiếng khác của Trung Quốc.
- Vận dụng những kiến thức em đã biết hoặc tham khảo trên mạng
- Chia sẻ cho mọi người về các công trình nổi tiếng khác mà em biết
- Tên một số công trình nổi tiếng khác của Trung Quốc: Tử Cấm Thành; Đội quân đất nung; Cung điện Potala; Summer Place; Động Mogao; Ba địa điểm Nho giáo; …
=> Tất cả đều là Di sản Thế giới của UNESCO.
Chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, bản đồ, quả địa cầu và sách tham khảo về lịch sử và địa lý.
- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).
Lịch sử và Địa lí là môn học bắt buộc, được dạy học từ lớp 6 đến lớp 9. Môn học gồm các nội dung giáo dục lịch sử, địa lí và một số chủ đề liên môn, đồng thời lồng ghép, tích hợp kiến thức ở mức độ đơn giản về kinh tế, văn hoá, khoa học, tôn giáo,...
Nguồn : Bộ giáo dục và đào tạoLớp 5 - Năm cuối cấp tiểu học, nhiều kỷ niệm với thầy cô, bạn bè sẽ trở thành hành trang quý báu. Hãy cố gắng hết mình trong học tập và chuẩn bị tốt cho những thử thách mới!
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK