Trang chủ Ngữ văn Lớp 9 Viết bài văn nghị luận xã hội là một học sing em nên ứng xử thế nào khi bị điểm...
Câu hỏi :

Viết bài văn nghị luận xã hội là một học sing em nên ứng xử thế nào khi bị điểm kém hoặc không đạt kết quả mong muốn

Lời giải 1 :

Không ai phủ nhận vai trò của điểm số trong việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh. Đó là cách thức được áp dụng trên toàn thế giới trong tất cả các cấp học. Cũng giống như muốn đo được giá trị của hàng hóa thì phải sử dụng đến tiền bạc. Thay vì dùng hai mớ rau để đổi lấy một cân thóc, người ta quy ra tiền và dùng tiền làm vật trung gian. Điểm số cũng có chức năng trung gian như thế để đánh giá giá trị của một quá trình hay một sản phẩm học tập.

Khi so sánh giá trị của một sản phẩm thường căn cứ tiền mặt thì khi so sánh năng lực, trí tuệ của một người có thể căn cứ điểm số. Vì thế, điểm số là cách thuận lợi nhất cho việc quản lý hành chính.

Nếu như bài kiểm tra này em nhận được điểm kém, học sinh ai là người không biết buồn? Nhưng nếu bài kiểm tra này chỉ có điểm mà không có nhận xét phê bình hay động viên thì điểm số cũng mất đi một phần ý nghĩa. Vì vậy có thể nói, điểm số rất quan trọng nhưng học không phải để lấy điểm số. Và không có điểm số không có nghĩa học sinh không cố gắng học tập.Từ điểm số, người ta chia ra các cấp độ giỏi, khá, trung bình, yếu, kém. Học sinh năm được vị trí, năng lực của mình ở đâu để phấn đấu. Cha mẹ nằm được tình hình học tập trên lớp của con em, thầy cô đánh giá đúng thực chất khả năng của học sinh mình, nhà tuyển dụng có thể từ đó mà biết cách sử dụng nhân sự sao cho phù hợp.Thậm chí, với nhiều người, điểm số còn quyết định sự thành bại của một con người trong những bước ngoặt quan trọng. Chỉ hơn nhau 0,25 điểm thì đã có người đỗ đại học, có người trượt. Vì điểm thi quan trọng như vậy nên mỗi học sinh càng cố gắng, nỗ lực để đạt được nó, tạo ra sự ganh đua, quyết liệt, sôi nổi trong học tập.

Tuy nhiên, trong năm học 2015 - 2016 này, các trường tiểu học trên cả nước tiếp tục thực hiện kiểm tra đánh giá bằng nhận xét và bỏ chấm điểm thường xuyên. Trên trang vở sạch đẹp của mỗi học sinh không còn thấy những điểm 10 đỏ thắm, không còn những điểm 10 dành tặng thầy cô giáo hay những điểm tốt khoe với ông bà, cha mẹ nữa.

Thay vì ra sức phản đối, chúng ta nên suy nghĩ lại về vai trò thực sự của điểm số đối với quá trình học tập. Những con số có quyết định chất lượng của sản phẩm? Những bài hát triệu views, những ca sĩ triệu likes có đồng nghĩa giá trị nghệ thuật và tài năng của họ?Trong những cuộc thi truyền hình, các thí sinh ra sức kêu gọi để được bình chọn nhiều hơn, những M điểm số 9, 10 cho những tiết mục không thực sự xuất sắc chỉ để làm hài lòng nhau. Cuối cùng, chúng ta nhận được gì qua những con số đó?

Gần đây có câu chuyện hơn 300 sinh viên bị giữ bằng lại vì nghi án mua điểm. Hành động gian lận trên thật sự ngu ngốc khi đặt cạnh con số 225.000 cử nhân thạc sĩ thất nghiệp. Họ mua điểm để D làm gì khi có những sinh viên thủ khoa giấu bằng cử nhân đi để làm công nhân?Vì vậy hỡi những bậc cha mẹ toàn tâm đừng ép con em mình phải có thành tựu ngay từ khi rất nhỏ, những thầy cô hết lòng với con trẻ đứng bắt các em phái giỏi như mình, tư duy nhanh như mình. Hãy nhìn những giọt nước mắt của các em nhỏ trong các cuộc thi truyền hình khi bị loại, tâm hồn trẻ thơ bị tổn thương chỉ vì sự hơn thua của người lớn.

Nếu ai từng đọc câu chuyện Tô tô chan - cô bé ngồi bên cửa số không thể không nhớ thông điệp giáo dục của thầy hiệu trưởng: "Hãy để các em phát triển tự nhiên. Đừng cản trở khát vọng của các em. Ước mơ của các em lớn hơn mơ ước của các thầy cô nữa". Thầy hiệu trưởng Kobayashi tôn trọng học sinh của mình, luôn để chúng tự do phát huy cá tính, N khả năng bẩm sinh. Ở Tomoe không có thời khoá biểu nhất định, học sinh thích học môn gì nhất thì cử tự học môn đó trước và những môn không thích thì học sau cùng. Các thầy cô chỉ làm nhiệm vụ hướng dẫn các em khi cần và cho bài tập. Và nếu việc học của Tô tô chan được đánh giá bằng điểm số ở một N ngôi trường khác, rất có thể em không tốt nghiệp nổi lớp một.

Điểm số thực sự không phải tất cả nhưng không có nghĩa bạn không cần phải học gì cả. Học không chỉ là tiếp thu kiến thức mà quan trọng hơn là rèn luyện kỹ năng, phẩm chất thái độ. Học không chỉ để biết mà còn để làm, để cùng chung sống, để khẳng định mình. Vì vậy hãy học những điều thiếtthực và học phải vận dụng được vào trong thực tiễn cuộc sống.

Bản thân cha mẹ thay vì hàng ngày hỏi con những câu như hôm nay được mấy điểm, hãy hỏi con hôm nay làm được gì, ở trường có gì vui không?

Các cơ sở giáo dục cần thay đổi cách kiểm tra đánh giá, thi cử không chỉ kiểm tra kiến thức, mà còn kiểm tra cả năng lực phẩm chất hay coi trọng sản phẩm ứng dụng học sinh tạo ra hơn là con số trên giấy. Đơn vị tuyển dụng phải luôn đề cao kỹ năng kinh nghiệm lên trên bất cứ loại bằng cấp điểm số nào. Có vậy, chúng ta mới giải được bài toán mà cả xã hội đang loay hoay.

Bản thân mỗi người hãy ghi dấu tên tuổi của mình vào cuộc đời bằng những hành động nhỏ bé thay vì cố gắng ghi tên vào một tấm bằng có dấu đó. Mong rằng tất cả chúng ta đều thấm thía thông điệp trong bài thơ Tấm bằng của Hoàng Ngọc Quý:

Lời giải 2 :

Trả lời:

Trong quá trình học tập, chúng ta sẽ không phải lúc nào chúng ta cũng đạt được những kết quả như mong muốn. Có những lúc, điểm số không như ý khiến chúng ta thất vọng và cảm thấy buồn bã. Tuy nhiên, điều quan trọng là cách chúng ta ứng xử và đối mặt với những kết quả không tốt đó như thế nào. Là một học sinh, em nên học cách đối diện với điểm kém một cách tích cực và xây dựng mục tiêu cụ thể rõ ràng để vượt qua nó và đạt kết quả tốt hơn.

Trước hết, khi nhận được điểm kém, học sinh cần bình tĩnh và nhìn nhận kết quả một cách khách quan. Không né tránh, đổ lỗi cho hoàn cảnh hay người khác. Thay vào đó, em nên nhìn nhận vấn đề một cách khách quan, xác định rõ nguyên nhân dẫn đến kết quả không mong muốn. Xem xét lại quá trình học tập của mình, từ phương pháp học, thời gian dành cho việc học đến cách ôn tập và làm bài kiểm tra. Em nên ghi nhận những điểm mình đã làm tốt và chưa tốt. Từ những sai lầm đã mắc phải, em cần rút ra bài học để không lặp lại trong tương lai. Điều quan trọng là phải có thái độ cầu tiến, sẵn sàng thay đổi và cải thiện bản thân.

Mỗi lần thất bại là một bài học quý giá, nhưng tự trách mình quá mức sẽ chỉ khiến chúng ta thêm chán nản và mất đi động lực. Hãy nhớ rằng, không ai hoàn hảo và ai cũng có thể mắc sai lầm. Điều quan trọng là chúng ta biết rút ra bài học từ những sai lầm đó. Có thể rằng, một lần thất bại sẽ giúp chúng ta nhận ra điểm yếu của mình và từ đó cố gắng khắc phục. Sau khi rút ra bài học, em nên lập một kế hoạch học tập mới, chi tiết và cụ thể hơn. Điều này giúp em có định hướng rõ ràng và dễ dàng theo dõi tiến trình học tập. Mục tiêu phải vừa tầm, không quá cao cũng không quá thấp, để em có động lực phấn đấu nhưng không bị áp lực quá mức.

Khi gặp khó khăn, đừng ngần ngại tìm kiếm sự giúp đỡ từ thầy cô, bạn bè hoặc gia đình. Thầy cô có thể cung cấp cho chúng ta những gợi ý, phương pháp học tập hiệu quả hơn. Bạn bè có thể cùng chúng ta ôn tập và giải đáp những thắc mắc. Gia đình sẽ luôn là chỗ dựa tinh thần vững chắc, động viên và khích lệ chúng ta tiếp tục cố gắng.

Bên cạnh đó, giữ vững tinh thần lạc quan và kiên trì là yếu tố quan trọng giúp chúng ta vượt qua những thất bại. Điểm kém chỉ là tạm thời và hoàn toàn có thể cải thiện được nếu chúng ta cố gắng và nỗ lực. Hãy luôn tự động viên bản thân, tin tưởng vào khả năng của mình và không bỏ cuộc trước những khó khăn. Sự kiên trì và lòng quyết tâm sẽ giúp chúng ta đạt được những kết quả tốt hơn trong tương lai.

Qua đó, khi bị điểm kém hoặc không đạt kết quả mong muốn, chúng ta cần chấp nhận thực tế, phân tích nguyên nhân, lập kế hoạch cải thiện, giữ vững tinh thần lạc quan và tự thưởng cho bản thân. Chính cách ứng xử tích cực này sẽ giúp chúng ta không chỉ vượt qua những thất bại mà còn trở nên mạnh mẽ và tự tin hơn trong cuộc sống.

Bạn có biết?

Ngữ văn là môn khoa học nghiên cứu ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại. Đây là môn học giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn về ngôn ngữ, văn hóa và tư tưởng. Việc đọc và viết trong môn Ngữ văn không chỉ là kỹ năng, mà còn là nghệ thuật. Hãy để ngôn từ của bạn bay cao và khám phá thế giới văn chương!

Nguồn :

TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự lớp 9

Lớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, chúng ta sắp phải bước vào một kỳ thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô. Áp lực từ kỳ vọng của phụ huynh và tương lai lên cấp 3 thật là lớn, nhưng hãy tin vào bản thân và giữ vững sự tự tin!

Nguồn :

sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK